Làm Sao Để Giảm Thiểu Rủi Ro Trong Xuất Nhập Khẩu?

Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu Tác giả Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu 01/11/2024 22 phút đọc

Làm sao để giảm thiểu rủi ro trong xuất nhập khẩu luôn là câu hỏi được quan tâm của các doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Có những loại rủi ro nào trong xuất nhập khẩu, xác định, quản lý và giảm thiểu rủi ro trong xuất nhập khẩu sẽ được Kiến thức xuất nhập khẩu phân tích chi tiết qua bài viết sau đây.

1. Rủi ro trong xuất nhập khẩu gồm những gì?

Trong quá trình xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều loại rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Những rủi ro này không chỉ đến từ yếu tố khách quan như thay đổi chính sách, biến động tỷ giá, mà còn từ yếu tố nội tại như quản lý quy trình không chặt chẽ, thiếu kiểm soát chất lượng hàng hóa.

Bất kỳ rủi ro trong xuất nhập khẩu nào phát sinh cũng có thể gây tổn thất về tài chính, ảnh hưởng đến thời gian giao hàng và uy tín của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không chỉ cần hiểu rõ về các loại rủi ro mà còn phải có kế hoạch ứng phó kịp thời để duy trì tính cạnh tranh và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình.

Những loại rủi ro chính trong xuất nhập khẩu bao gồm:

  • Rủi ro pháp lý: Thay đổi chính sách, quy định xuất nhập khẩu và các luật về hải quan.
  • Rủi ro trong thanh toán quốc tế: Thanh toán không đúng hạn, biến động tỷ giá, rủi ro tín dụng.
  • Rủi ro vận chuyển và hậu cần (Logistics): Mất mát, hư hỏng hàng hóa, các sự cố trong quá trình vận chuyển.
  • Rủi ro thị trường: Nhu cầu thị trường thay đổi, mất thị phần do biến động giá.

2. Rủi ro pháp lý trong xuất nhập khẩu

Các thay đổi bất ngờ trong quy định hoặc luật pháp của quốc gia xuất khẩu hoặc nhập khẩu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao nhận hàng hóa. Chẳng hạn, một thay đổi trong chính sách thuế nhập khẩu hoặc hạn chế đối với các mặt hàng cụ thể có thể gây chậm trễ hoặc làm tăng chi phí.

Luật pháp và quy định có sự khác biệt rõ rệt giữa các quốc gia. Điều được coi là hợp lệ hoặc thông lệ tại quốc gia này có thể không áp dụng tại quốc gia khác, gây ra những thách thức pháp lý cho doanh nghiệp xuất khẩu trong các lĩnh vực như hải quan, hợp đồng, tiền tệ, trách nhiệm pháp lý và quyền sở hữu trí tuệ.

Để giảm thiểu các rủi ro trong xuất nhập khẩu này, doanh nghiệp nên tìm đến cố vấn pháp lý có kinh nghiệm tại quốc gia nhập khẩu hoặc những chuyên gia có hiểu biết sâu rộng về luật pháp địa phương. Điều này giúp tránh được các tranh chấp pháp lý phức tạp ở nước ngoài, cho phép doanh nghiệp dự phòng và xử lý hiệu quả các vấn đề tiềm ẩn.

Cùng với đó doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên các quy định pháp lý và tìm hiểu các hiệp định thương mại tự do và áp dụng cho phù hợp.

>> Xem thêm: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất Hà Nội và TPHCM

giam-thieu-rui-ro-trong-xuat-nhap-khau
 

3. Rủi ro trong thanh toán quốc tế

Rủi ro trong thanh toán quốc tế (TTQT) là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia TTQT (nhà xuất khẩu, nhập khẩu, ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và các tác nhân trung gian…) hoặc những nhân tố khách quan khác gây nên như thiên tai, chiến tranh, chính trị…

Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến các giao dịch thương mại quốc tế. Nó cũng giống như rủi ro trong giao dịch thương mại trong nước, nhưng phức tạp hơn do khoảng cách về địa lý, những khác biệt về văn hóa, luật pháp…

>> Bài viết xem nhiều: Những Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế

3.1 Một số rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế

Rủi ro tín dụng

Rủi ro mất khả năng thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ xảy ra khi một bên không thể thanh toán, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân có thể bao gồm tình hình khó khăn tài chính khiến doanh nghiệp vỡ nợ, hoặc do thông tin tín dụng không đủ, làm các bên khó đánh giá chính xác khả năng tài chính và độ uy tín của đối tác. Việc thiếu thông tin này dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng cao hơn trong giao dịch.

Ví dụ: Ngân hàng A mở L/C với tổng trị giá: 699.556 USD nhập dầu DOP của công ty ELOPI cho Công ty VIMEXCO, Vũng tàu. Đến hạn Công ty VIMEXCO không tiêu thụ hết hàng và không có đủ tiền để thanh toán.

Cuối cùng ngân hàng A đã phải trả thay và yêu cầu Công ty VIMEXCO nhận nợ vay bắt buộc. Vì vậy, lựa chọn khách hàng và ngân hàng nước ngoài có quan hệ tín dụng tốt là điều vô cùng quan trọng trong thanh toán quốc tế.

>> Xem thêm: Rủi Ro Của Thanh Toán LC và Cách Giảm Thiểu Rủi Ro

Rủi ro về tỷ giá

Biến động tỷ giá có tác động khác nhau đối với các bên tham gia xuất nhập khẩu.

Đối với nhà xuất khẩu, biến động này có thể làm thay đổi kế hoạch tài chính, đặc biệt khi nhà xuất khẩu nhận tài trợ xuất khẩu từ ngân hàng bằng nội tệ để phục vụ sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.

Với nhà nhập khẩu, rủi ro gia tăng khi đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán không đồng nhất, vì biến động tỷ giá khiến chi phí thanh toán ngoại tệ tăng, khó bù đắp qua giá bán sản phẩm.

Đối với ngân hàng thương mại, việc quản lý nguồn ngoại tệ và duy trì cân đối tài sản ngoại tệ là thiết yếu nhằm tránh tổn thất do tỷ giá thay đổi.

Rủi ro quốc gia

Rủi ro quốc gia trong xuất nhập khẩu liên quan đến các thay đổi chính trị, kinh tế hoặc chính sách ngoại thương của một quốc gia, gây ảnh hưởng đến thanh toán và giao nhận hàng hóa. Với nhà nhập khẩu, rủi ro có thể phát sinh nếu chính phủ nước nhập khẩu ngăn cấm việc thanh toán ngoại tệ ra nước ngoài hoặc hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu, không thể thông quan. Đối với nhà xuất khẩu, các thay đổi về chính sách ngoại thương hoặc thuế quan có thể gây khó khăn cho việc cung ứng và nhận thanh toán. Rủi ro quốc gia cũng xảy ra nếu cả hai nước đều cấm nhập và xuất hàng hóa sau khi hợp đồng đã được ký kết.

Ví dụ: Theo lệnh cấm vận của Mỹ, mọi khoản thanh toán bằng đồng USD qua hệ thống thanh toán bù trừ tại Mỹ cho những người hưởng có tên nằm trong danh sách cấm vận đều bị phong tỏa tại Mỹ. Ngân hàng B khi thực hiện lệnh thanh toán số tiền 130,000 USD theo đề nghị của khách hàng trong nước cho 13 người du lịch thăm dò thị trường Cuba đã gặp sơ suất khi nêu tên Cuba trong lệnh thanh toán.

Giao dịch trên khi được thực hiện bù trừ tại Mỹ thông qua ngân hàng đại lý American Express Bank, New York đã bị phong tỏa vì hệ thống điện tử phát hiện ra từ “Cuba”, là một nước bị Mỹ cấm vận. Mặc dù ngân hàng B đã rất cố gắng liên hệ với các đối tác để tìm cách giải phóng số tiền bị phong toả, nhưng đều bị từ chối. Số tiền trên sẽ chỉ được trả lại cho NGÂN HÀNG B khi Cuba không còn bị lệnh trừng phạt cấm vận của Mỹ.

Rủi ro đạo đức

Là một trong những rủi ro xuất nhập khẩu đáng chú ý,  xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi của người khác. Đạo đức ở đây chính là sự tín nhiệm, uy tín trong kinh doanh. Đây là vấn đề quan trọng trong thương mại và thanh toán quốc tế, vì các bên đối tác thường ở cách nhau rất xa, thậm chí không hề gặp nhau trong quá trình thực hiện đàm phán. Gồm rủi ro nhà nhập khẩu, rủi ro nhà xuất khẩu, rủi ro nhà chuyên chở, rủi ro ngân hàng…

Rủi ro pháp lý

Xảy ra trong trường hợp có tranh chấp hay khiếu kiện giữa các bên có tham gia thanh toán. Vì môi trường pháp lý và luật pháp của các bên khác nhau nên rủi ro pháp lý là không thể tránh khỏi.

3.2 Những biện pháp để hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế

Chọn ngân hàng uy tín: Lựa chọn ngân hàng có kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp được hỗ trợ về điều khoản hợp đồng, phương thức thanh toán và giải quyết tranh chấp.

Sử dụng sự bảo trợ từ tổ chức khác: Ngân hàng có thể giảm rủi ro bằng cách tìm một tổ chức bảo lãnh, như quỹ bảo hiểm tín dụng tại nước ngoài, giúp giảm thiểu thiệt hại nếu đối tác không trả được nợ.

Chia sẻ rủi ro: Liên kết với các ngân hàng khác để cùng tài trợ tín dụng quốc tế, giúp giảm thiểu rủi ro cho mỗi ngân hàng tham gia.

Phân tán rủi ro: Phân tán tài sản đầu tư và tín dụng theo khu vực địa lý, giúp giảm bớt tác động của rủi ro chính trị và các rủi ro không thanh toán từ khách hàng.

>> Xem thêm: Hạn Chế Rủi Ro Thanh Toán Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Việt Nam

4. Rủi ro vận chuyển và hậu cần (Logistics)

Hoạt động bán hàng xuất khẩu chỉ là bước đầu tiên trong một chuỗi quy trình phức tạp. Sau khi bán, hàng hóa cần được chuyển đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và an toàn.

Trong quá trình vận chuyển, nhà xuất khẩu có thể gặp phải nhiều rủi ro vận chuyển và logistics, tùy thuộc vào đặc điểm hàng hóa và yêu cầu bảo quản. Chẳng hạn, một số mặt hàng cần bảo quản lạnh, tránh nhiệt độ khắc nghiệt hoặc có thời hạn sử dụng, trong khi các mặt hàng khác rất dễ vỡ hoặc đòi hỏi lắp ráp trước khi giao. Một số hàng hóa có thể bị hư hỏng, mất mát hoặc gặp sự cố do thời tiết hoặc các yếu tố khác. Đặc biệt, nếu hàng hóa bị hư hại hoặc thất lạc, doanh nghiệp có thể phải chịu chi phí bồi thường và mất uy tín.Tất cả hàng hóa cần được giám sát để xử lý kịp thời nếu có sự cố, tránh việc khách hàng yêu cầu giảm giá hoặc từ chối nhận hàng.

Để giảm thiểu rủi ro xuất nhập khẩu này, việc kiểm soát chất lượng và giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình giao hàng là rất quan trọng. Các doanh nghiệp nên hợp tác với những công ty logistics uy tín và chuyên nghiệp để xử lý lô hàng. Ngoài ra, việc sử dụng bảo hiểm cho các rủi ro như chậm trễ hay sự cố vận chuyển cũng giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi tổn thất.

5. Rủi ro thị trường

Các yếu tố như sự thay đổi nhu cầu thị trường, cạnh tranh gia tăng hoặc biến động về giá cả có thể ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa. Nếu nhu cầu giảm, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với tình trạng tồn kho lớn, gây thiệt hại về tài chính. Do đó, theo dõi xu hướng thị trường và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp phản ứng linh hoạt hơn với các biến động.

6. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro

RUI-RO-TRONG-XUAT-NHAP-KHAU
 

Như chúng ta đã biết, rủi ro lớn nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu chính là:

+ Đối với nhà xuất khẩu: rủi ro lớn nhất là giao hết hàng nhưng không nhận được tiền
+ Đối với nhà nhập khẩu: rủi ro lớn nhất là đã thanh toán hết tiền nhưng không nhận được hàng hóa.

Cách phòng tránh rủi ro xuất nhập khẩu chúng ta cần áp dụng gồm:

- Chọn đối tác tin cậy: Cần nghiên cứu kĩ đối tác, tìm đối tác tử tế, uy tín để hợp tác làm ăn, và giảm thiểu được rủi ro trong thanh toán và giao nhận.

- Lập hợp đồng rõ ràng: Đảm bảo các điều khoản về thanh toán, giao hàng, xử lý tranh chấp, bảo hiểm hàng hóa được ghi rõ ràng.

Trong quá trình thương lượng, đàm phán hợp đồng, cần có các điều khoản quy định thật rõ ràng, thật chi tiết, quyền lợi trách nhiệm nghĩa vụ của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu trong hợp đồng ngoại thương. Sử dụng các kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương để hạn chế rủi ro (sử dụng điều kiện, phương thức thanh toán phù hợp, kỳ hạn thanh toán có lợi....)

- Sử dụng bảo hiểm: Mua bảo hiểm cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển và bảo hiểm tín dụng.

- Đa dạng hóa nhà cung cấp và thị trường: Tránh phụ thuộc quá mức vào một nguồn cung cấp hoặc một thị trường duy nhất.

Việc giảm thiểu rủi ro trong xuất nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nắm vững các quy định pháp lý, lựa chọn đối tác đáng tin cậy và áp dụng các phương thức bảo hiểm phù hợp.

Bằng cách nhận diện sớm các loại rủi ro trong xuất nhập khẩu và xây dựng các giải pháp giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp không chỉ bảo vệ mình khỏi những tổn thất tiềm tàng mà còn tạo ra nền tảng vững chắc để phát triển bền vững.

Hy vọng qua bài viết trên Kiến thức xuất nhập khẩu đã giúp bạn nhận biết được các rủi ro và biết cách làm sao để giảm thiểu rủi ro trong xuất nhập khẩu một cách hiệu quả

Bài viết trước Giấy Phép Nhập Khẩu Là Gì? Điều Kiện, Quy Trình, Lưu Ý Cần Biết

Giấy Phép Nhập Khẩu Là Gì? Điều Kiện, Quy Trình, Lưu Ý Cần Biết

Bài viết tiếp theo

Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?

Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo