Quy Trình Kiểm Tra Sau Thông Quan - Những Lưu Ý Cần Biết

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 19/07/2024 19 phút đọc

Quy trình kiểm tra sau thông quan như thế nào là vấn đề nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu quan tâm, bởi hàng hóa mặc dù đã được thông quan nhưng vẫn có thể bị kiểm tra sau thông quan bất cứ lúc nào.

Để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về kiểm tra sau thông quan là gì, quy trình kiểm tra sau thông quan, các tình huống xảy ra khi kiểm tra sau thông quan, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết này.

>>>>> Xem thêm: Chargeable Weight Là Gì? Cách Tính Chargeable Weight

1. Kiểm Tra Sau Thông Quan Là Gì?

Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) là quá trình nhân viên Hải quan kiểm tra tính trung thực hợp lý và độ tin cậy của các thông tin chủ hàng đã khai báo với hải quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ bộ phận xuất nhập khẩu (hải quan), chứng từ bộ phận kế toán, chứng từ thanh toán ngân hàng của các lô hàng đã thông quan, kiểm tra hàng hóa nếu còn điều kiện (chưa tiêu thụ hết).

Vai Trò Của Kiểm Tra Sau Thông Quan

Kiểm tra sau thông quan có vai trò như thế nào đối với hoạt động xuất nhập khẩu và sự quản lý của nhà nước về thông quan hàng hóa?

Kiểm tra việc chấp hành Luật hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng như các quy định khác về xuất nhập khẩu, từ đó mà phát hiện, ngăn chặn tình trạng gian lận trốn thuế và/hoặc vi phạm Luật Hải quan, vi phạm chính sách mặt hàng.

Hiện nay về chủ trương, hải quan đang đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thông quan nhanh giải phóng hàng sớm.

Tuy nhiên, làm nhanh thì dễ bỏ sót, nên họ cũng siết lại khâu hậu kiểm. Nghĩa là, khi hàng về cảng, có thể làm thủ tục nhanh chóng, chỉ cần dựa trên bộ chứng từ chụp, chủ yếu gồm: Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Vận đơn hãng tàu (B/L), Chứng nhận xuất xứ bản gốc (C/O, nếu có),…

Trong quá trình làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan có thể có nghi ngờ một vài nội dung nào đó trên tờ khai, nhưng chưa đủ cơ sở để bác bỏ về trị giá khai báo. Hải quan sẽ thông báo cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn:

+ Có thể làm tham vấn giá ngay

+ Không tham vấn giá, mà để kiểm tra sau.

Thông thường thì chủ hàng thích chọn cách thứ 2 để giải phóng hàng cho nhanh, tránh lưu kho lưu bãi. Vì vậy, việc hải quan kiểm tra lại hồ sơ lô hàng đó coi như đã biết ngay lúc đang làm thủ tục nhập khẩu.

Nhưng cũng nhiều trường hợp, phải đến sau khi thông quan, phòng nghiệp vụ của hải quan mới có thời gian để kiểm tra lại kỹ hồ sơ, và phát hiện ra điểm này điểm kia nghi ngờ và cần làm rõ. Chủ yếu là vấn đề giá trị hàng khai báo trên tờ khai.

Trong những trường nêu trên, cơ quan hải quan sẽ đưa ra quyết định kiểm tra lại bộ hồ sơ sau khi hàng đã thông quan.

Như vậy, kiểm tra sau thông quan nhằm đảm bảo số liệu trên tờ khai là hợp lý, hợp lệ, và chủ hàng không khai man để trốn thuế.

quy trình kiểm tra sau thông quan

2. Quy Trình Kiểm Tra Sau Thông Quan

Quy Trình Kiểm Tra Sau Thông Quan Gồm 8 Bước:

Bước 1: Thu thập, phân tích, nhận định thông tin.

Thu thập thông tin là hoạt động nghiệp vụ thường xuyên của công chức hoặc nhóm công chức thực hiện trong quy trình kiểm tra sau thông quan. Nguồn thông tin thường được thu thập từ hệ thống cơ sở dữ liệu hải quan hoặc thu thập thông tin bằng văn bản từ người khai hải quan.

Khi này người thu thập thông tin sẽ ưu tiên các nguồn dữ liệu trên các hệ thống trên các cơ sở dữ liệu và hoạt động nghiệp vụ của ngành hải quan. Nếu kết quả thu thập thông tin từ cơ quan hải quan có dấu hiệu rủi ro nhưng chưa đầy đủ, rõ ràng thì sẽ tiến hành thu thập thêm thông tin từ người khai hải quan.

Trên cơ sở các nguồn thông tin, nội dung thông tin thu thập được, công chức/nhóm công chức thực hiện phân loại hồ sơ, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các các mức độ rủi ro khác nhau.

Đối với trường hợp được phân loại có mức độ rủi ro cao, công chức/nhóm công chức thực hiện tra cứu, rà soát thông tin, dữ liệu trong hệ thống thông tin quản lý tờ khai hải quan (đã được thông quan trong thời hạn 5 năm) từ đó thực hiện lựa chọn đề xuất kiểm tra.

Bước 2: Đề xuất kiểm tra theo dấu hiệu, rủi ro

Sau khi thực hiện phân tích thông tin, nhóm công chức sẽ tiến hành lựa chọn đối tượng kiểm tra. Lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan tại trụ sở chi cục Hải quan và trụ sở chi cục Kiểm tra sau thông quan.

Đối với kiểm tra tại chi cục Hải quan, những trường hợp thường được lựa chọn kiểm như: hàng hóa luồng xanh chưa được kiểm tra thực tế trước đó, trường hợp có dấu hiệu vi phạm, có rủi ro thuế.

Bước 3: Người có thẩm quyền quyết định

Người có thẩm quyền ký ban hành Quyết định kiểm tra theo quy định tại Điều 144 Thông tư 39/2018/TT-BTC xem xét đề xuất của công chức/nhóm công chức về dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro, kế hoạch được giao để phê duyệt nội dung đề xuất và ký ban hành Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan/trụ sở người khai hải quan theo mẫu số 01/2015-KTSTQ (Đoàn kiểm tra/nhóm kiểm tra phải có ít nhất 2 người).

Quyết định kiểm tra phải có số, ký hiệu, phải được đơn vị mở sổ theo dõi từ khi phát hành đến khi cập nhật xong kết quả xử lý vụ việc.

Bước 4: Thực hiện kiểm tra

Căn cứ Quyết định kiểm tra đã được ký, Trưởng đoàn kiểm tra họp đoàn kiểm tra phân công việc chuẩn bị, lập kế hoạch kiểm tra chi tiết:
Phạm vi kiểm tra; nội dung kiểm tra; thời gian kiểm tra; dự kiến những công việc phải làm; phân công nhiệm vụ cho các thành viên của đoàn kiểm tra; dự kiến các tình huống và biện pháp xử lý tình huống; thông tin liên lạc; kế hoạch hậu cần,...) để tổ chức, thực hiện cuộc kiểm tra.

Công Bố Quyết Định Kiểm Tra

Nội dung công bố gồm: trách nhiệm, quyền hạn của trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra, quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan theo quy định pháp luật;

Yêu cầu người khai hải quan kiểm tra lại nội dung của Quyết định trước khi tiếp nhận Quyết định kiểm tra;
Những công việc người khai hải quan phải làm và những gì phải cung cấp; bản quyết định được trao cho người có thẩm quyền đại diện cho người khai hải quan

Ký Biên Bản Công Bố Quyết Định Kiểm Tra

Việc công bố quyết định kiểm tra được lập thành Biên bản công bố Quyết định kiểm tra theo mẫu số 09/2015-KTSTQ tại phiên/ngày làm việc đầu tiên tại trụ sở người khai hải quan.

Người công bố quyết định kiểm tra và người đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan cùng ký vào Biên bản công bố (người khai hải quan đồng thời đóng dấu trên Biên bản công bố).

Tiến Hành Kiểm Tra

Có 2 hình thức kiểm tra sau thông quan là tại Trụ sở cơ quan Hải quan và tại Trụ sở doanh nghiệp. Việc lựa chọn hình thức kiểm tra phụ thuộc vào Cơ quan Hải quan quyết định.

+ Tại Trụ sở cơ quan Hải quan:

Thời gian kiểm tra kéo dài tối đa 5 ngày. Nhóm kiểm tra sẽ làm rõ nội dung kiểm tra, các dấu hiệu nghi vấn, yêu cầu người khai hải quan giải trình, làm rõ và cung cấp chứng từ, tài liệu chứng minh.

Khi người khai hải quan có ý kiến giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra thì giải trình bằng văn bản, hồ sơ, tài liệu (được người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp ký, đóng dấu), kèm dữ liệu điện tử (nếu có) chứng minh nội dung giải trình.

+ Tại Trụ sở doanh nghiệp:

Thời gian kiểm tra kéo dài tối đa 10 ngày. Việc kiểm tra, lập biên bản, ký biên bản, các hồ sơ tài liệu cần thiết người khai hải quan phải cung cấp, xuất trình được thực hiện theo kế hoạch kiểm tra và chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn kiểm tra.

Trong thời gian thực hiện quyết định kiểm tra, nếu phát hiện các tình tiết mới cần phải xác minh thì Trưởng đoàn thực hiện việc xác minh hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ký văn bản, triển khai thực hiện kiểm tra phân công người khác xác minh theo đề nghị của Trưởng đoàn kiểm tra.

Bước 5: Báo cáo kết quả kiểm tra

Nội dung công bố gồm: trách nhiệm, quyền hạn của trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra, quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan theo quy định pháp luật;

Yêu cầu người khai hải quan kiểm tra lại nội dung của Quyết định trước khi tiếp nhận Quyết định kiểm tra;

Những công việc người khai hải quan phải làm và những gì phải cung cấp; bản quyết định được trao cho người có thẩm quyền đại diện cho người khai hải quan

Bước 6: Kết luận kiểm tra

Dự thảo kết luận kiểm tra: Kết thúc kiểm tra, người có thẩm quyền kết luận kiểm tra có trách nhiệm chỉ đạo Đoàn kiểm tra lập dự thảo Bản kết luận kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan

Bước 7: Quyết định xử lý kết quả kiểm tra

Sau khi có kết quả sau kiểm tra, bộ phận chức năng sẽ thực hiện xử lý các công việc liên quan đến kết quả kiểm tra như quyết định ấn định thuế, Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp có vi phạm, giải quyết kiểu nại, tham gia giải quyết tố tụng hình sự.

Bước 8: Cập nhật phản hồi hệ thống và lưu trữ

Trên đây là chi tiết các bước thực hiện quy trình kiểm tra sau thông quan. Trong quy trình này đa phần được thực hiện bởi các cơ quan chức năng của Cục Hải quan.

Vì vậy, về phía doanh nghiệp không cần phải quá lo lắng khi nhận quyết định kiểm tra sau thông quan, chỉ cần chuẩn bị đủ hồ sơ cần thiết và hợp tác thực hiện với nhóm kiểm tra.

Mong rằng bài viết này của Kiến thức xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn hiểu hơn về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ hải quan và cần tư vấn về khóa học xuất nhập khẩu, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Xem thêm các bài viết:

Kích Thước Các Loại Container Trong Vận Tải Quốc Tế

Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển

Phí THC (Terminal Handling Charge) Là Gì?

Từ khóa liên quan: kiểm tra sau thông quan, ví dụ về kiểm tra sau thông quan, kiểm tra sau thông quan là gì, quy trình kiểm tra sau thông quan, thời hạn kiểm tra sau thông quan, vai trò của kiểm tra sau thông quan, đối tượng kiểm tra sau thông quan, tình huống kiểm tra sau thông quan.

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK dminkienthuc
Bài viết trước Thanh Toán TTR Là Gì? Quy Trình Thanh Toán TTR

Thanh Toán TTR Là Gì? Quy Trình Thanh Toán TTR

Bài viết tiếp theo

D/P (Documents Against Payment) Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết

D/P (Documents Against Payment) Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo