Chargeable Weight Là Gì? Cách Tính Chargeable Weight

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 19/07/2024 9 phút đọc

Chargeable Weight là gì? Cách tính Chargeable Weight như thế nào?, đây là kiến thức nhiều bạn làm nghề xuất nhập khẩu biết đến nhưng chưa biết cách tính. Vì vậy, để giúp các bạn hiểu rõ về Chargeable Weight, chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể khái niệm Chargeable Weight và cách tính Chargeable Weight trong bài viết dưới đây.

>>>> Xem thêm: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

1. Chargeable Weight Là Gì?

Hiện nay vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không ngày càng phổ biến bởi sự nhanh chóng và tiện lợi. Nếu doanh nghiệp xuất nhập khẩu muốn vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không cần dự trù trước mức phí vận chuyển. Bởi trong các loại hình vận chuyển thì vận tải hàng không luôn có mức chi phí cao nhất.

Chargeable weight là khái niệm được sử dụng để nói đến trọng lượng để tính cước trong vận chuyển đường hàng không. Hiểu một cách đơn giản thì chargeable weight chính là trọng lượng tính cước.

Chargeable Weight (Trọng lượng tính cước) là trọng lượng LỚN HƠN trong sự so sánh giữa Gross weight và Volume Weight - Đơn vị tính thường là Kg

Gross Weight (Trọng lượng thực tế): Là trọng lượng cân nặng thực tế bao gồm cả hàng hóa lẫn trọng lượng của bao bì - Đơn vị tính thường là Kg.

Volume Weight (Trọng lượng thể tích): Là trọng lượng tính theo thể tích, quy đổi từ kích thước của kiện hàng - Đơn vị tính thường là Kg.
G.W thường để khai trên Tờ khai Hải quan vì Hải quan chỉ quan tâm đến G.W, còn C.W để hãng hàng không tính cước hàng air. Hãng hàng không sẽ so sánh giữa G.W và V.W của lô hàng, xem cái nào lớn hơn sẽ lấy cái đó để tính cước – gọi là Chargeable weight.

cách tính Chargeable weight

2. Quy định về cách tính chargeable weight

Hàng Air có 2 loại Weight (trọng lượng): Gross weight (GW) & Chargeable weight(CW)

Theo quy ước quốc tế, ta có công thức tính Volume weight đối với hàng AIR như sau:

= Số lượng kiện * Kích thước kiện (Dài x Rộng x Cao) (cm) /6000

- Ví dụ: Lô hàng gồm 10 thùng cartons, kích thước mỗi carton là 50x50x40cm. Tổng trọng lượng của nguyên lô hàng là 110kgs.

⇒ Volume weight (trọng lượng thể tích) của lô hàng = 60x60x40cm x 10 ctns /6000 = 166,6kg

So sánh Volume weight và trọng lượng thực tế của lô hàng, giá trị nào lớn hơn để biết được Chargeable weight.

⇒ Trong tình huống này Chargeable Weight (trọng lượng tính cước) của lô hàng này là 240kg.

Vậy sẽ chọn mức 240kg x giá cước vận chuyển Air để tính được số tiền cước phải trả cho hãng hàng không.

3. Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Air

Bước 1: Thực hiện khai báo thông tin hàng vào kho thông qua hệ thống điện tử trên website chính hai kho hàng sân bay lớn là SCSC và TCS tại hai địa chỉ https://ecargo.scsc.vn/Export/VCTOrder/Create hoặc https://www.tcs.com.vn/huong-dan/dang-ky-hang-hoa-vao-kho-tcs

Bước 2: Thực hiện cân hàng và điền vào HDGH đầy đủ số lượng, Gross Weight /Chargeable Weight (cài này chắc bạn biết tính rồi chứ gì) —> đưa cho đại diện TCS (mấy bác chạy xe nâng hàng ấy) ký vào. Bác đó sẽ lấy đi liên màu Vàng và photo Booking.

Bước 3: Lấy liên màu Trắng + photo Booking đi đánh MAWB /HAWB.

Bước 4: Lấy liên màu Xanh đi kiểm hóa Hải quan (nếu hàng kiểm hóa)

Bước 5: Sau khi kiểm hóa xong và có MAWB/HAWB thì lấy đi thanh lý thủ tục hải quan hoặc đi làm thanh lý với hải quan nếu hàng không bị luồng đỏ

Bước 6: Sau khi thanh lý HQ đưa qua bộ phận soi hàng làm thủ tục soi hàng. Hàng sau khi soi xong là xong.

Bước 7: Gửi kèm chứng từ theo máy bay (giao cho Hãng HK), thường là Invoice, Packng List, HAWB.

Bước 8: Liên màu hồng đem về nhà lưu hồ sơ, cùng với MAWB bản dành cho Shipper.

Trên đây là quy trình chung khi sử dụng dịch vụ logistics, tùy vào mỗi mặt hàng và tùy từng trường hợp khác nhau sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.

Mong rằng bài viết này của Kiến thức xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn hiểu hơn về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ hải quan và cần tư vấn về khóa học xuất nhập khẩu, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Xem thêm các bài viết:

Kích Thước Các Loại Container Trong Vận Tải Quốc Tế

Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển

Phí THC (Terminal Handling Charge) Là Gì?

CO Form D Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về C/O Form D

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK dminkienthuc
Bài viết trước Quy Trình Kiểm Tra Sau Thông Quan - Những Lưu Ý Cần Biết

Quy Trình Kiểm Tra Sau Thông Quan - Những Lưu Ý Cần Biết

Bài viết tiếp theo

Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?

Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo