Tạm Nhập Tái Xuất Là Gì? Thủ Tục Tạm Nhập Tái Xuất

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 08/03/2024 24 phút đọc

Tạm nhập tái xuất là một loại hình thức xuất nhập khẩu khá đặc biệt, không giống với các hình thức xuất nhập khẩu khác. Vì vậy, khi doanh nghiệp mới làm loại hình tạm nhập tái xuất sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tạm nhập tái xuất là gì ? thủ tục tạm nhập tái xuất như thế nào để doanh nghiệp có thể xử lý tốt nghiệp vụ tạm nhập tái xuất.

>>>>>> Xem thêm: Khu Chế Xuất Là Gì? Các Khu Chế Xuất Quan Trọng Ở Việt Nam

1. Tạm nhập tái xuất là gì? Hàng tạm nhập tái xuất là gì?

Tạm nhập tái xuất là gì, thuật ngữ về tạm nhập tái xuất đã được quy định trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005 như sau:

Tạm nhập, tái xuất là hoạt động đưa hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính mặt hàng hoá đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Có thể hiểu đơn giản như sau:

- Tạm nhập là việc cho hàng hóa nước ngoài quá cảnh trên lãnh thổ một quốc gia trong một thời gian nhất định trước khi xuất sang thị trường nước thứ ba.

- Tái xuất là quá trình tiếp nối của hoạt động tạm nhập. Sau khi làm thủ tục thông quan nhập khẩu vào Việt Nam, hàng hóa sẽ được xuất đi một quốc gia khác. Như vậy, về bản chất hàng hóa được xuất khẩu hai lần nên gọi là tái xuất.

thủ tục tạm nhập tái xuất

Tham khảo: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

2. Vai trò của hoạt động tạm nhập tái xuất là gì?

Tạm nhập tái xuất là hình thức xuất nhập khẩu đặc biệt quan trọng, có vai trò lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Điều này thực hiện qua việc:

+ Trên thực tế, hoạt động tạm nhập tái xuất bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu - đây là một phương thức thu ngoại tệ, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này xuất phát từ việc hàng xuất đi sẽ thu về lượng ngoại tệ lớn hơn so với tiền vốn ban đầu.

+ Hoạt động tạm nhập tái xuất đã góp phần rất lớn thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực khác như dịch vụ vận tải quốc tế, dịch vụ hải quan, du lịch,… giúp các khu kinh tế khu vực cửa khẩu thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh góp phần vào sự phát triển của kinh tế – xã hội của Việt Nam.

Không chỉ vậy, hoạt động tạm nhập, tái xuất cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển nhiều dịch vụ có liên quan, đặt biệt là dịch vụ Logistics như hoạt động làm hàng tại cảng, dịch vụ kho bãi, cảng, vận chuyển đường thủy, hàng không, đường bộ, dịch vụ bảo hiểm hàng hóa … thu được phí và tạo thêm việc làm.

Như vậy hoạt động tạm nhập tái xuất đã giúp doanh nghiệp tham gia vào việc luân chuyển dòng hàng hóa quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao nhận, vận tải Việt Nam được xử lý nghiệp vụ & nâng cao năng lực xử lý vận tải, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Từ đó, khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.

Khi có hoạt động tạm nhập tái xuất diễn ra kéo theo rất nhiều ngành nghề khác phát triển. Vì vậy, tạm nhập tái xuất có vai trò lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung, của ngành xuất nhập khẩu & Logistics nói riêng.

3. Các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam

Hiện nay, các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam vô cùng đa dạng. Thông thường, hàng tạm nhập tái xuất là máy móc, thiết bị, phương tiện thi công,..không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá được phép tạm nhập, tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công.

Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên.

Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên.

Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên.

Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên.

Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên.

Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên.

Các doanh nghiệp cần lưu ý các mặt hàng thuộc danh mục cấm tạm nhập, tái xuất, tránh tiến hành tạm nhập tái xuất các mặt hàng dưới đây:

+ Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên.

+ Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại.

+ Các loại mặt hàng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, gây ra dịch bệnh hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người

+ Các loại chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải;

Theo quy định mới nhất hiện nay, các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam là những mặt hàng không có tên trong Phụ lục VI. Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất của Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Doanh nghiệp cần tránh các mặt hàng này khi tìm hiểu về thủ tục tạm nhập tái xuất.

4. Thủ tục tạm nhập tái xuất

Khi làm thủ tục tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp cần lưu ý về những thông tin sau:

Về thời gian khai báo hải quan và nộp tờ khai hải quan

Căn cứ vào khoản 1 Điều 25 Luật hải quan 2014, thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan như sau:

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;

Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;

Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định của Luật hải quan 2014.

Về địa điểm thực hiện thủ tục tạm nhập tái xuất

- Địa điểm thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất là địa điểm thuộc cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan, tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải (thông tin này được quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Hải quan năm 2014).

- Địa điểm để thương nhân thực hiện khai báo hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất là trụ sở Cục hải quan, trụ sở Chi cục hải quan.

Bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan hàng tạm nhập tái xuất 

Gồm các giấy tờ sau:

1/ Tờ khai hải quan soạn theo mẫu của Bộ Tài chính ban hành

2/ Giấy tờ vận tải khi hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;

3/ Chứng từ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhập – tái xuất để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp

4/ Giấy phép nhập khẩu, chứng từ thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo các quy định có liên quan: gồm 1 bản chính

Như vậy, việc thực hiện thủ tục hải quan với hàng tạm nhập tái xuất có rất nhiều sự khác biệt so với các mặt hàng xuất nhập khẩu thông thường. Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu về chính sách mặt hàng để xin các loại giấy phép cần thiết, tránh bị động dẫn đến trường hợp lưu kho, lưu bãi do chờ làm thủ tục hải quan hàng tạm nhập tái xuất.

5. Mẫu công văn xin tạm nhập tái xuất

Để bạn đọc dễ hình dung về một văn bản xin tạm nhập tái xuất, chúng tôi cập nhật Mẫu công văn xin tạm nhập tái xuất bằng text và hình ảnh để doanh nghiệp có thể dễ dàng soạn thảo công văn này.

Lưu ý, tùy từng mặt hàng, thông tin đề cập trên mẫu công văn xin tạm nhập tái xuất có thể điều chỉnh cho phù hợp.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–
Số:………………..
V/v xin tạm nhập tái xuất/tạm xuất tái nhập/chuyển khẩu mặt hàng…

…, ngày … tháng … năm …

Kính gửi: Bộ Công Thương

– Tên thương nhân: ………………………………………………………………..

– Địa chỉ liên hệ…………………………………………………………………...…

– Điện thoại:……………………………….Fax:………………………………....…

– GCN ĐK kinh doanh/GCNĐK doanh nghiệp/GCN đầu tư số:………………..

– Số Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế :……………………………………..

Căn cứ Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06/4/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và Thông tư số /2011/TT-BCT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, thương nhân xin kinh doanh tạm nhập tái xuất/tạm xuất tái nhập/chuyển khẩu, cụ thể như sau:

1. Mặt hàng:……………….……………………………………………………....…

Số lượng: ……………..………………Trị giá: ……………………………….....…

2. Thương nhân nước ngoài bán hàng: ………………………………………….

– Hợp đồng mua hàng số: …… ngày ………Cửa khẩu nhập hàng : …………

3. Thương nhân nước ngoài mua hàng: …………………………………………

– Hợp đồng bán hàng số: …..……………. ngày ……………….…….……….…

– Cửa khẩu xuất hàng : ………………………………………………………….…

Thương nhân cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập tái xuất/tạm xuất tái nhập/chuyển khẩu) tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06/4/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và Thông tư số /2011/TT-BCT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ghi rõ họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

mẫu công văn xin tạm nhập tái xuất

Mẫu công văn xin tạm nhập tái xuất

6. Thực trạng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay tình hình tạm nhập tái xuất ở Việt Nam diễn ra ngày càng sôi nổi, một phần do sự phát triển của nền kinh tế.Tuy nhiên cũng vì vậy, hoạt động tạm nhập tái xuất diễn ra tràn lan, có nhiều sai phạm. Điều này đòi hỏi cơ quan nhà nước cần kiểm soát gắt gao hơn hoạt động tạm nhập tái xuất.

Do có một số sai phạm khi làm thủ tục tạm nhập tái xuất, về phía tổng cục hải quan thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt hơn hàng hóa tạm nhập tái xuất.

Cụ thể, phương tiện vận chuyển cát tạm nhập tái xuất phải niêm phong bằng seal định vị để chi cục hải quan làm thủ tục giám sát trong suốt quá trình vận chuyển.

Doanh nghiệp cần lưu ý, khi thực hiện tạm nhập tái xuất, hàng hóa tạm nhập phải tái xuất ngay. Nếu xảy ra tình huống chưa tái xuất ngay thì phải lưu giữ tại khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 82 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (Hiện nay sử dụng Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC)

Hàng hóa tạm nhập tái xuất không được phép thay đổi phương thức vận chuyển và phương tiện vận tải khi vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất. Quá trình thay đổi phương tiện vận tải thông thường chỉ được thực hiện tại cửa khẩu nhập & cửa khẩu xuất dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan.

Mong rằng bài viết này của Kiến thức xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn hiểu hơn về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ hải quan và cần tư vấn về khóa học xuất nhập khẩu, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Xem thêm các bài viết:

Từ khóa liên quan: tạm nhập tái xuất là gì, tạm nhập tái xuất, hàng tạm nhập tái xuất là gì, thủ tục tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập là gì, hàng tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không, thực trạng tạm nhập tái xuất ở việt nam, mẫu công văn xin tạm xuất tái nhập, thời gian tạm nhập tái xuất, ví dụ về tạm nhập tái xuất, tờ khai tạm nhập tái xuất, quy trình tạm nhập tái xuất, mục đích của tạm nhập tái xuất, mẫu tờ khai tạm nhập tái xuất, các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở việt nam

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK 2
Bài viết trước Review Khóa Học Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan Tốt Nhất

Review Khóa Học Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan Tốt Nhất

Bài viết tiếp theo

Ủy Thác Xuất Khẩu Là Gì? Quy Định Về Ủy Thác Xuất Khẩu

Ủy Thác Xuất Khẩu Là Gì? Quy Định Về Ủy Thác Xuất Khẩu
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo