Storage Fee Là Gì? Tất Tần Tật Về Phí Lưu Kho Bạn Cần Biết
Storage Fee là một loại phí lưu kho liên quan đến container. Đây là một loại phí rất phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp cần nắm bắt các thông tin về đặc điểm, mức phí áp dụng, những lưu ý khi áp dụng Storage Fee để có thể dự tính tổng các loại phí khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Cùng tìm hiểu chi tiết về loại phí lưu kho này qua bài viết sau cùng Kiến thức xuất nhập khẩu .
1. Phí Storage Fee là gì?
Storage Fee là phí lưu container tại cảng. Thông thường container khi vào cảng sẽ được lưu lại miễn phí 3 - 5 ngày tại cảng, nếu vì một lý do nào đó, container phải lưu lại tại cảng quá thời gian miễn phí trên thì cần nộp thêm phí Storage Fee hay còn gọi là phí lưu bãi. Phí lưu bãi thường sẽ do chủ hàng nộp trực tiếp cho bên cảng.
Phí Storage Fee được tách ra từ phí DEM nên sẽ có một số nhầm lẫn đối với 2 loại phí này. Bạn cần nắm rõ từng loại phí để phân biệt cho đúng.
Storage Fee được tính như thế nào?
Phí Storage Fee không cố định, có thể thay đổi tùy theo từng cảng và từng thời điểm khác nhau, và tùy thuộc vào loại hàng hóa cụ thể.
Sau khi hết thời gian miễn phí, phí Storage Fee sẽ được tính dựa trên số ngày lưu trữ vượt quá và loại container hoặc hàng hóa theo công thức:
Phí Storage Fee = Số ngày vượt quá x đơn giá lưu kho mỗi ngày
Đơn giá lưu kho tính dựa trên các yếu tố sau:
+ Loại container: container to hơn, cần điều kiện bảo quản nghiêm ngặt hơn có đơn giá cao hơn, các loại Container thường thấy như container 20 feet, 40 feet, container lạnh, container hàng nguy hiểm, v.v.
+ Thời gian lưu trữ: Phí lưu container tại cảng có thể tăng dần tích lũy theo số ngày lưu trữ vượt quá.
+ Mỗi cảng có biểu phí Storage Fee riêng, được công bố trong biểu phí dịch vụ của cảng.
Ví dụ: 1 container 20’ hàng khô lưu tại cảng Cát Lái 12 ngày. Đơn giá lưu kho tại Cát Lái là 2.USD/cont 20’/ngày. Thời gian lưu tại cảng miễn phí là 7 ngày.
Sau thời gian 7 ngày được lưu container tại cảng miễn phí, chủ hàng sẽ phải trả phí 5 ngày quá hạn từ ngày thứ 8 tới ngày thứ 12.
Tổng phí Storage Fee phải trả là 5 x 2.USD = 10.USD
Nếu chủ hàng lưu container quá thời hạn miễn phí tại cảng thì vừa phải chịu phí DEM từ hãng tàu, vừa phải chịu Storage Feee từ cảng.
>> Xem thêm: Cách tính phí Demurrage, Detention, Storage trong vận tải đường biển
2. Những nguyên nhân dẫn tới phí Storage Fee
Phí Storage Fee tại cảng phát sinh do nhiều yếu tố, có thể do một số nguyên nhân chính sau:
- Chậm trễ trong thủ tục hải quan
Khi thủ tục hải quan không được hoàn tất đúng hạn do thiếu chứng từ hoặc thời gian xử lý kéo dài, container sẽ phải lưu lại cảng lâu hơn. Hàng hóa không thể thông quan kịp thời và chủ hàng sẽ phải chịu thêm phí Storage Fee.
- Sai sót hoặc mất mát chứng từ trong quá trình vận chuyển và quản lý hồ sơ có thể dẫn đến chậm trễ trong xử lý thủ tục hải quan và vận chuyển hàng hóa. Những lỗi này, dù là do thông tin chứng từ nộp sai cần điều chỉnh hay do thất lạc hồ sơ, đều khiến container phải lưu lại cảng lâu hơn, làm phát sinh thêm chi phí Storage Charge.
- Tắc nghẽn tại cảng hoặc thiếu phương tiện vận chuyển
Trong những thời điểm cao điểm, các cảng lớn thường bị quá tải, làm chậm quá trình xếp dỡ và di chuyển container. Thời gian lưu kho các container hàng hóa tăng lên, và chi phí phát sinh thêm Storage Fee. Việc thiếu phương tiện vận chuyển kịp thời cũng có thể kéo dài thời gian lưu hàng tại cảng và phí lưu container tại cảng.
- Khách hàng hoặc chủ hàng chậm trễ nhận hàng
Một số trường hợp khách hàng hoặc chủ hàng không chuẩn bị sẵn sàng để nhận hàng, có thể do chưa bố trí kho bãi hoặc chưa hoàn tất các khoản thanh toán cần thiết. Do đó thời gian lưu kho kéo dài hơn dự kiến.
- Doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán
Nếu doanh nghiệp gặp trở ngại tài chính hoặc chưa hoàn thành các khoản phí hải quan, hàng hóa sẽ bị lưu lại cảng do chưa thể thông quan. Các khoản phí tồn đọng cũng có thể làm tăng thêm chi phí lưu kho.
Để tránh phát sinh thêm phí Storage Fee, phí DEM, DET doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và theo dõi sát sao tiến trình thông quan cũng như thời gian miễn phí lưu container tại cảng. Điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro về thời gian lưu kho và chi phí phát sinh thêm.
>> Tham khảo: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt
3. Phân biệt phí DEM và Storage Fee
Có rất nhiều người thường nhầm lẫn 2 loại phí DEM và Storage Fee, vì phí Storage Fee được tách ra từ phí DEM nên mọi người thường nghĩ chúng là một. Tuy nhiên đây là 2 loại phí riêng biệt, cùng tìm hiểu sự khác biệt qua bảng sau:
>> Xem thêm: DEM và DET là gì ? Phân biệt phí DEM, DET, STORAGE
4. Những lưu ý khi nộp phí Storage Fee
Để tránh việc phát sinh thêm nhiều phí Storage Fee và nộp phí đầy đủ, chính xác, doanh nghiệp cần chú ý những điểm sau:
+ Kiểm tra các thông tin cần thiết trên hóa đơn: kiểm tra ngày lưu container, số lượng container, mức giá phí, và các thông tin liên quan khác trên hóa đơn liên quan đến phí Storage Charge.
+ Mỗi cảng thường có thời gian miễn phí lưu kho nhất định (thường là 3-7 ngày tùy theo loại hàng hóa và container). Sau thời gian này, phí Storage Fee sẽ được áp dụng và tăng dần nếu hàng hóa tiếp tục lưu tại cảng. Do đó, doanh nghiệp cần nắm rõ thời gian miễn phí để tránh phát sinh chi phí không mong muốn, giúp tránh nhầm lẫn và đảm bảo thanh toán đúng loại phí.
+ Đảm bảo thỏa thuận rõ ràng: Nếu có sự cố hoặc thay đổi, chẳng hạn như hạ container xuống bãi sớm hơn dự kiến hoặc có thỏa thuận bổ sung với hãng tàu hay cảng, hãy đảm bảo rằng mọi thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương đều được 2 bên ghi chú rõ ràng về việc áp dụng phí Storage Charge.
+ Theo dõi sát sao thời gian lưu container: Duy trì việc giám sát thời gian lưu container tại cảng, và nếu thời hạn miễn phí DEM sắp hết, cần chủ động xử lý để tránh phát sinh các chi phí Storage Charge không cần thiết.
Phí Storage Fee là một trong những khoản chi phí rất hay thường gặp đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần chú ý để tránh phát sinh các chi phí không mong muốn trong quá trình lưu trữ hàng hóa tại cảng. Hiểu rõ cách tính và các yếu tố ảnh hưởng đến Storage Fee sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian lưu kho, giảm thiểu rủi ro và chi phí phát sinh.
Hy vọng bài viết này Kiến thức xuất nhập khẩu đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Storage Fee là gì và cách quản lý hiệu quả chi phí xuất nhập khẩu. Nếu bạn muốn nâng cao kiến thức chuyên sâu về xuất nhập khẩu và tối ưu hóa hoạt động XNK của mình, hãy tham khảo các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để tích lũy kinh nghiệm và tự tin hơn trong công việc.