Quy Trình Tìm Kiếm Khách Hàng Quốc Tế Hiệu Quả

Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu Tác giả Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu 25/11/2024 17 phút đọc

Quy trình tìm kiếm khách hàng quốc tế hiệu quả là vấn đề mà bất kỳ sale xuất khẩu quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa luôn đặc biệt quan tâm. Việc mở rộng tệp khách hàng, giúp tăng doanh số bán hàng, phát triển doanh nghiệp. Bài viết sau đây Kiến thức xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn phân tích chi tiết quy trình tìm kiếm khách hàng quốc tế hiệu quả nhất.

1. Cần chuẩn bị gì trước khi tìm kiếm khách hàng quốc tế

Đánh đâu thắng đó, khi bạn đã có sản phẩm chất lượng, sẵn sàng để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, để tiếp cận, tìm kiếm khách hàng quốc tế và thuyết phục khách hàng một cách hiệu quả bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng các yếu tố sau:

1.1 Tạo Website công ty chuyên nghiệp

Cần có website để cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, thông tin giá cả, lịch sử hình thành,.... để tạo niềm tin của đối tác.

Khi thiết kế website cho công ty bạn cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Thiết kế tối giản, sáng sủa, hiện đại, tương thích đa nền tảng (PC, di động)

  • Thông tin hiển thị rõ ràng, chính xác và cần cập nhật thường xuyên

  • Hiển thị thông tin của doanh nghiệp (Tên, Địa chỉ (trụ sở chính, VPĐD, chi nhánh, nhà máy), Số ĐKKD,  Điện thoại cố định, Điện thoại di động, Email,

  • Các ứng dụng nhắn tin (Whatsapp, Viber, Zalo, Skype,  WeChat...))

  • Hiển thị danh sách, hình ảnh, mô tả ngắn gọn sản phẩm đang xuất khẩu

  • Giới thiệu thông tin cơ bản về sự ra đời, quy mô, chứng chỉ, thành tích, giải thưởng

  • Hiển thị ngắn gọn các Khách hàng, Nhà cung cấp lớn mà công ty đã và đang hợp tác

  • Lưu ý địa chỉ Website cần ngắn gọn, tránh dài dòng.

Một website hấp dẫn, chuyên nghiệp, thông tin rõ ràng, minh bạch sẽ tạo niềm tin cho khách hàng quốc tế để họ ra quyết định hợp tác. Cùng với đó công ty bạn cũng nên chuẩn bị Profile chuyên nghiệp để gửi tới đối tác khi chào hàng, đàm phán với họ.

quy-trinh-tim-kiem-khach-hang-quoc-te
 

1.2 Tìm kiếm khách hàng quốc tế qua các tài khoản mạng xã hội

Khi tìm kiếm khách hàng quốc tế, việc tạo và quản lý các tài khoản mạng xã hội là bước quan trọng giúp bạn mở rộng kết nối với nhiều đối tác tiềm năng. Nghiên cứu xem khách hàng của bạn chủ yếu sử dụng mạng xã hội nào phổ biến ở nước họ. Các mạng xã hội phổ biến như:

- Google My Business: cho phép bạn hiển thị thông tin về công ty của mình trên Google Search và Google Maps, khách hàng có thể tìm kiếm thông tin của bạn qua đây và tạo dựng sự tin tưởng  trong lòng khách hàng. 
- Facebook 
- LinkedIn
- X 
- Youtube 
- Tiktok …

Việc tạo lập cho công ty bạn các tài khoản mạng xã hội không chỉ giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng quốc tế mà còn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho doanh nghiệp trong mắt đối tác toàn cầu.

>> Xem thêm: Làm Thế Nào Để Tìm Kiếm Nhà Cung Cấp Nước Ngoài Uy Tín ?

1.3 Tạo các tài khoản website B2B cho doanh nghiệp

Các tài khoản website B2B cần chuẩn bị để tìm kiếm khách hàng quốc tế gồm:  
Alibaba, Kompass , GlobalSources , TradeKey , Ec21 , Go4worldbusiness , IndiaMart , Manta …

1.4  Chuẩn bị kiến thức, thông tin cập nhật

Thông tin thị trường thông qua tìm hiểu thường xuyên báo cáo ngành hàng

Tình hình logistics: Báo cáo ngành hàng, báo chí

Tình hình thời tiết, mùa vụ (đối với hàng nông sản): Báo cáo ngành hàng, báo chí 
Các biến động trên thế giới: Báo chí

để đưa ra giá cả, cách đàm phán, thuyết phục khách hàng quốc tế hiệu quả.

1.5 Thư chào hàng (Quotation / Offer Letter)

Một thư chào hàng thể hiện rõ thông tin của doanh nghiệp bạn, về các mặt hàng bạn đang xuất khẩu, những điểm nổi bật sẽ gây ấn tượng với khách hàng quốc tế. Thư chào hàng cần đầy đủ các nội dung về:

Tiêu đề có tên Khách hàng.

  • Thông tin ngắn gọn về công ty 

  • Nơi đặt trụ sở 

  • Năm thành lập
    Các mặt hàng đang xuất khẩu

  • Quy mô xuất khẩu hàng hóa của công ty

  • Chứng chỉ, thành tích, giải thưởng mà công ty đã đạt được để tạo dựng độ uy tín

  • Các Khách hàng lớn mà công ty từng hợp tác

Nội dung chính 

Mặt hàng, Đơn giá, Số lượng, Thời gian giao hàng 
Điều kiện thanh toán 
Các thông tin cập nhật trên 
Nhận định của bạn trong tương lai 
Cảm ơn, kèm chữ ký 
Logo công ty và thông tin liên hệ của công ty 
Tên, chức danh và thông tin liên hệ của người chào hàng

>> Xem thêm: Khóa học Sale xuất khẩu chuyên sâu

2. Các kênh tìm kiếm khách hàng quốc tế hiệu quả

Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng các thông tin trước khi tìm kiếm khách hàng, bạn hãy tiến hàng tìm kiếm khách hàng quốc tế qua các kênh hiệu quả sau:

2.1 Tìm kiếm qua Hội chợ, hội nghị, hội thảo, triển lãm

Tham gia hội chợ và triển lãm thương mại là cách hiệu quả để tìm kiếm khách hàng quốc tế. Đây là cơ hội để giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu và thiết lập mạng lưới đối tác.

Để tối ưu, hãy chọn sự kiện phù hợp ngành hàng, đăng ký sớm để có vị trí tốt, chuẩn bị kỹ tài liệu và sản phẩm trưng bày, tiếp đón khách hàng chuyên nghiệp, và ghi nhận thông tin liên lạc để duy trì mối quan hệ sau sự kiện.

Các hội chợ uy tín như Canton Fair, Foodex, Anuga, hay Sial là lựa chọn tốt, nhưng cần cân nhắc đủ kinh phí và thời gian để tham gia hiệu quả.

2.2 Tìm kiếm khách hàng quốc tế qua dữ liệu xuất khẩu.

Là phương pháp hiệu quả nhất, đáng tin cậy nhất để tìm kiếm Khách hàng nước ngoài đang kinh  doanh những mặt hàng cụ thể, có giao dịch trên thực tế. Qua dữ liệu xuất khẩu bạn sẽ có được những thông tin chi tiết về dữ liệu xuất khẩu theo mặt hàng, ngành hàng, về tên công ty nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu, giá bán, điều kiện giao hàng,.. từ đó bằng các nghiệp vụ khác tìm ra người phụ trách nhập khẩu để liên hệ chào hàng, hợp tác xuất khẩu hàng hóa.

2.3 Tìm kiếm qua google, mạng xã hội

Là phương pháp hiệu quả nhất để tìm kiếm tất cả khách hàng quốc tế và áp dụng cho tất cả quy mô, từ lớn, vừa và nhỏ. Nhưng đây là phương pháp tốn nhiều thời gian, công sức nhất 
Bạn có thể sử dụng linh hoạt các công cụ Google, Facebook, LinkedIn, X, Youtube, Tiktok … để tìm kiếm thông tin khách hàng quốc tế.

>> Xem nhiều: Cách Tìm Kiếm Khách Hàng Nước Ngoài

2.4 Thông qua website chính phủ để tìm kiếm khách hàng quốc tế

Đây là phương pháp tương đối hiệu quả và đáng tin cậy để tìm kiếm Khách hàng nước ngoài. Ngoài thông tin các khách hàng, nhà cung cấp thì còn Báo cáo thị trường, Báo cáo ngành hàng, Thông tin cập nhật về xuất nhập khẩu, Thông tin các Hội chợ, Hội nghị, Hội thảo, Triển lãm, Thông tin Thương vụ Việt Nam tại các nước. Bạn có thể tìm kiếm thông qua các website:  https://vietnamexport.com/  , https://vietrade.gov.vn/ , http://itpc.hochiminhcity.gov.vn/

cac-kenh-tim-kiem-khach-hang-quoc-te-hieu-qua
 

2.5 Thông qua thương vụ Việt Nam tại các nước

Tìm kiếm khách hàng quốc tế thông qua Thương vụ Việt Nam tại các nước là một cách hiệu quả để tiếp cận thị trường mới. Các thương vụ hỗ trợ kết nối doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài, cung cấp thông tin thị trường, và giới thiệu cơ hội kinh doanh. Doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp để nhận tư vấn và hỗ trợ trong việc tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu tiềm năng.

Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài thuộc Bộ Công Thương và là một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài (Commercial Section of the Embassy of S.R.V.)

Có trách nhiệm đại diện và bảo vệ lợi ích của Việt Nam, của các doanh nghiệp, cá nhân người Việt Nam trong quan hệ kinh tế - thương mại, công nghiệp, phát triển đầu tư công nghiệp, dịch vụ thương mại các nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài.

Hệ thống Thương vụ Việt Nam gồm 61 Thương vụ và Chi nhánh Thương vụ: 
Châu Á - Châu Phi: 28 Thương vụ + 4 Chi nhánh (kể cả 2 Thương vụ là Iraq và Libanon chưa triển khai)
Châu Âu - Châu Mỹ: 26 Thương vụ + 3 Chi nhánh 
Ngoài ra có 1 Phái đoàn Việt Nam tại WTO + 3 Văn phòng xúc tiến thương mại : 1 tại Mỹ  và 2 tại Trung Quốc

2.6 Tìm kiếm khách hàng quốc tế qua website thương mại điện tử B2B

Là phương pháp kém hiệu quả nhất, kém tin cậy nhất để tìm khách hàng, Nhà cung cấp nước ngoài  Kể cả khi các trang TMĐT là B2B nhưng phương pháp này phù hợp hơn với hình thức kinh doanh B2C hoặc C2C Alibaba, Kompass, GlobalSources, TradeKey, Ec21, Go4worldbusiness, Tradeford, IndiaMart, Manta.

Sau khi tìm kiếm được danh sách khách hàng tiềm năng bạn cần liên hệ đàm phán qua các hình thức phù hợp như gửi email, tin nhắn hay gọi điện thoại hoặc hiệu quả nhất là gặp mặt trực tiếp với khách hàng nước ngoài để đi đến thành công, ký kết được hợp đồng hợp tác giữa hai bên. Bạn cần trao đổi, đàm phán trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi để có thể thành công.

Trên đây Kiến thức xuất nhập khẩu đã thông tin chi tiết tới bạn về quy trình tìm kiếm khách hàng quốc tế một cách chi tiết và đầy đủ, hiệu quả nhất. Hy vọng sẽ hữu ích cho công việc của bạn 
 

Bài viết trước Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?

Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?

Bài viết tiếp theo

D/P (Documents Against Payment) Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết

D/P (Documents Against Payment) Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo