Các Loại Thuế Và Phí Trong Khai Báo Hải Quan - Cần Lưu Ý

Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu Tác giả Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu 04/11/2024 25 phút đọc

Các loại thuế và phí trong khai báo hải quan được các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu rất quan tâm và cần phải nắm rõ để tuân thủ quy định và tối ưu chi phí. Kiến thức xuất nhập khẩu sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại thuế và phí trong khai báo hải quan, những lưu ý cần thiết trong bài viết sau giúp doanh nghiệp tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Các loại thuế trong khai báo hải quan

Các loại thuế trong khai báo hải quan phổ biến nhất bao gồm:

+ Thuế nhập khẩu (TNK)
+ Thuế xuất khẩu (TXK)
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTTĐB)
+ Thuế bảo hộ/chống bán phá giá (TBH)
+ Thuế bảo vệ môi trường (TBVMT)
+ Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Và trình tự tính thuế cũng tính lần lượt theo các loại thuế trên.

thu-va-phi-trong-khai-bao-hai-quan
 

1.1 Thuế Nhập Khẩu

Thuế nhập khẩu là loại thuế đầu tiên và quan trọng, đánh vào hàng hóa khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Đây là thuế cơ bản mà bất kỳ quốc gia nào cũng áp dụng nhằm bảo vệ, nền sản xuất trong nước, và cũng để đảm bảo cạnh tranh và tạo nguồn thu cho ngân sách.

Khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra và xác minh thông tin từ tờ khai hải quan để xác định mức thuế phải nộp. Cán bộ hải quan dựa vào các công thức tính thuế nhập khẩu theo quy định để tính toán chính xác số thuế cần thu từ doanh nghiệp hoặc cá nhân nhập khẩu.

Phương pháp tính thuế nhập khẩu: Thuế nhập khẩu thường được tính theo tỷ lệ phần trăm của trị giá hải quan (giá CIF) hoặc được áp dụng mức thuế suất tuyệt đối cho một số mặt hàng nhất định.

+ Theo phương pháp thuế suất tuyệt đối

Thuế XNK = Lượng hàng hóa thực tế xuất, nhập khẩu * Mức thuế tuyệt đối

Trong đó: mức thuế tuyệt đối có thể thay đổi tại từng thời điểm tính thuế (Theo phụ lục I & II đính kèm nghị định 26/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/07/2023).

+ Theo phương pháp tỷ lệ phần trăm:

Thuế nhập khẩu/ Thuế xuất khẩu = Trị giá tính thuế * Thuế suất

Thuế nhập khẩu/ xuất khẩu = TGTT.NK * TS

TGTT = Tiền hàng + Cước phí vận chuyển + các khoản phải cộng khác

Lưu ý rằng thuế nhập khẩu, xuất khẩu không áp dụng đồng nhất cho mọi loại hàng hóa. Mức thuế sẽ thay đổi tùy vào mặt hàng cụ thể và phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thuế nhập khẩu, xuất khẩu:

Mã HS: Mã HS là mã phân loại hàng hóa quốc tế, xác định mức thuế suất cho từng mặt hàng. Doanh nghiệp cần tra và áp đúng mã HS giúp áp đúng thuế suất cần phải nộp.

Xuất xứ hàng hóa (C/O): Hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam có thể được hưởng mức thuế ưu đãi. Và cần phải có chứng từ C/O chứng minh xuất xứ hợp lệ để hưởng ưu đãi.

1.2 Thuế Xuất Khẩu

Thuế xuất khẩu là loại thuế áp dụng với một số mặt hàng khi xuất khẩu ra khỏi Việt Nam, nhằm kiểm soát nguồn tài nguyên hoặc các sản phẩm có ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia. Không phải tất cả hàng hóa đều phải chịu thuế xuất khẩu, chỉ những mặt hàng có trong danh mục quy định.

Công thức tính thuế xuất khẩu:

Thuế xuất khẩu = Trị giá FOB * Thuế suất
Trong đó, trị giá FOB là giá bán hàng hóa tại cảng xuất mà không bao gồm phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế.

Lưu ý về mặt hàng chịu thuế xuất khẩu: Những mặt hàng chịu thuế xuất khẩu thường là các sản phẩm tài nguyên, khoáng sản hoặc sản phẩm đã qua sơ chế, nhằm khuyến khích xuất khẩu sản phẩm có giá trị cao.

>> Bài viết xem nhiều: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

1.3 Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt (TTĐB)

Thuế TTĐB áp dụng đối với hàng hóa xa xỉ hoặc có tác động xấu tới sức khỏe và có thể gây hại tới môi trường. Các mặt hàng chịu thuế TTĐB như rượu, bia, thuốc lá, ô tô…

Thuế TTĐB nhập khẩu = Trị giá tính thuế TTĐB * Thuế suất TTĐB
Trị giá tính thuế TTĐB = Trị giá tính thuế NK + Thuế NK

Thuế TTĐB được khai báo cùng với thuế nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan và phải nộp thuế trước khi hàng hóa được thông quan.

1.4 Thuế Bảo Hộ/ Chống Bán Phá Giá

Thuế chống bán phá giá là một loại thuế nhập khẩu bổ sung, được áp dụng khi hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt nam và có dấu hiệu bán phá giá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc đe dọa gây tổn hại đáng kể đến ngành sản xuất trong nước, hoặc cản trở sự phát triển của ngành sản xuất nội địa.

Đây là một biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bán phá giá và bảo vệ thị trường nội địa.

TBH = TGTTNK x TS.TBH

TS.TBH là thuế suất thuế bảo hộ (tra trong biểu thuế Xuất nhập khẩu)

>> Xem thêm: Biểu Thuế Xuất Nhập Khẩu 2024

1.4 Thuế Bảo Vệ Môi Trường

Thuế bảo vệ môi trường là nguồn thu của ngân sách nhà nước nhằm điều chỉnh các hoạt động có tác động đến môi trường và nhằm hạn chế ô nhiễm. Đây là một loại thuế gián thu, áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa khi tiêu dùng gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Các mặt hàng chịu thuế BVMT gồm: Xăng, dầu, than đá, túi ni lông, và một số hóa chất khác gây tác động xấu đến môi trường.

Thuế bảo vệ môi trường được tính theo mức thuế cố định cho mỗi đơn vị hàng hóa:

TBVMT = TGTT.BVMT * TS 
TBVMT = Số lượng đơn vị hàng hóa * Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa

Mức thuế bảo vệ môi trường phải nộp được kê khai cùng lúc với các loại thuế khác và nộp vào ngân sách nhà nước.

>> Xem thêm: Thuế Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Cách Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu

1.5 Thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT)

Thuế VAT đánh vào giá trị gia tăng của hàng hóa khi nhập khẩu. Đây là loại thuế gián thu, và người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Thuế VAT giúp tăng nguồn thu ngân sách và điều tiết tiêu dùng.

Cách tính thuế VAT:

VAT = (TGTT.NK + TNK + TTTĐB + TBH + TBVMT) x TS.VAT

TS.VAT là thuế suất thuế VAT doanh nghiệp tra trên biểu thuế XNK

Tổng số thuế xuất khẩu/nhập khẩu phải nộp sẽ bao gồm tổng các loại thuế trên. Bạn cần tra cứu trước mã HS trước xem hàng hóa của mình phải chịu những loại thuế nào để có tính toán chi tiết.

Như vậy các loại thuế trong khai báo hải quan thường bao gồm các loại thuế trên. Doanh nghiệp, cá nhân xuất nhập khẩu cần nắm rõ từng loại, cách tính và lưu ý để tính toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu một cách chính xác nhất.

2. Các Loại Phí Trong Khai Báo Hải Quan

cac-loai-phi-trong-khai-bao-hai-quan
 

2.1 Các loại phí trong khai báo hải quan phổ biến

Các loại phí trong khai báo hải quan bao gồm các khoản chi phí mà doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nhập khẩu cần nộp cho cơ quan Hải quan khi tiến hành thủ tục để hàng hóa được phép xuất hoặc nhập khẩu.

Việc kê khai và mức phí, lệ phí thông quan được quy định tại Thông tư số 14/2021/TT-BTC. Các khoản phí và lệ phí này được liệt kê cụ thể trong Danh mục thuế, phí và lệ phí liên quan đến hoạt động thông quan đi kèm thông tư, chi tiết như trong bảng dưới đây.

STT 

Nội dung thu 

Mức thu 

1 

Phí hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh 

20.000 đồng/tờ khai 

2 

Phí hải quan kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 

200.000 đồng/01 đơn 

3 

Phí hải quan cấp sổ ATA 

1.000.000 đồng/sổ 

4 

Phí hải quan cấp lại sổ ATA 

500.000 đồng/sổ 

3 

Lệ phí đối với hàng hoá quá cảnh 

200.000 đồng/tờ khai 

4 

Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường bộ (gồm: ô tô, đầu kéo, máy kéo) 

200.000 đồng/phương tiện 

5 

Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường thủy (gồm: tàu, ca nô, đầu kéo, xà lan) 

500.000 đồng/phương tiện 


2.2 Các trường hợp miễn thu phí hải quan

Các trường hợp miễn thu phí hải quan và lệ phí đối với hàng hóa và phương tiện vận tải bao gồm:

Hàng viện trợ nhân đạo, quà tặng cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội, quà biếu vì mục đích nhân đạo, đồ dùng miễn trừ ngoại giao, hành lý cá nhân và bưu kiện miễn thuế.

  • Hàng gửi qua chuyển phát nhanh có trị giá đến 1 triệu đồng hoặc tổng thuế dưới 100.000 đồng.

  • Hàng xuất nhập khẩu trị giá hải quan dưới 500.000 đồng hoặc tổng thuế dưới 50.000 đồng.

  • Hàng mua bán của cư dân biên giới trong định mức quy định.

  • Phương tiện vận tải qua lại biên giới được quản lý qua sổ theo dõi.

  • Hàng và phương tiện quá cảnh

2.3 Phương thức nộp phí Khai báo hải quan

Người nộp phí, lệ phí có thể lựa chọn nộp từng lần hoặc theo tháng như trước đây. Tuy nhiên, Thông tư yêu cầu người nộp muốn nộp phí theo tháng phải đăng ký trước với tổ chức thu phí.

Phí và lệ phí khai báo hải quan có thể được nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại cơ quan hải quan hoặc qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, hoặc vào tài khoản của đơn vị được ủy quyền thu phí tại ngân hàng thương mại.

Thông tư cũng cung cấp hướng dẫn chi tiết về quy trình ủy nhiệm thu, cách thức kê khai phí của các tổ chức thu, cũng như việc quản lý và sử dụng các khoản phí thu được.

Để nhanh chóng nâng cao kiến thức về ngành Xuất nhập khẩu , logistics bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế ngắn hạn. Nếu bạn tìm các khóa đào tạo xuất nhập khẩu ngắn hạn hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn những thông tin hữu ích và nhanh nhất.

Trên đây Kiến thức xuất nhập khẩu đã thông tin chi tiết nhất về các loại thuế và phí trong khai báo hải quan, cách tính đúng chuẩn theo quy định để cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện tính thuế và phí một cách chính xác nhất cho lô hàng của mình.

 

Bài viết trước Làm Sao Để Giảm Thiểu Rủi Ro Trong Xuất Nhập Khẩu?

Làm Sao Để Giảm Thiểu Rủi Ro Trong Xuất Nhập Khẩu?

Bài viết tiếp theo

Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?

Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo