VGM Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Cách Tính Và Khai Báo VGM

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 05/07/2022 12 phút đọc

VGM là gì trong xuất nhập khẩu, nếu bạn đang thắc mắc tại sao khi xuất nhập khẩu hàng hóa phải khai báo VGM, cách khai báo VGM như thế nào? thì bạn nên tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu

>>>>> Xem thêm: Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Làm Những Công Việc Gì?

VGM là gì

1. VGM là gì?

Khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, trước khi đưa lên tàu, người gửi hàng bắt buộc phải khai báo trọng lượng hàng hóa để hãng tàu có sự sắp xếp hàng hóa lên container một cách an toàn, tránh bị quá tải.

Việc quá tải sẽ rất đến những rủi ro nghiêm trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên biển vốn tồn tại vô vàn vấn đề.

Do những yêu cầu về an toàn kỹ thuật khi đưa hàng lên tàu, VGM ra đời.

VGM trong tiếng Anh là Verified Gross Mass nghĩa là quy định trong công ước SOLAS yêu cầu toàn bộ chủ hàng (shipper) phải thực hiện việc xác định khối lượng container chứa hàng, quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2016.

Quy định SOLAS này đã được tổ chức hàng hải thế giới (IMO) bổ sung trong phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, yêu cầu cầu người gửi hàng (Shipper) phải thực viện VGM thì hàng hóa mới được xếp lên tàu.

Quy định này đã được bắt đầu cách đây 2 năm, chính thức từ ngày 01/07/2018.

Tuy nhiên, VGM hiện tại chỉ mới được áp dụng cho hàng xuất nhập khẩu, đối với hàng container nội địa, luật pháp tại Việt Nam và các hãng tàu nội địa vẫn chưa yêu cầu người gửi hàng phải thực hiện VGM. Quy định được Cục hàng hải Việt Nam nêu rõ tại công văn số 2428/CHHVN-VTDVHH. Công văn này giải thích rõ VGM là gì và mẫu VGM áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.

Tham khảo thêm VGM là gì qua hướng dẫn của giảng viên khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Lê Ánh qua video dưới đây

Tham khảo: Khóa Học Khai Báo Hải Quan Chuyên Sâu Online & Offline

2. Mục đích khi sử dụng VGM là gì?

- VGM là để hãng tàu biết được trọng lượng của container hàng hóa, để có thể kiểm soát tải trọng và thực hiện công tác xếp dỡ hàng lên xuống tàu.

- Nếu trọng lượng của hàng vượt quá tải trọng đóng hàng cho phép thì hãng tàu có quyền từ chối không vận chuyển hàng hóa, hoặc có thể yêu cầu rút bớt hàng trước khi được xếp lên tàu.

- Bộ phận khai thác tàu cần được thông báo VGM để có thể bố trí sắp xếp vị trí cho từng container hàng trên tàu. Theo quy tắc chung là từ nặng đến nhẹ (dưới lên cao).

- Kết luận thực hiện VGM là điều cần thiết trước khi đưa hàng lên tàu, người làm thủ tục hải quan phải nộp phiếu VGM cho cảng hoặc hãng tàu.

3. Cách tính VGM

Trên phiếu cân VGM sẽ thể hiện container đã đóng hàng nặng bao nhiêu, khối lượng bao gồm: Vỏ container + hàng hóa bên trong.

Hiện nay có 2 công thức tính VGM như sau:

Cách 1: Cân toàn bộ trọng lượng của hàng trước khi đưa vào container, sau đó cộng thêm khối lượng của vỏ container.

Cách 2: Cân cả xe container hàng, sau đó cân xe không có container hàng sau khi đã hạ xuống.

Thực tế, chủ hàng tự khai phiếu VGM, chưa có đơn vị thứ 3 đứng ra xác định trọng lượng hàng. Người gửi hàng chỉ cần tự khai và tự chịu trách nhiệm về cân nặng của container.

Thông tin trên phiếu cân VGM

Phiếu cân VGM là gì

Trên phiếu VGM sẽ có 1 số thông tin chính:

  • Tên người gửi hàng, địa chỉ, số điện thoại
  • Thông tin container: Số container, loại container, khối lượng lớn nhất, xác nhận khối lượng lớn nhất
  • Cam kết của chủ hàng về việc chịu trách nhiệm về tính tính chính xác các số liệu trên VGM.
  • Thời hạn gửi thông tin VGM tới hãng tàu.
  • VGM Cut off time (hạn trình VGM cho hãng tàu hay cảng) sẽ được xác định trên booking confirmed.

Xem thêm:

4. Không khai báo VGM bị phạt như thế nào?

Vậy nếu trường hợp doanh nghiệp không khai báo VGM thì sẽ bị phạt như thế nào.

Điều luật quy định rõ container không có số VGM tại cảng xuất phát sẽ không được đưa lên tàu cho đến khi số VGM được khai. Chủ hàng sẽ chịu trách nhiệm cho bất kì các chi phí phát sinh (chi phí cân cont, đóng gọi lại, lưu kho, lưu cont, quản lý, v.v.).

Mong rằng bài viết này của Kiến thức xuất nhập khẩu đã giúp bạn hiểu hơn về Chính ngạch là gì? Phân biệt xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu hoặc cần tư vấn về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Bài viết tham khảo:

Từ khóa liên quan: vgm, vgm là gì, vgm trong xuất nhập khẩu là gì, vgm là gì trong xuất nhập khẩu, vgm là phí gì, phiếu vgm, biểu mẫu vgm, phí vgm là gì, công thức tính vgm, verified gross mass

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK 2
Bài viết trước Chính Ngạch Là Gì? Phân Biệt Xuất Khẩu Tiểu Ngạch Và Chính Ngạch

Chính Ngạch Là Gì? Phân Biệt Xuất Khẩu Tiểu Ngạch Và Chính Ngạch

Bài viết tiếp theo

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng An Toàn

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng An Toàn
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo