RCEP Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Hiệp Định RCEP

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 07/10/2022 13 phút đọc

Sau khi được thực thi vào đầu năm 2022, hiệp định RCEP đã đem lại lợi ích kinh tế cho rất nhiều thành viên trên phạm vi toàn thế giới, góp phần quan trọng giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vậy cụ thể RCEP là gì? Hãy cùng Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. RCEP là gì? RCEP là viết tắt của từ gì?

RCEP là viết tắt của từ Regional Comprehensive Economic Partnership, nghĩa là hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực, nó bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và thêm 6 quốc gia (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand) đã ký hiệp định với ASEAN, tất cả đều hướng tới mục tiêu hình thành nên một Hiệp định thương mại tự do Đông Á.

2. Hiệp định thương mại RCEP có hiệu lực khi nào?

Việc đàm phán RCEP được tiến hành từ tháng 5/2013 khi đó Ấn Độ cũng là một thành viên của RCEP, đến cuối năm 2019 thì nó cơ bản đã hoàn tất tuy nhiên vào giai đoạn cuối Ấn Độ đã rút khỏi RCEP.

Ngày 15/11/2020 hiệp định chính thức được ký kết trực tuyến nhân Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tổ chức tại Hà Nội.

Sau khi hiệp định được ký kết, các thành viên của RCEP sẽ tiến hành hai bước sau để Hiệp định có hiệu lực:

- Bước 1: Phê chuẩn/phê duyệt hoặc chấp thuận nội bộ theo quy trình thủ tục pháp lý của quốc gia mình.

- Bước 2: Nộp văn kiện trên cho cơ quan lưu chiểu của RCEP (được thống nhất là tổng thư ký ASEAN)

»»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

3. Nội dung hiệp định RCEP

Nội dung Hiệp định RCEP có 20 chương, 4 phụ lục (bao gồm các biểu/ danh mục cam kết của các nước thành viên về dịch vụ, thuế quan, di chuyển thể nhân và đầu tư).

- Phần mở đầu: Chủ yếu nhấn mạnh về mong muốn tăng cường hội nhập kinh tế, thúc đẩy hợp tác, tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước thành viên.

- Chương 1 là các điều khoản ban đầu và định nghĩa chung: chương điều khoản chủ yếu khẳng định lại mục tiêu của RCEP, còn phần định nghĩa là giải thích các thuật ngữ chung được sử dụng trong hiệp định.

- Chương 2 là thương mại hàng hóa nói về các quy định, cam kết cụ thể về tự do hóa thương mại.

- Chương 3 là quy tắc xuất xứ

- Chương 4 là thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại

- Chương 5 là các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật

- Chương 6 là tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp

- Chương 7 là phòng vệ thương mại

- Chương 8 là thương mại dịch vụ

- Chương 9 là di chuyển thể nhân

- Chương 10 là đầu tư

- Chương 11 là sở hữu trí tuệ

- Chương 12 là thương mại điện tử

- Chương 13 là cạnh tranh

- Chương 14 là doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Chương 15 là hợp tác kinh tế và kỹ thuật

- Chương 16 là mua sắm của chính phủ

- Chương 17 là các điều khoản chung và ngoại lệ

- Chương 18 là các điều khoản thể chế

- Chương 19 là giải quyết tranh chấp

- Chương 20 là điều khoản cuối cùng

Quy tắc xuất xứ hàng hóa

Trong RCEP, quy tắc xuất xứ hàng hóa là điều kiện xác định hàng hóa có thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA hay không. Ưu đãi thuế quan của FTA chỉ dành cho hàng hóa có “xuất xứ” trong khu vực đó mà không dành cho hàng hóa xuất xứ ngoài khu vực FTA.

Mỗi FTA sẽ có một bộ QTXX riêng biệt, “hàng hóa xuất xứ” là hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu của QTXX, và khi xuất khẩu vào thị trường nước thành viên khu vực FTA thì sẽ được xem xét áp dụng mức thuế quan ưu đãi.

Trong RCEP, nội dung về QTXX được quy định rõ ràng ở chương 3, gồm có:

- Phần lời văn: có các nguyên tắc chung về QTXX và các thủ tục chứng nhận hàng hóa xuất xứ.

- Phụ lục 3A - Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng (PSR): có các QTXX cụ thể cho từng nhóm hàng HS 4 số hoặc một số mặt hàng chi tiết đến HS 6 số.

- Phụ lục 3B - Danh mục các thông tin tối thiểu

4. Mẫu form RCEP

Mẫu form RCEP

Mẫu form RCEP

5. Lợi ích của Việt Nam khi tham gia RCEP

- Tạo ra nhiều lợi thế giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Các sản phẩm có khả năng gia tăng thương mại, đặc biệt là các sản phẩm ngành dệt may, điện tử, da giày.

- Được hưởng mức thuế thấp, nếu có thể tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất rẻ hơn nữa sẽ mang đến cơ hội nâng cao xuất khẩu.

»»» REVIEW Khóa Học PURCHASING Ở Đâu Tốt?

6. Sự khác nhau giữa RCEP và CPTPP

- CPTPP tự do hóa 10 chương HS cho tất cả các nước thành viên còn RCEP không có danh mục phân ra từng giai đoạn cụ thể và nó không tự do hóa hệ thống hài hòa HS cho tất cả các thành viên.

- Thời gian tối đa giảm thuế suất ưu đãi xuống miễn phí của CPTPP ngắn hơn RCEP.

- Các nền kinh tế của CPTPP còn khác về nhóm sảm phẩm họ cho là nhạy cảm so với RCEP. Hầu hết các sản phẩm đều bị loại trừ trong CPTPP và có 1 phần tự do hóa là nông nghiệp, RCEP thì ngược lại các sản phẩm phi nông nghiệp sẽ được tự do hóa nhiều hơn.

7. So sánh RCEP và ATIGA

- RCEP mở hơn so với ATIGA, ATIGA mang tính đóng khuôn. Nghĩa là các đối tác của ATIGA không được mở rộng và tìm kiếm nhiều hơn trong thực tế. ATIGA chỉ áp dụng với 10 nước ASEAN, nhằm đem tới lợi ích tốt nhất, thúc đẩy các hoạt động kinh tế, thương mại khu vực Đông Nam Á.

- Sau khi có hiệu lực thi hành 18 tháng, RCEP mới xem xét đơn yêu cầu của các thành viên mới. Và RCEP có khả năng sẽ kết nạp nhiều thành viên hơn tham gia vào Hiệp định. Đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội mới tiếp cận thị trường trong chính sách ưu đãi thuế quan.

Trên đây là khái niệm RCEP là gì và tất cả những thông tin về RCEP. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết và chúc các bạn có một sức khỏe dồi dào, may mắn và thành công trong cuộc sống.

Tham khảo thêm:

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK 3
Bài viết trước Phí ENS Là Phí Gì Trong Xuất Nhập Khẩu?

Phí ENS Là Phí Gì Trong Xuất Nhập Khẩu?

Bài viết tiếp theo

Ủy Thác Xuất Khẩu Là Gì? Quy Định Về Ủy Thác Xuất Khẩu

Ủy Thác Xuất Khẩu Là Gì? Quy Định Về Ủy Thác Xuất Khẩu
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo