Thuế Chống Bán Phá Giá Là Gì? Tác Động Đến Xuất Nhập Khẩu

Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu Tác giả Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu 17/10/2024 13 phút đọc

Thuế chống bán phá giá là một biện pháp quan trọng trong thương mại quốc tế, để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh và đảm bảo sự công bằng trong thương mại. Kiến thức xuất nhập khẩu sẽ phân tích chi tiết về thuế chống bán phá giá và những tác động của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế qua bài viết sau.

1. Thuế chống bán phá giá là gì?

Theo khoản 5 Điều 4 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016:

Thuế chống bán phá giá được hiểu là một loại thuế nhập khẩu bổ sung, áp dụng khi hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá, gây thiệt hại hoặc có khả năng đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Đây là một biện pháp nhằm bảo vệ ngành sản xuất nội địa trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa nước ngoài được bán với giá thấp hơn giá trị thực tế.

>> Xem thêm: Thuế Xuất Nhập Khẩu Là Gì ? Cách Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu

thue-chong-ban-pha-gia
 

2. Điều kiện để áp dụng thuế chống bán phá giá

Có 2 điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá như sau:

- Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có hành vi bán phá giá, biên độ bán phá giá cần được xác định rõ ràng.

- Việc bán phá giá hàng hóa gây ra, hoặc có nguy cơ gây ra, thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước, hoặc gây cản trở đối với sự phát triển của ngành công nghiệp nội địa.

Trong đó: “Biên độ bán phá giá” là mức chênh lệch có thể được xác định giữa giá trị thông thường của hàng hóa nhập khẩu so với giá xuất khẩu của chính hàng hóa đó khi nhập vào Việt Nam.

Biên độ bán phá giá được coi là không đáng kể khi không vượt quá 2% so với giá xuất khẩu của hàng hóa vào thị trường Việt Nam.

>> Bài viết xem nhiều: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

3. Nguyên tắc áp dụng thuế chống phá giá

Nguyên tắc áp dụng thuế chống phá giá bao gồm một số điểm chính như sau:

thoi-han-ap-dung-thue-chong-ban-pha-gia
 

Không phân biệt đối xử: Thuế chống phá giá phải được áp dụng công bằng và không thiên vị giữa các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định của WTO, việc áp thuế chống bán phá giá phải tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử, nghĩa là nếu hàng hóa bị bán phá giá từ các quốc gia khác nhau có cùng biên độ phá giá, thì mức thuế chống bán phá giá áp dụng sẽ tương đương.

Áp dụng cho từng nhà sản xuất/xuất khẩu riêng lẻ: Thuế chống bán phá giá được áp dụng lên các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu cụ thể, chứ không phải áp dụng đồng loạt cho tất cả hàng hóa từ một quốc gia. Mức thuế này được xác định dựa trên biên độ phá giá của từng nhà xuất khẩu riêng lẻ và không vượt quá biên độ phá giá đã được tính toán, dù các nhà xuất khẩu có đến từ cùng một quốc gia.

Dựa trên biên độ phá giá: Mức thuế chống phá giá sẽ phụ thuộc vào biên độ phá giá của từng nhà xuất khẩu, không được vượt quá mức biên độ đã xác định. Điều này đảm bảo rằng thuế được tính toán dựa trên mức độ bán phá giá thực tế.

Việc áp dụng thuế chống phá giá cần xem xét kỹ không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế xã hội trong nước.

Cần tiến hành điều tra kỹ lưỡng tác động của sản phẩm nhập khẩu đó vào Việt nam trước khi áp dụng thuế. Mức thuế chống phá giá áp dụng phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của nhà nước.

Trên thực tế, để xác định liệu hàng hóa có bị bán phá giá và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa hay không, việc tiến hành điều tra về hành vi bán phá giá là một bước quan trọng và phức tạp. Tùy theo từng quốc gia, quá trình điều tra sẽ do các cơ quan chức năng khác nhau thực hiện. Theo Hiệp định chống bán phá giá của WTO, điều tra chỉ được tiến hành khi có đơn yêu cầu bằng văn bản từ phía ngành sản xuất trong nước hoặc người đại diện cho ngành sản xuất đó. Đơn yêu cầu sẽ được coi là hợp lệ nếu nó nhận được sự ủng hộ từ các nhà sản xuất chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản phẩm tương tự trong nước. Tuy nhiên, cuộc điều tra sẽ không được khởi xướng nếu những người ủng hộ điều tra chiếm dưới 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự do ngành sản xuất nội địa sản xuất ra.

>> Xem thêm: Biểu Thuế Xuất Nhập Khẩu 2024

4. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá

Thuế chống phá giá chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định và phải được xem xét lại định kỳ để đánh giá tính cần thiết của việc tiếp tục áp dụng. 

Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá thường được quy định cụ thể và tuân theo các nguyên tắc của WTO.

Theo đó, thuế chống phá giá sẽ được áp dụng trong khoảng thời gian đủ để khắc phục tình trạng bán phá giá và thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất trong nước, nhưng không kéo dài quá 5 năm kể từ ngày áp dụng.

Tuy nhiên, trước khi hết thời hạn này, các bên liên quan có thể yêu cầu xem xét lại để quyết định có gia hạn việc áp thuế hay không.

5. Quy định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá

Việc áp dụng, điều chỉnh hay hủy bỏ thuế chống bán phá giá được thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 và các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến chống bán phá giá.

- Người làm thủ tục hải quan có nghĩa vụ kê khai chính xác và nộp thuế theo mức thuế, số lượng hoặc giá trị của hàng hóa thuộc diện phải chịu thuế.

- Bộ Công Thương có thẩm quyền quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá.

- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm ban hành quy định liên quan đến việc kê khai, thu, nộp và hoàn thuế chống bán phá giá.

- Trong trường hợp lợi ích quốc gia bị tổn hại, Chính phủ sẽ căn cứ vào điều ước quốc tế và báo cáo Quốc hội để đưa ra các biện pháp chống bán phá giá phù hợp.

Thuế chống bán phá giá là một công cụ quan trọng giúp bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa nhập khẩu được bán phá giá. Việc áp dụng thuế này không chỉ giúp duy trì sự ổn định của thị trường nội địa mà còn đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, thuế chống bán phá giá cũng có tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp phải đối mặt với mức thuế này. Do đó, việc nắm vững các quy định liên quan và theo dõi tình hình thị trường là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp. 

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về thuế chống bán phá giá và các quy định về thuế chống bán phá giá. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế và cần tư vấn về trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu thực tế ,... hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Chúc bạn thành công!

Bài viết trước Flat Rack (FR) Là Gì? Container Cho Hàng Siêu Trường Siêu Trọng

Flat Rack (FR) Là Gì? Container Cho Hàng Siêu Trường Siêu Trọng

Bài viết tiếp theo

Làm Sao Để Giảm Thiểu Rủi Ro Trong Xuất Nhập Khẩu?

Làm Sao Để Giảm Thiểu Rủi Ro Trong Xuất Nhập Khẩu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo