D/P (Documents Against Payment) Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết

Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu Tác giả Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu 08/12/2024 16 phút đọc

D/P (Documents Against Payment) là phương thức thanh toán quốc tế rất phổ biến trong xuất nhập khẩu, logistics. D/P được dùng khi nào, có đặc điểm gì, ưu nhược điểm so với các phương thức thanh toán quốc tế ra sao. Tất cả thông tin chi tiết về phương thức thanh toán quốc tế D/P sẽ được Kiến thức xuất nhập khẩu giải thích chi tiết qua bài viết sau đây.

1. D/P (Documents Against Payment) là gì?

D/P (Documents Against Payment) là phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trả ngay, người nhập khẩu phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ.

Theo đó ngân hàng nhờ thu chỉ giao chứng từ cho người nhập khẩu khi người nhập khẩu thanh toán bộ chứng từ.

Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu, giao bộ chứng từ cho ngân hàng giữ.

Ngân hàng thu tiền hộ và khống chế bộ chứng từ. Khi nào người mua trả tiền thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ.

Văn bản pháp lý: URC (Uniform Rules for Collection – Quy tắc thống nhất về Nhờ thu) ban hành bởi ICC.

DP-Documents-Against-Payment-la-gi-1
 

>> Xem thêm: Phương Thức Thanh Toán D/A

2. Các bên tham gia trong phương thức nhờ thu D/P

Người yêu cầu nhờ thu (Principal/Drawer):

Đây là bên xuất khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, người giao chứng từ và chỉ thị cho ngân hàng của mình thực hiện việc thu tiền từ bên mua hoặc bên nhận dịch vụ.

Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank):

Là ngân hàng nhận ủy quyền từ người yêu cầu nhờ thu (thường là ngân hàng mà bên xuất khẩu có tài khoản). Ngân hàng này tiếp nhận chỉ thị nhờ thu và chứng từ để tiến hành thu hộ tiền từ người mua.

Người trả tiền (Drawee):

Là bên nhập khẩu hoặc bên nhận cung ứng dịch vụ, người sẽ nhận được chứng từ từ ngân hàng và có trách nhiệm thanh toán hoặc ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu.

Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank/Presenting Bank):

Là bất kỳ ngân hàng nào khác ngoài ngân hàng nhờ thu (thường là ngân hàng của bên nhập khẩu), được tham gia vào quá trình xử lý nhờ thu, bao gồm xuất trình chứng từ để yêu cầu thanh toán hoặc ký chấp nhận từ người trả tiền.

Các bên liên quan trên phối hợp chặt chẽ để đảm bảo quy trình nhờ thu được thực hiện hiệu quả, đúng quy định và đảm bảo quyền lợi cho các bên.

>> Tham khảo: Lộ Trình Học Thanh Toán Quốc Tế : Hướng Dẫn Chi Tiết A - Z

3. Quy trình thực hiện phương thức thanh toán nhờ thu D/P

Quy trình thực hiện nhờ thu kèm chứng từ trả ngay D/P (Documents against Payment) sẽ được thực hiện lần lượt theo các bước sau

(1) Hai bên nhà xuất khẩu và nhập khẩu thực hiện đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương, trong đó có ghi rõ phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trả ngay D/P (Method of payment D/A)

(2) Nhà xuất khẩu giao hàng cho bên vận chuyển – Shipping Line, Logistics Forwarder (Carrier) để lấy được chứng từ vận tải (transport docs)

(3) Nhà xuất khẩu chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu và nhờ ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu (Remitting bank –ngân hàng nhờ thu) thu hộ.

quy-trinh-thuc-hien-thanh-toan-dp
 

(4) Remitting bank tạo ra thư đòi tiền (Cover sheet/Covering Letter) và bộ chứng từ cho vào bì thư gửi qua các hãng chuyển phát nhanh (Fedex, TNT, DHL...) cho ngân hàng Presenting bank thu hộ ở người mua.

(5)  Presenting bank (ngân hàng thu hộ) yêu cầu người nhập khẩu trả tiền để nhận chứng từ.

(6) Nhà nhập khẩu thanh toán để được nhận bộ chứng từ.

(7) Presenting bank (ngân hàng thu hộ) thanh toán cho Remitting bank (ngân hàng nhờ thu)

Đến DUE DATE = MATURITY DATE – ngày đáo hạn/ngày đến hạn thanh toán trong tương lai thì Presenting bank sẽ thanh toán cho Remitting bank

(8) Remitting bank (ngân hàng nhờ thu - ngân hàng của người bán) chuyển tiền cho người bán, người xuất khẩu, ghi có vào tài khoản của nhà xuất khẩu.

>> Xem thêm: Phương thức thanh toán T/T là gì ? Quy trình thanh toán T/T như thế nào?

4. Ưu điểm của phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trả ngay D/P

Đối với nhà xuất khẩu:

- Phương thức thanh toán D/P (Documents Against Payment) có lợi cho nhà xuất khẩu hơn.

- Theo phương thức D/P này, bộ chứng từ chỉ được chuyển giao cho người nhập khẩu để đi nhận hàng khi người nhập khẩu hoàn tất thủ tục thanh toán
do đó đảm bảo thanh toán cho nhà xuất khẩu, an toàn hơn phương thức thanh toán TTR.

- Người xuất khẩu có thể sử dụng bộ chứng từ làm công cụ để khiếu nại người nhập khẩu trong trường hợp người nhập khẩu không thanh toán

- Phương thức D/P ít tốn kém và đơn giản hơn phương thức thanh toán LC

- D/P có tốc độ thanh toán nhanh hơn so với CAD.

Đối với nhà nhập khẩu:

- Chi phí cho thanh toán D/P ít tốn kém và đơn giản hơn phương thức thanh toán LC

- Nhà nhập khẩu không cần phải thiết lập hạn mức tín dụng với Ngân hàng

5. Phân biệt D/P và D/A

Tiêu chí 

D/P (Documents Against Payment) 

D/A (Documents Against Acceptance) 

Khái niệm 

Người mua chỉ nhận được bộ chứng từ sau khi hoàn thành thanh toán ngay cho ngân hàng. 

Người mua ký chấp nhận thanh toán hối phiếu trả sau và nhận bộ chứng từ để nhận hàng hóa. 

Thời điểm thanh toán 

Thanh toán ngay khi nhận bộ chứng từ từ ngân hàng. 

Thanh toán khi đến hạn hối phiếu. 

Quyền nhận hàng 

Người mua chỉ được nhận hàng sau khi đã thanh toán đầy đủ tiền, được ngân hàng cung cấp bộ chứng từ để nhận hàng. 

Người mua nhận hàng trước, thanh toán sau khi hối phiếu đến hạn. 

Rủi ro 

Lợi thế hơn với người bán. Người mua rủi ro cao hơn vì phải thanh toán trước khi kiểm tra chi tiết hàng hóa hoặc nhận hàng.  

Lợi thế hơn với người mua. Người bán chịu rủi ro cao hơn nếu người mua không thanh toán khi đến hạn. 

Đối tượng sử dụng 

Thích hợp cho giao dịch giữa các đối tác mới hoặc trong môi trường có độ tin cậy thấp. 

Phù hợp cho các đối tác đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài và đáng tin cậy. 

Trên đây Kiến thức xuất nhập khẩu đã cung cấp thông tin chi tiết tới bạn về phương thức thanh toán D/P, những lưu ý cần biết, những lợi thế và rủi ro khi sử dụng phương thức D/P. Hy vọng sẽ hữu ích cho công việc của bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu về các phương thức thanh toán khác có thể tham gia các lớp học thanh toán quốc tế để nắm vững kiến thức thực tế và áp dụng trong công việc, học tập của mình.

Bài viết trước Tiêu Chí Xuất Xứ Thuần Túy (W/O) Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết

Tiêu Chí Xuất Xứ Thuần Túy (W/O) Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết

Bài viết tiếp theo

Những Rủi Ro Thường Gặp Trong Thanh Toán Quốc Tế Và Cách Xử Lý

Những Rủi Ro Thường Gặp Trong Thanh Toán Quốc Tế Và Cách Xử Lý
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo