Thanh Toán TTR Là Gì? Quy Trình Thanh Toán TTR

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 20/07/2022 10 phút đọc

Thanh toán TTR là gì? Quy Trình Thanh Toán TTR là nghiệp vụ quan trọng khi làm thủ tục thanh toán quốc tế. Tuy nhiên nhiều bạn còn nhầm lẫn giữa thanh toán TT & TTR. Vì vậy bài viết dưới đây Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung này và vạch rõ quy trình thanh toán TTR để bạn có thể vận dụng khi làm thanh toán quốc tế.

>>>>> Học xuất nhập khẩu ở đâu Hà Nội, TPHCM

1. Thanh Toán TTR Là Gì?

Thanh toán TTR là phương thức thanh toán quốc tế mà bên mua đề nghị ngân hàng phải thực hiện chuyển khoản một số tiền cho bên bán bằng điện chuyển tiền.

Như vậy, TTR là phương thức chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn thường được sử dụng trong thanh toán L/C (thanh toán thư tín dụng).
TTR là viết tắt của cụm từ Telegraphic Transfer Reimbursement sử dụng trong phương thức thanh toán L/C. Trong đó:

Trường hợp L/C chấp nhận TTR: người làm chỉ cần cung cấp bộ chứng từ phù hợp quy định pháp luật do ngân hàng thông báo sẽ được quyết toán ngay lập tức. Ngân hàng sẽ có công văn hay gọi điện đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C. Số tiền sẽ được hoàn trả trong 36 giờ làm việc (3 ngày) kể từ lúc ngân hàng phát hàng nhận được điện báo và bộ chứng từ sẽ gửi sau

Trường hợp Nếu L/C không cho phép TTR: Nhà xuất khẩu cần đợi bộ chứng từ được gửi đến ngân hàng phát hành. Ngoài ra cần phải đợi thêm tầm 7 ngày làm việc để biết chính xác có được thanh toán hay không.

thanh toán ttr là gì

2. Phân biệt thanh toán TTR và TT

Thanh toán TTR và TT rất dễ gây nhầm lẫn, vì vậy cần phải hiểu rõ mối liên hệ giữa TT & TTR là gì?

Trong L/C cũng có thể có hai hình thức thanh toán đó là TT và TTR. Đó là khi xảy ra chi trả tín dụng L/C hợp nhất với TT. Trong đó:

TT sử dụng trong L/C khi:

Trường hợp thứ nhất, bên phía ngân hàng mở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C để giải quyết cho bên xuất khẩu khi ngân hàng quyết định từ điện đòi tiền. Tuy nhiên, điều kiện ở đây là bộ chứng từ phải được xác minh hợp lệ. Với trường hợp này, nhà xuất khẩu sẽ không chọn chiết khấu bộ chứng từ.

Trường hợp thứ hai là khi ngân hàng mở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C cho ngân hàng chiết khấu nhưng với điều kiện ngân hàng phải nhận được bộ chứng từ đúng đồng thời phía ngân hàng chiết khấu cũng điện đòi tiền. Lúc này nhà xuất khẩu sẽ chọn chiết khấu truy đòi bộ chứng từ.

TT trở thành TTR khi:

TT thành TTR và sử dụng trong L/C: Ngân hàng mở L/C thanh toán cho ngân hàng chiết khấu khi đã nhận được điện đòi tiền từ bên ngân hàng chiết khấu. Ở đây không cần biết chính xác chứng từ đã tới hay chưa. Trong khi đó nhà xuất khẩu chọn chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ.

Nói một cách đơn giản, 2 phương thức thanh toán TT và TTR về hình thức đều dùng điện trả tiền. Tuy nhiên xét sâu về bản chất thì cả 2 không hề giống nhau. Do đó nếu trên hợp đồng phương thức thanh toán là TT thì trên tờ khai không thể nhập TTR. Khi đó TT sẽ chọn là RC “Khác”.

3. Quy Trình Thanh Toán TTR

Nhìn chung thanh toán TT và TTR có nhiều điểm giống và khác nhau, tuy nhiên quy trình thanh toán TTR và TT đều tuân theo các bước sau:

Bước 1/ Bên xuất khẩu sẽ chuyển hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho bên nhập khẩu.

Bước 2/ Sau khi bên nhập khẩu đã kiểm tra hàng hóa hoặc bộ chứng từ xong, nếu phù hợp với yêu cầu và thỏa thuận của hai bên sẽ lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ.

Bước 3/ Bên ngân hàng chuyển tiền sẽ lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý hay chi nhánh – ngân hàng trả tiền.

Bước 4/ Bên ngân hàng trả tiền sẽ thanh toán cho người thụ hưởng.

4. Những lưu ý khi thanh toán bằng TT, TTR

Quy trình thanh toán bằng TT, TTR nhìn chung không quá phức tạp. Tuy nhiên, khi thanh toán bằng các phương thức này, cần lưu ý những điều sau:

+ Đối với phương thức thanh toán TTR trả sau, bên nhập khẩu chỉ thanh toán khi đã nhận đủ hàng kèm theo bộ chứng từ gốc và tờ khai hải quan.

+ Bên xuất khẩu có trách nhiệm mang bộ chứng từ gốc đi sao y thành một bản khác và chủ động gửi kèm theo lệnh chuyển tiền đồng thời gửi lại cho phía ngân hàng để ngân hàng thực hiện thanh toán bằng cách chuyển khoản.

+ Phía bên mua cần đảm bảo có đủ số tiền trong tài khoản để thanh toán theo hoá đơn thương mại.

+ Khi hoàn tất thủ tục thanh toán bằng TT và TTR cần giữ lại một lệnh chuyển tiền và một điện chuyển tiền có dấu mộc của phía ngân hàng kèm theo bộ chứng gốc để tránh rắc rối về sau.

Hiện nay đã có khóa học thanh toán quốc tế dành cho đối tượng muốn thi tuyển vào vị trí chuyên viên thanh toán quốc tế ở Ngân hàng & làm mảng thanh toán quốc tế ở doanh nghiệp. Các bạn có thể tham khảo và theo học nếu chưa tự tin với nghiệp vụ thanh toán quốc tế của bản thân.

https://kienthucxuatnhapkhau.com/review-khoa-hoc-thanh-toan-quoc-te-o-dau-tot.html

Bài viết xem nhiều:

Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Làm Những Công Việc Gì

Các Loại Hình Xuất Nhập Khẩu Tại Việt Nam Mới Nhất

Học xuất nhập khẩu thực tế, lộ trình như thế nào?

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK 2
Bài viết trước ISF Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Hướng Dẫn Khai ISF Chi Tiết

ISF Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Hướng Dẫn Khai ISF Chi Tiết

Bài viết tiếp theo

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng An Toàn

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng An Toàn
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo