Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 13/08/2021 10 phút đọc

Việc xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển cực kỳ phổ biến trong thời điểm này bởi nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng tăng mạnh trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Để thực hiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển, bạn cần thực hiện nhiều bước khác nhau. Dưới đây chúng tôi giới thiệu đến bạn quy trình 18 bước cần thiết khi bạn xuất khẩu hàng hóa đường biển.

>>>> Xem thêm: Phí THC (Terminal Handling Charge) là gì?

Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển

Trước khi xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển, bạn cần nắm rõ thông tin hàng hóa, xuất phát từ:

1. Xác định tên gọi, HS code hàng hóa

Tên hàng (tên hàng đầy đủ là gì, nếu máy móc thì thể hiện rõ model, nhãn hiệu – nhập xe thì phải có số model, nhãn hiệu, số khung, số máy, số seri – nhập nông sản phải thể hiện rõ là mùa vụ nào,……)

Ví dụ 1: Cà phê Robusta loại 1/2, sàn 16, đánh bóng, độ vỡ 0.1%, đen 5%, tạp chất 0.1%, mùa vụ 2020- 2021, mới 100%

Ví dụ 2: Máy mài mâm xoay tự động, dùng để mài rà lòng trong thân nồi, gồm 12 vị trí làm việc, 1 vị trí nạp phôi, điện áp 3 pha 400V/50HZ, Model: TR 13/12 CPMI, nhãn hiệu: C.G.A, hàng đồng bộ tháo rời, mới 100%

2.Tìm hiểu các mặt hàng cấm xuất khẩu

Thông tư 24/2018/TT-BVHTTDL: Ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT: Ban hành bảng mã số hs đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.

Nghị định 26.2019/NĐ-CP một số điều và biện pháp thi hành luật thủy sản

3. Tìm hiểu các chính sách về thuế, ưu đãi thuế quan tại nước nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu( nếu có), giấy phép chuyên ngành ( nếu có)

Ø Thuế xuất khẩu bao nhiêu %

Ø Giấy phép xuất khẩu

Ø Giấy chứng nhận kiểm dịch

Ø Giấy phun trùng

Ø Giấy chứng nhận xuất xứ

4. Ký kết hợp đồng ngoại thương

Ø Điều khoản Incoterm

Ø Shipping term

Ø Payment term

Ø Delivery term

Ø Điều khoản đóng hàng ( đóng gói)

Ø Điều khoản chứng từ

Ø Điều khoản bảo hiểm

Ø Khiếu nại và các vấn đề khác

Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển

5. Xác định ngày giao hàng trên hợp đồng, liên hệ hãng tàu/đại lý cấp booking cấp rỗng

Ø Kiểm tra lịch tàu chạy ( theo Delivery term)

Ø Tên hàng

Ø Số lượng cont (cont 20’, 40’, cont lạnh hay cont khô,….) / đối với hàng FCL thì bạn cung cấp số kiện, số kg và số cbm hàng hóa

Ø Cảng bốc hàng

Ø Cảng dỡ hàng

Ø Các yêu cầu khác

6. Kiểm tra và xác nhận booking

Ø Nơi cấp rỗng, ngày cấp rỗng

Ø Nơi hạ bãi, ngày hạ bãi ( Closing time)

Ø Ngày tàu chạy (ETD), SI & VGM

Ø Cảng hạ, cảng Loading, cảng Discharge, Delivery

Ø Loại và số lượng container

Ø Tên hàng....

7. Kiểm tra thanh toán của khách hàng trước khi tiến hành xuất khẩu

Ø Đã thanh toán

Ø Chưa thanh toán

8. Lập kế hoạch ngày đóng hàng, ngày kéo container rỗng về kho công ty, ngày hạ bãi

Ø Tránh phát sinh DEMURRAGE/DETENTION

Ø Phí STORAGE CHARGE

Ø Ngày/giờ đóng gói hoàn tất

Ø Giờ SI, VGM hãng tàu yêu cầu

Ø Giờ khai quan

Ø Giờ kiểm hóa

Ø Giờ cấm tải

Ø Giờ hạ bãi

9. Khai báo tờ khai hải quan trên Ecus5 Vnaccs

BỘ CHỨNG TỪ KHAI BÁO HẢI QUAN

Ø Booking Confirmation

Ø Hợp đồng

Ø Invoice

Ø Packing list

Ø Cont/seal No. Ø Phiếu cân

10. Xử lý đối với các trường hợp phân luồng hải quan

Ø Luồng xanh

Ø Luồng vàng

Ø Luồng đỏ

11. Chuẩn bị các chứng từ cần thiết cho container hạ bãi

Ø Tờ khai hải quan

Ø Tờ khai mã vạch xác minh qua khu vực giám sát HQ

Ø Invoice + packing list

Ø VGM

Ø Phiếu hạ container của hãng tàu

12. Truyền SI, VGM xác minh hàng hóa sẵn sàng lên tàu

MỤC ĐÍCH: HÃNG TÀU MUỐN XÁC MINH KHO/ DOANH NGHIỆP THỰC XUẤT LÔ HÀNG
TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP CHƯA THỂ XUẤT VÀO THỜI ĐIỂM NÀY THÌ CÓ PHÁT SINH PHÍ HAY KHÔNG?

13. Phát lệnh hạ container sau khi đóng hàng xong

14. Thanh lý/xác nhận hàng lên tàu ( vào sổ tàu)

15. Yêu cầu cấp chứng nhận xuất xứ; chứng thư bảo hiểm, phun trùng, kiểm dịch... ( nếu có)

16. Kiểm tra và thu thập các chứng từ gửi khách hàng ( gửi ngân hàng đối với LC)

17. Chỉnh sửa chứng từ sai sót ( nếu có)

18. Lưu trữ hồ sơ

Có hai dạng lưu trữ hồ sơ: Điện tử và lưu hồ sơ giấy

Mong rằng bài viết này của Kiến thức xuất nhập khẩu đã giúp bạn hiểu hơn về Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và cần tư vấn về các khóa học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK 2
Bài viết trước Phí THC (Terminal Handling Charge) là gì?

Phí THC (Terminal Handling Charge) là gì?

Bài viết tiếp theo

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng An Toàn

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng An Toàn
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo