ISF Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Hướng Dẫn Khai ISF Chi Tiết

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 20/07/2022 8 phút đọc

ISF là gì trong xuất nhập khẩu, cách khai ISF là gì? đây là vấn đề các nhà xuất khẩu khi xuất hàng sang Hoa Kỳ cần phải tìm hiểu trước. Hoa Kỳ được coi là thị trường nhập khẩu khó tính, với những quy định nghiêm ngặt, trong đó có vấn đề khai ISF. Cụ thể vấn đề này như thế nào, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết ở bài viết dưới đây.

>>>>>Xem thêm: Học xuất nhập khẩu ở đâu Hà Nội, TPHCM

1. ISF là gì?

Ngoài AMS, từ tháng 1 năm 2010, tất cả các hàng hóa vào Hoa Kỳ bắt buộc phải hoàn thành Importer Security Filing (ISF) – thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu do Hải quan Hoa Kỳ và Cơ quan bảo vệ biên giới Hoa Kỳ yêu cầu.

ISF chính là nỗ lực của chính phủ Hoa Kỳ để ngăn chặn hoạt động buôn lậu, đảm bảo an toàn hàng hóa và an ninh.

Hiện nay, Mỹ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt là trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thương mại về các mặt hàng thời vụ mùa dịch như khẩu trang , găng tay y tế….

Vì vậy, khi xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý tới vấn đề khai ISF.

2. Cách Khai Báo ISF Cho Hàng Đi Mỹ

isf form

Để file ISF, bạn cần có 10 thông tin từ nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp và 2 thông tin từ hãng vận chuyển, vì vậy ISF còn có tên gọi khác là 10+2, ý nghĩa của cái tên này chính là các thông tin cần khai báo trong ISF, bao gồm:

Từ nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp:

Tên và địa chỉ của nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp)

Tên và địa chỉ của người bán (hoặc chủ sở hữu) – Real Shipper

Tên và địa chỉ của người mua (hoặc chủ sở hữu) – Real Consignee

Tên và địa chỉ người giao hàng

Nơi đóng hàng vào container

Tên và địa chỉ của người gom hàng

Số hồ sơ Đơn vị nhập khẩu

Số người nhận hàng

Nước xuất hàng

Biểu thuế quan hài hòa hàng hóa cho từng sản phẩm của lô hàng

Từ hãng tàu:

Kế hoạch xếp hàng lên tàu

Thông báo trạng thái container

Ngoài ra, người khai ISF sẽ cần số vận đơn để liên kết việc khai ISF với việc khai AMS (manifest) phù hợp.

Số MBL và SCAC CODE (số vận đơn hãng tàu phát hành)

Số AMS HBL và SCAC CODE (số vận đơn mà trên vận đơn đó có thông tin của actual shipper + actual Cnee)

2. Mẫu khai ISF

Mức phí Khai ISF

Chi phí cho khai ISF cũng tương tự AMS, khoảng từ 25$/Bill of Lading do nhà nhập khẩu thực hiện

Nếu chậm kê khai ISF hoặc kê khai không đầy đủ, nhà nhập khẩu có thể chịu mức phạt lên đến 5.000 USD/lô hàng.

Trường hợp chậm khai ISF xử lý như thế nào?

Có nhiều trường hợp doanh nghiệp chậm khai ISF sẽ bị phạt như thế nào?

Trên nguyên tắc, trách nhiệm kê khai ISF thuộc về người mua. Việc chậm ISF hoặc khai không đầy đủ thì có thể nhận mức phạt lên tới 5.000 USD/ Bill of Lading.

Các công ty vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp tư nhân ở Mỹ hay bị vướng mắc về việc khai ISF này. Cho nên, người bán và người mua cần chủ động về thời gian và thống nhất về thông tin so sánh với thực tế lô hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kĩ hợp đồng về các trách nhiệm liên quan đến khai ISF và thực hiện đúng trách nhiệm của mình

Mong rằng bài viết này của Kiến thức xuất nhập khẩu đã giúp bạn hiểu hơn về ISF Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu hoặc cần tư vấn về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Bài viết xem nhiều:

Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Làm Những Công Việc Gì

Các Loại Hình Xuất Nhập Khẩu Tại Việt Nam Mới Nhất

Học xuất nhập khẩu thực tế, lộ trình như thế nào?

Từ khóa liên quan: isf là gì, khai isf, isf là phí gì, hướng dẫn khai isf, isf là gì trong xuất nhập khẩu, khai ams và isf, khai isf cho hàng đi mỹ, mẫu khai isf, khai isf khi nào, ai là người khai isf

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK 2
Bài viết trước Mẫu Hợp Đồng Thuê Kho Bãi Thông Dụng Và Mới Nhất

Mẫu Hợp Đồng Thuê Kho Bãi Thông Dụng Và Mới Nhất

Bài viết tiếp theo

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng An Toàn

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng An Toàn
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo