Khu Chế Xuất Là Gì? Các Khu Chế Xuất Quan Trọng Ở Việt Nam

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 18/10/2022 19 phút đọc

Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chưa biết đến, hoặc chưa am hiểu về nó.

Hãy cùng Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu tìm hiểu Khu chế xuất là gì? Những thông tin cần biết về khu chế xuất qua bài viết này nhé.

1. Khu Chế Xuất Là Gì? Khái Niệm Về Khu Chế Xuất

Khu chế xuất (export processing zone) được hiểu là khu công nghiệp tập trung chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và hoạt động xuất khẩu hàng hóa, khu chế xuất có ranh giới địa lý xác định, do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập theo các điều kiện, thủ tục, trình tự pháp luật quy định. Trong khu chế xuất không cho phép dân cư sinh sống.

Ví dụ như: Khu chế xuất Linh Trung I, khu công nghiệp Bình Chiểu, khu công nghiệp Cát Lái II, khu công nghiệp Hiệp Phước,...

2. Vai Trò Của Khu Chế Xuất Là Gì?

Khu chế xuất có 5 vai trò lớn, nổi bật như sau:

- Khu chế xuất thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ. Hiện nay tổng số vốn của các doanh nghiệp đến từ 40 quốc gia trên thế giới đầu tư vào khu chế xuất ở Việt Nam lên tới 17,6 tỷ USD dựa trên số vốn doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép đầu tư tại thị trường Việt nam chiếm 37%.

- Góp phần tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: khu chế xuất đã giúp cho thị trường lao động nước ta được chuyên môn hóa, tập trung khai thác tối đa ưu điểm để tạo thành lĩnh vực xuất khẩu sang nước ngoài, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và đồng thời đẩy mạnh sự phát triển kinh tế.

- Tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn lao động, giúp xóa đói giảm nghèo. Hiện nay khu chế xuất đã giúp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp cho hơn 750000 người lao động trực tiếp và hơn 1 triệu lao động gián tiếp. Khi tiếp xúc với những công nghệ tiên tiến, hiện tại và được đào tạo bài bản ở khu chế xuất, người lao động có thể nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân.

- Khi khu chế xuất được nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn và cung cấp thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến áp dụng trong sản xuất, sẽ giúp cải thiện năng lực công nghệ quốc gia.

- Khu chế xuất giúp thúc đẩy nền kinh tế địa phương, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.

Các khu chế xuất ở Việt Nam

3. Phân Biệt Khu Công Nghiệp Và Khu Chế Xuất

Khu chế xuấtKhu công nghiệp
Khái niệm- Là khu công nghiệp tập trung chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.- Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, tập trung chuyên sản xuất hàng công nghiệp, cung ứng dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp.
Mục tiêu- Thu hút doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư.- Phổ cập hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút cả doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài.
Ranh giới địa lý- Là biên giới hải quan và thuế quan của một nước.- Xác lập bằng hệ thống hàng rào.
Chính sách ưu đãi- Doanh nghiệp được tư do nhập khẩu nguyên vật liệu không giới hạn số lượng

- Không cần nộp thuế xuất khẩu, thuế doanh thu

- Được hỗ trợ làm thủ tục hải quan

- Chỉ ở mức cơ bản nhất định
Thành phần doanh nghiệp- Các doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất, thì gọi là doanh nghiệp chế xuất

- Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế nhập khẩu (khi nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định, nguyên liệu sản xuất, khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài)

- Gồm tất cả doanh nghiệp trong nước và ngoài nước
Ngành nghề sản xuất- Gạo, dệt may, giày da,...- Vật liệu xây dựng, thiết bị tiêu dùng, dịch vụ logistics,...

4. Các Khu Chế Xuất Quan Trọng Ở Việt Nam

Sau đây là 4 khu chế xuất quan trọng nhất ở Việt Nam

- Khu chế xuất Tân Thuận: Đây là khu chế xuất đầu tiên tại Việt Nam, và cũng là khu chế xuất thành công nhất thời điểm hiện tại. Nó nằm ở vị trí vô cùng thuận lợi, phía Đông Nam của trung tâm TP.HCM nên có nhiều điều kiện, cơ hội để phát triển.

- Khu chế xuất Linh Trung I (TP.HCM): Khu chế xuất này hoạt động kinh doanh chủ yếu là cho thuê đất công nghiệp và nhà xưởng, và hoạt động công nghiệp chủ yếu là công nghiệp nhẹ, gia công sản phẩm, máy móc.

- Khu chế xuất Linh Trung II: Đây là khu chế xuất thu hút nhiều sự đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài: Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan,.. Khu chế xuất Linh Trung II nằm ở vị trí trục giao thông thuận lợi nên việc vận chuyển hàng hóa cũng được thuận lợi, hanh thông hơn.

Khái niệm khu chế xuất là gì?

- Khu chế xuất Linh Trung III cũng nằm trong khu chế xuất Linh Trung, đây là dự án liên doanh giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nơi đây chủ yếu cho thuê đất công nghiệp, nhà xưởng và kho hàng.

»»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

5. Quy Định Về Khu Chế Xuất

Quy định áp dụng riêng với khu chế xuất theo Nghị định Chính phủ ban hành:

- KCX hoặc DNCX được áp dụng quy định đối với khu phi thuế quan, trừ những ưu đãi riêng đối với khu phi thuế quan thuộc KKT cửa khẩu.

- KCX hoặc DNCX ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống cổng, cửa ra vào, tường rào, đảm bảo đầy đủ điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan, cơ quan chức năng có liên quan.

- Quy định cấp giấy chứng nhận đầu tư, mở rộng KCX:

+ Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển của KCN

+ Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ KCN đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60%

+ Công trình xử lý nước thải tập trung được xây dựng và đưa vào sử dụng trong KCN

Tham khảo: Khóa Học Báo Cáo Quyết Toán Chuyên Sâu

6. Giải Đáp Một Số Vấn Đề Về Khu Chế Xuất

#Khu chế xuất có phải là khu vực hải quan riêng

KCX, DNCX được áp dụng quy định đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan chỉ trừ các quy định áp dụng riêng với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu.

#Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế GTGT

Theo quy định tại Khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, thì bán hàng vào KCX không phải chịu thuế GTGT.

#Thủ tục bán hàng vào khu chế xuất như thế nào

- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo thông tư 38/2015/TT-BTC

- Hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 1 bản chính (nếu chỉ xuất khẩu 1 lần), 1 bản chụp kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi (nếu xuất khẩu nhiều lần)

- Hợp đồng mua bán

- Hóa đơn GTGT

- Phiếu đóng gói hàng hóa

- Tên hàng hóa (tiếng Việt), mã HS code

#Hồ sơ khu chế xuất là gì?

Hồ sơ xin việc vào khu chế xuất gồm có:

- Sơ yếu lý lịch

- Đơn xin việc tại khu chế xuất

- Sổ hộ khẩu, căn cước công dân

- Giấy khám sức khỏe

- Các loại giấy tờ khác

Xem thêm:

Trên đây là tất cả các thông tin về khu chế xuất mà chúng tôi cung cấp cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hy vọng bài viết giúp ích cho học tập và công việc của bạn.

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK 3
Bài viết trước Booking Note Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Booking Note

Booking Note Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Booking Note

Bài viết tiếp theo

Ủy Thác Xuất Khẩu Là Gì? Quy Định Về Ủy Thác Xuất Khẩu

Ủy Thác Xuất Khẩu Là Gì? Quy Định Về Ủy Thác Xuất Khẩu
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo