Phí Vệ Sinh Container (Cleaning Container Fee) Là Gì? Giá Bao Nhiêu?

Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu Tác giả Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu 08/11/2024 15 phút đọc

Phí vệ sinh container là gì? Đây có lẽ là câu hỏi của khá nhiều bạn quan tâm tới ngành Xuất nhập khẩu, logistics nhưng chưa hiểu rõ về loại phí này. Tuy nhiên đây là một loại phí khá khổ biến trong logistics. Vậy phí vệ sinh container (Cleaning Container Fee) là gì? Có những loại nào, ai là người trả phí… tất cả sẽ được Kiến thức xuất nhập khẩu giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây.

1. Phí vệ sinh container là gì?

Phí vệ sinh container hay Cleaning container fee, là khoản phí mà người thuê container phải thanh toán cho hãng tàu hoặc đơn vị vận chuyển để làm sạch container rỗng sau khi sử dụng.

Điều này có nghĩa là khi hàng hóa đã được dỡ xuống và container được trả về các Depot (cảng cạn), người nhập khẩu cần chi trả phí vệ sinh để đảm bảo container rỗng được làm sạch trước khi tái sử dụng.

Mục đích của phí vệ sinh container

Việc vệ sinh container sau mỗi chuyến hàng là cần thiết để duy trì chất lượng cho lô hàng tiếp theo. Trong quá trình vận chuyển, vỏ container có thể bị dính bụi bẩn, mùi hôi hoặc tổn hại do đặc tính của hàng hóa. Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng, những tồn dư này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa trong chuyến vận chuyển kế tiếp. Đặc biệt quan trọng đối với hàng hóa nhạy cảm như thực phẩm, dược phẩm, hoặc các sản phẩm dễ bị ảnh hưởng bởi mùi và chất bẩn.

Đảm bảo an toàn: Vệ sinh container giúp loại bỏ các chất độc hại hoặc các vật liệu nguy hiểm còn sót lại, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho nhân viên vận chuyển cũng an toàn cho hàng hóa sau.

phi-ve-sinh-container
 

Do đó, để đảm bảo an toàn và vệ sinh cho hàng hóa, người thuê container phải làm sạch container sau khi sử dụng. Chi phí để hãng tàu thực hiện vệ sinh này là khoản Cleaning container fee mà khách hàng cần trả thêm trong quá trình vận chuyển.

2. Các loại Cleaning Container Fee

Tùy theo quy trình vệ sinh, mỗi hãng tàu sẽ áp dụng mức phí khác nhau cho việc làm sạch container:

– Vệ sinh thông thường (chỉ cần quét dọn, làm sạch thông thường hoặc không có vấn đề gì nghiêm trọng): Chi phí được tính theo bảng giá quy định của hãng tàu và đơn vị giao nhận (Forwarder). Phí vệ sinh container thông thường này thường được áp dụng khi container không vận chuyển các hàng hóa đặc biệt dễ gây bẩn.

– Vệ sinh nâng cao: Áp dụng cho các trường hợp đặc biệt khi container có mức độ bẩn cao hoặc cần làm sạch kỹ lưỡng hơn, với mức phí cụ thể do hãng tàu quy định. Một số trường hợp phổ biến bao gồm:

+ Làm sạch bằng cách cạo, quét kỹ: Dành cho các container chứa bột đá, thạch cao, phế liệu... làm bẩn sàn.

+ Làm sạch bằng dung môi như nước hoặc chất tẩy nhẹ: Áp dụng cho các container vận chuyển thức ăn gia súc, đất, cát...

+ Vệ sinh bằng hóa chất tẩy rửa mạnh và khử mùi: Phí Cleaning Container Fee áp dụng khi container cần được khử mùi sau khi vận chuyển hàng hóa có mùi mạnh như cá, thịt, hóa chất bám vào thành container hoặc các sản phẩm nặng mùi khác. Đảm bảo rằng container không còn tồn đọng mùi ảnh hưởng đến hàng hóa tiếp theo.

Mỗi loại hình vệ sinh đều có mức phí riêng dựa trên tính chất và yêu cầu cụ thể của từng loại hàng hóa.

>> Bài viết xem nhiều: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

3. Khi nào phải trả phí vệ sinh container

Phí vệ sinh container (Cleaning Container Fee) có thể khác nhau cho mỗi lô hàng hóa tùy thuộc vào kích cỡ, tình trạng container và quy định của đơn vị quản lý hoặc công ty vận tải. Chi phí này thường được xác định thông qua thỏa thuận và được bổ sung vào hợp đồng hoặc điều khoản vận chuyển giữa các bên.

Phí vệ sinh container phải trả khi nào?

Cleaning Container Fee là một loại phí bắt buộc do hãng tàu thu tại cảng đến. Người nhập khẩu thường sẽ phải chi trả khoản Cleaning Fee này trước khi làm thủ tục nhận lệnh giao hàng (DO) để đưa hàng về kho.

Khoản phí vệ sinh container nằm trong nhóm phí đến do quá trình làm sạch container được thực hiện tại nơi đến, nơi người nhận có sự hiện diện và dễ dàng kiểm soát quy trình vệ sinh. Do đó khoản phí này thường sẽ do người nhập khẩu thanh toán cho đơn vị giao nhận (Forwarder), sau đó Forwarder sẽ thay mặt thanh toán cho hãng tàu, trừ trường hợp người nhập khẩu làm việc trực tiếp với hãng tàu.

Trong trường hợp hàng lẻ (LCL) và người nhập khẩu chỉ có một phần hàng trong container, họ sẽ không phải chịu khoản phí vệ sinh container này.

khi-nao-phai-tra-phi-ve-sinh-container
 

Mặc dù phí vệ sinh container đã được thu trước đó nhưng trong trường hợp container bị trả về với các vết bẩn đặc biệt hoặc mùi hôi khó xử lý, tại các kho lưu giữ (depot) có thể thu thêm phí dù khoản phí ban đầu đã thanh toán cho hãng tàu. Đặc biệt, các chất bẩn như hóa chất, thức ăn thừa, dầu nhớt hoặc bất kỳ loại chất thải nào khó vệ sinh đều có thể khiến phí làm sạch tăng cao, đảm bảo rằng container đạt chuẩn cho chuyến hàng tiếp theo.

>> Xem thêm: Cách xác định vị trí của container trên tàu vận chuyển

Kích Thước Các Loại Container Trong Vận Tải Quốc Tế

4. Quy trình vệ sinh Container

Container sẽ được làm sạch tại cơ sở do hãng vận chuyển chỉ định, nơi tiếp nhận container rỗng sau khi người nhận hàng đã hoàn tất việc dỡ hàng và hoàn trả container. Tại đây, đội ngũ kỹ thuật sẽ tiến hành các bước kiểm tra tình trạng container, xử lý mọi sửa chữa cần thiết và thực hiện công đoạn vệ sinh để đảm bảo container sạch sẽ và an toàn cho chuyến hàng tiếp theo.

Sau khi hoàn tất quá trình làm sạch, container sẽ được kiểm tra lại và cấp Giấy chứng nhận trao đổi thiết bị (EIR) hoặc Lệnh Phát Container, xác nhận rằng container đã đạt chuẩn để sử dụng cho hoạt động xuất khẩu tiếp theo.

5. Các loại phụ phí liên quan đến vận chuyển container trong logistics

Dưới đây là một số loại phí liên quan đến container khác thường gặp

- Phí THC (Terminal Handling Charge) là phí xếp dỡ tại cảng. Đây là phí mà các cảng thu dùng cho các hoạt động như xếp dỡ, di chuyển container từ bãi lên tàu hoặc từ tàu xuống bãi, và các dịch vụ liên quan khác.

Phí này do cảng thu từ hãng tàu, sau đó hãng tàu tính vào chi phí vận chuyển mà người gửi hoặc người nhận hàng phải chi trả. Phí THC khác nhau tùy cảng và quốc gia, và là một phần quan trọng trong chi phí logistics của hàng hóa.

- Phí CFS (Container Freight Station Fee) là khoản phí áp dụng cho các hoạt động xử lý lô hàng lẻ (LCL) tại kho CFS. Đây là khoản phí thực hiện hoạt động đóng vào hoặc rút hàng hóa ra khỏi container, bao gồm các dịch vụ như nhận hàng, phân loại, lưu kho tạm thời và xếp dỡ hàng hóa từ container tại điểm tập kết.

>> Xem thêm: CY là gì ? CY và CFS khác nhau như thế nào?

- Phí lưu container tại kho (Demurrage Fee): Phí lưu container tại kho là chi phí phát sinh khi container không được lấy ra khỏi kho bãi của hãng tàu hoặc cảng đúng thời gian quy định. Vì một lý do nào đó mà container sẽ phải nằm lưu lại ở kho trong một thời gian nhất định so với dự tính ban đầu. Phí DEM này được tính dựa trên số ngày lưu kho quá hạn.

>> Xem thêm: DEM và DET là gì ? Phân biệt phí DEM, DET, STORAGE

- Phí nâng hạ container (Lift On/Lift Off - LO/LO Fee)

Phí nâng hạ container (Lift On/Lift Off - LO/LO Fee) là khoản phí cho việc nâng container lên hoặc hạ container xuống từ các phương tiện vận chuyển như tàu, xe tải, hoặc xe lửa.

Phí này được áp dụng mỗi khi container cần được di chuyển vào hoặc ra khỏi các thiết bị vận chuyển. Mức phí có thể thay đổi tùy vào loại container, cảng, và quy trình xử lý, và thường do cảng hoặc hãng vận chuyển thu từ chủ hàng

Trên đây Kiến thức xuất nhập khẩu đã tổng hợp chi tiết các thông tin liên quan đến phí vệ sinh container (cleaning container fee) là gì? Các loại phí container, cách tính, ai là người trả, khi nào phải trả?... để bạn có cái nhìn toàn diện nhất về loại phí này.

Hy vọng rằng các thông tin trên đã mang lại kiến thức hữu ích, giúp bạn nắm rõ hơn về các chi phí phát sinh trong vận chuyển container và lên kế hoạch tài chính hiệu quả cho các hoạt động xuất nhập khẩu của mình.

Bài viết trước Các Loại Thuế Và Phí Trong Khai Báo Hải Quan - Cần Lưu Ý

Các Loại Thuế Và Phí Trong Khai Báo Hải Quan - Cần Lưu Ý

Bài viết tiếp theo

D/P (Documents Against Payment) Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết

D/P (Documents Against Payment) Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo