Freight Collect Là Gì? Phân Biệt Freight Collect Và Freight Prepaid

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 18/07/2024 12 phút đọc

Freight collect là gì? làm sao phân biệt freight collect và freight prepaid? đây là nội dung rất thú vị nếu bạn đang làm về lĩnh vực logistics. Tùy từng trường hợp, chủ hàng (người nhập khẩu) sẽ phải trả cước Freight collect hay freight prepaid. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về 2 loại cước này và phân biệt được freight collect và freight prepaid.

>>>> Xem thêm: Chargeable Weight Là Gì? Cách Tính Chargeable Weight

1. Freight Collect Là Gì?

Trong tiếng Anh Collect nghĩa là trả sau. Vậy Freight Collect hay cước collect là loại cước người mua sẽ trả cước tàu và cước tàu được trả ở cảng đến. Thông thường, cước trả sau áp dụng trong trường hợp sử dụng điều khoản Incoterms EXW, FOB. Đại lý của của Forwarder bên đầu nhập sẽ ứng tiền trả trước cho hãng tàu và tới lúc hàng đến cảng POD (cảng dỡ hàng) thì họ sẽ thu tiền của chủ hàng sau.

Hiểu rõ được cước trả sau giúp chủ hàng chủ động hơn khi chuẩn bị các khoản thanh toán cước phí cho công ty dịch vụ forwarder/ logistics.

https://kienthucxuatnhapkhau.com/hoc-xuat-nhap-khau-online-o-dau-tot.html

2. Freight Prepaid Là Gì?

Để phân biệt được Freight collect hay freight prepaid, bạn cũng cần hiểu rõ freight prepaid là gì?

Freight prepaid hay còn gọi là cước trả trước, là một loại cước hay được sử dụng, các vận đơn thường sử dụng loại cước này. Đây là dạng cước mà shipper phải trả tại cảng load hàng, đồng nghĩa với việc hàng muốn lên tàu thì shipper phải trả cước trước (hãng tàu không chấp nhận công nợ).

Loại cước này thường được sử dụng trong các hợp đồng CIF, forwarder thường gọi là hàng freehand. Nói dễ hiểu hơn là nó tương tự như các bạn dùng điện thoại trả trước = prepaid, hoặc dùng thẻ Visa prepaid (loại visa này bạn không thể mượn thêm tiền, mà bạn phải nạp tiền vào trước và sử dụng trong khoản dư còn lại).

Như vậy, đối với trường hợp Freight Collect, khi bạn sử dụng điều khoản EXW hoặc FOB trong giao dịch thương mại, người nhập khẩu sẽ trả tiền cước vận chuyển đường biển.

freight collect la gi
freight collect la gi

Mặt khác, Freight Prepaid là CFR, CIF, DAP, DDP,... là người xuất khẩu thanh toán cước vận tải biển. Freight Collect và Freight Prepaid sẽ được show trên cả House bill of lading (HBL) và Master bill of lading (MBL).

Ví dụ cụ thể như sau:

Với điều khoản FOB và CFR.

  • Trong điều khoản FOB, người nhập khẩu trả tiền cước vận chuyển đường biển. MBL và HBL đều sẽ hiển thị Freight Collect.
  • Trong điều khoản CFR, nhà xuất khẩu trả tiền cước vận chuyển đường biển. MBL và HBL đều sẽ hiển thị Freight Prepaid.

Tuy nhiên, có những trường hợp cước trả trước và trả sau trên MBL và HBL hiển thị khác nhau. Ví dụ: MBL hiển thị Freight Prepaid còn HBL là Freight Collect.

Trường hợp này xảy ra khi hàng hóa được vận chuyển bởi 2 forwarder ở giữa shipper và consignee tại nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Forwarder được chia thành phía xuất khẩu và phía nhập khẩu, và họ làm việc cùng nhau để thu xếp việc vận chuyển hàng hóa. Tôi xin gọi forwarder tại nước xuất khẩu là A, còn forwarder tại nước nhập khẩu là B.

Đối với EXW và FOB, consignee (người nhận hàng/chủ hàng) sẽ trả cước vận chuyển nên sẽ là Freight Collect. Tuy nhiên, forwarder B sẽ không booking trực tiếp với hãng tàu tại nước xuất khẩu được mà sẽ thông qua một forwarder A. Lúc này người trả cước tàu, cước hàng không trực tiếp cho hãng tàu/hãng hàng không chính xác là forwarder A, nên trên MBL sẽ hiển thị là “Freight Prepaid”, còn HBL sẽ hiển thị là “Freight Collect”.

Trường hợp này thường xảy ra trong các giao dịch trên thực tế giữa các forwarder. Vấn đề là forwarder A phải thanh toán trước cước vận chuyển cho hãng tàu theo quy định của Freight Prepaid. Tuy nhiên, tiền cước vận chuyển thực sự được nhà nhập khẩu “thanh toán lại” cho forwarder B. Và forwarder A có quyền hold hàng lại bất cứ lúc nào khi có lệnh của shipper trong trường hợp consignee vẫn chưa thanh toán tiền hàng hóa cho shipper.

3. Phân Biệt Freight Collect Và Freight Prepaid

Mặc dù Freight Collect Và Freight Prepaid có sự khác nhau rõ ràng, nhưng để phân biệt cụ thể, bạn cần hiểu rõ hai loại cước này có điểm giống và khác nhau như thế nào.

Điểm giống: Hai loại cước này, phí bạn sẽ trả cho bên nào mà bạn đã book. Local charges sẽ được trả tại cảng dỡ hàng hoặc cảng load. Với cảng dỡ hàng, bên trả local charges sẽ là consignee, còn tại cảng load là phía shipper trả.

Điểm khác nhau: Vị trí trả cước tàu giữa hai bên sẽ khác nhau. Đối với cước prepaid, làm master bill hoặc house bill. Còn cước collect bắt buộc là house bill. Dễ hiểu hơn thì cước collect sẽ được trả ở cảng nhập, còn cước prepaid sẽ được trả tại cảng xuất. Có một số trường hợp tuy thể hiện cước prepaid hoặc cước collect những vị trí trả cước có thể ngược lại nên nhà vận chuyển có thể yêu cầu chưa giải phóng hàng khi chưa trả cước hoặc theo thỏa thuận giữa các bên.

4. Mục đích của Freight Collect và Freight Prepaid

Mục đích của hai loại cước: Freight Collect và Freight Prepaid là để tránh rủi ro cho hãng tàu, loại bỏ tình trạng bị nợ cước không đòi được.

Trong trường hợp bên xuất khẩu là bên thuê tàu thì hãng tàu thu cước trước vì chỉ cần bên nhập khẩu trình giấy tờ hợp lệ là có thể lấy hàng.

Trong trường hợp bên nhập khẩu là bên thuê tàu thì có thể thu tiền sau, hàng về cảng đích thì bên nhập khẩu sẽ phải tiến hành thanh toán trả tiền mới có thể lấy hàng.

Mong rằng bài viết này của Kiến thức xuất nhập khẩu đã giúp bạn hiểu hơn về Freight collect là gì? cách phân biệt freight collect và freight prepaid đã giúp ích cho bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu hoặc cần tư vấn về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

>>>>> Bài viết tham khảo:

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK dminkienthuc
Bài viết trước EXW Price Là Gì? Cách Tính giá EXW Incoterms 2020

EXW Price Là Gì? Cách Tính giá EXW Incoterms 2020

Bài viết tiếp theo

Làm Sao Để Giảm Thiểu Rủi Ro Trong Xuất Nhập Khẩu?

Làm Sao Để Giảm Thiểu Rủi Ro Trong Xuất Nhập Khẩu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo