Flat Rack (FR) Là Gì? Container Cho Hàng Siêu Trường Siêu Trọng

Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu Tác giả Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu 11/10/2024 16 phút đọc

Flat Rack (FR) là gì? Có rất nhiều loại container với kích thước và chức năng khác nhau để đáp ứng nhu cầu vận chuyển đa dạng của các loại hàng hóa. Flat Rack container là giải pháp tối ưu cho những mặt hàng có kích thước siêu trường, siêu trọng và không thể đóng vào các loại container thông thường. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về loại container này và muốn biết nó phù hợp với những loại hàng hóa nào, hãy cùng Kiến thức xuất nhập khẩu khám phá trong bài viết dưới đây.

Flat-Rack-la-gi
 

1. Flat Rack (FR) là gì?

Flat Rack container là loại container chuyên dụng, được thiết kế để vận chuyển các lô hàng, máy móc có kích thước lớn và trọng lượng nặng, thường được gọi là hàng siêu trường, siêu trọng. Những loại hàng hóa này không thể vận chuyển bằng các container tiêu chuẩn do kích thước hoặc trọng tải quá lớn.

Cấu tạo chi tiết của Flat Rack container

Flat Rack container là một loại container vận chuyển được thiết kế đặc biệt để vận chuyển hàng hóa quá khổ hoặc có hình dạng bất thường. Không giống như container tiêu chuẩn. Dưới đây là cấu trúc chi tiết của một FR container.

– Sàn: là một mặt phẳng, được làm bằng thép rất dày và được thiết kế có khả năng chịu được trọng tải nặng. Sàn thường có chiều dài 20 hoặc 40 feet, với chiều rộng 8 feet. Container này chỉ có vách chắn ở hai đầu, không có vách ở hai bên và phía trên và có khả năng chịu tải trọng rất cao, có thể lên đến 40-50 tấn, tùy theo kích cỡ và loại container.

– Vách trước, sau: Flat Rack (FR) có hai vách trước và sau, được làm bằng thép và được thiết kế để ngăn hàng hóa trượt khỏi sàn trong quá trình vận chuyển. Các vách chắn ở hai đầu có thể gập xuống, tạo thành một mặt phẳng, giúp dễ dàng vận chuyển các loại hàng hóa quá khổ, vượt quá kích thước của container tiêu chuẩn., cho phép container được xếp chồng lên nhau khi không sử dụng.

– Các cột góc: Các cột góc của FR container được làm bằng thép và được thiết kế để mang lại sự ổn định và bền vững cho container. Các cột ở góc được hàn vào sàn và vách trước sau, đồng thời chúng có lỗ để gắn các thanh giằng.

– Điểm buộc: Các điểm buộc được đặt dọc theo các cạnh và đáy của Flat Rack container. Chúng được sử dụng để cố định hàng hóa vào sàn bằng dây xích, dây đai hoặc các loại dây buộc khác.

- Ngoài ra, Flat Rack container còn được trang bị các móc buộc hàng chắc chắn, đảm bảo an toàn cho quá trình vận chuyển các mặt hàng cồng kềnh, khó xử lý.

Flat Rack Container còn có thể sử dụng trong vận tải đa phương thức (sea, road, rail), giúp hàng hóa được vận chuyển liên tục từ nhà máy đến công trường hoặc nhà máy sản xuất mà không cần phải dỡ hàng giữa các chặng.

Như vậy, Flat Rack Container không chỉ là lựa chọn tối ưu cho hàng siêu trường siêu trọng, được sử dụng trong các dự án công trình lớn, vận chuyển thiết bị dầu khí, tuabin gió, hoặc những kết cấu thép không thể tháo rời mà còn là giải pháp linh hoạt cho các ngành công nghiệp đòi hỏi vận chuyển hàng hóa lớn và đặc biệt trên toàn thế giới.

>> Xem thêm: Container Là Gì ? Thông Tin Đầy Đủ Về Container

2. Kích thước của Flat Rack Container

FR Container (Flat Rack Container) có nhiều kích thước khác nhau để đáp ứng nhu cầu vận chuyển đa dạng của các loại hàng hóa lớn và nặng. Dưới đây là một số kích thước phổ biến của các loại container FR:

  • Flat Rack Container 20ft: 

Kích thước bên ngoài: (Dài x rộng x cao) là (20ft (6,06m) x  8ft (2,44m) x 8ft 6in (2,59m))
Kích thước bên trong: Dài 19ft 3in (5,87m), Rộng 7ft 8in (2,34m), Cao 7ft 6in (2,29m)
Tải trọng tối đa: 40.000 lbs (18.144 kg)

  • Flat Rack Container  40ft:

Kích thước bên ngoài: (Dài x rộng x cao) là (40ft (12,19m) x Rộng 8ft (2,44m) x Cao 8ft 6in (2,59m))
Kích thước bên trong: (Dài x rộng x cao)  là (39ft 5in (12,01m) x 7ft 8in (2,34m) x 7ft 6in (2,29m))
Tải trọng tối đa: 78.000 lbs (35.380 kg)

  • Flat Rack Container 45ft:

Kích thước bên ngoài: Dài 45ft (13,71m), Rộng 8ft (2,44m), Cao 8ft 6in (2,59m)
Kích thước bên trong: Dài 44ft 5in (13,56m), Rộng 7ft 8in (2,34m), Cao 7ft 6in (2,29m)
Tải trọng tối đa: 83.600 lbs (37.950 kg)

Những kích thước này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhà sản xuất container hoặc điều chỉnh cụ thể cho từng lô hàng. Điều quan trọng là luôn xác minh kích thước chính xác và tải trọng của container trước khi sử dụng để đảm bảo phù hợp với hàng hóa cần vận chuyển.

>> Xem thêm: Kích Thước Các Loại Container Trong Vận Tải Quốc Tế

3. Mặt hàng nào cần sử dụng Flat Rack Container

Flat Rack Container được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa có kích thước lớn, cồng kềnh hoặc có trọng lượng nặng mà container thông thường không thể chứa đựng hoặc vận chuyển được. Dưới đây là một số loại hàng hóa phổ biến thường sử dụng Flat Rack Container:

flat-rack-container
 

Máy móc hạng nặng: các lại máy móc công nghiệp lớn như máy phát điện, động cơ, tua bin, máy ép, máy đào, và thiết bị xây dựng… có kích thước quá khổ và cần không gian mở để vận chuyển.

Thiết bị xây dựng và nông nghiệp: như máy ủi, máy xúc, xe lu, hoặc máy kéo thường được vận chuyển trên Flat Rack Container do trọng lượng và kích thước lớn.

Cấu kiện thép và bê tông: gồm các dầm thép, ống thép lớn, khối thép đúc liền, tấm bê tông hoặc kết cấu xây dựng…

Phương tiện giao thông: Xe tải, xe chuyên dụng, hoặc phương tiện không thể di chuyển bằng container kín.

Hàng hóa siêu trường siêu trọng: cánh quạt điện gió, hay ống cáp dài quá kích thước container tiêu chuẩn.

Hàng hóa đóng kiện gỗ hoặc sắt lớn:

Flat Rack Container mang lại sự linh hoạt trong vận chuyển hàng hóa đặc biệt có kích thước lớn và nặng, đảm bảo quá trình xếp dỡ và vận chuyển diễn ra thuận lợi.

>>Xem nhiều: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

4. Những lưu ý khi chọn Flat Rack container để vận chuyển hàng hóa

Trước khi quyết định sử dụng Flat Rack container để vận chuyển hàng hóa, có một số yếu tố quan trọng mà bạn cần xem xét kỹ lưỡng:

Xác định kích thước và trọng lượng hàng hóa:Bạn cần phải đo đạc chính xác kích thước và trọng lượng của lô hàng. Đối với những mặt hàng có kích thước hoặc trọng lượng quá lớn, vượt quá khả năng chứa đựng của container tiêu chuẩn, Flat Rack là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu hàng hóa không quá cồng kềnh, bạn nên cân nhắc sử dụng container tiêu chuẩn để tiết kiệm chi phí.

Chi phí vận chuyển: Flat Rack Container thường sử dụng cho các mặt hàng siêu trường siêu trọng, điều này có nghĩa là chi phí vận chuyển sẽ cao hơn so với các container thông thường. Do đó, cần tính toán kỹ lưỡng chi phí, bao gồm cả việc vận chuyển, xếp dỡ và bảo quản hàng hóa, để đảm bảo lựa chọn này phù hợp với ngân sách của bạn.

Tình trạng container: Nếu quý khách có ý định mua hoặc thuê container Flat Rack cũ, điều quan trọng là phải kiểm tra kỹ chất lượng của container. Hãy chú ý đến tình trạng vỏ container, đảm bảo rằng không có vết gỉ sét, móp méo hoặc biến dạng. Kết cấu phải chắc chắn để đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Mặc dù container cũ có thể giúp tiết kiệm chi phí, nhưng nếu không kiểm tra kỹ, bạn có thể gặp phải rủi ro lớn, dẫn đến tổn thất nhiều hơn so với việc mua mới.

Điều kiện thời tiết và bảo quản hàng hóa: Do Flat Rack không có mái che và vách bên, hàng hóa dễ bị tác động bởi thời tiết. Vì vậy, cần phải có phương án bảo vệ, chẳng hạn như che phủ bạt kín để tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển, đặc biệt khi di chuyển qua các khu vực có thời tiết khắc nghiệt.

Cân nhắc về khả năng xếp dỡ: Container Flat Rack thường được sử dụng cho những hàng hóa quá khổ, đòi hỏi thiết bị xếp dỡ chuyên dụng như cần cẩu. Do đó, luôn cần đảm bảo rằng cảng hoặc nơi nhận hàng có đủ trang thiết bị cần thiết để xếp dỡ container an toàn.

>> Xem thêm: Số kiểm tra container là gì ?

Việc lựa chọn Flat Rack container đúng cách sẽ giúp đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ và an toàn, đồng thời tránh được các chi phí phát sinh không cần thiết.

Với những thông tin mà Kiến thức xuất nhập khẩu vừa chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về flat rack container là gì và các thông số kỹ thuật liên quan, ứng dụng của FR và những lưu ý để đưa ra lựa chọn tối ưu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào đừng ngần ngại để lại bình luận để cùng chúng tôi thảo luận và chia sẻ thêm.

Bài viết trước Shipping Mark Là Gì? Ý Nghĩa Trong Vận Chuyển Hàng Hóa

Shipping Mark Là Gì? Ý Nghĩa Trong Vận Chuyển Hàng Hóa

Bài viết tiếp theo

Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?

Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo