FCA là gì? Điều Kiện Free Carrier Trong Incoterms 2010
Điều kiện FCA là một trong những điều kiện giao hàng vô cùng độc đáo trong số 11 điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms 2010). Đây cũng là điều kiện giao hàng được sử dụng khá nhiều trong các giao dịch thương mại quốc tế.
Vậy cụ thể nội dung điều kiện giao hàng FCA là gì ? Phân chia rủi ro, trách nhiệm, chi phí của người mua và người bán khi sử dụng điều kiện FCA như thế nào?
>>>> Xem thêm: Giá FOB là gì? Cách tính giá FOB
1. Điều kiện giao hàng FCA là gì?
FCA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Free Carrier tức là “Giao hàng cho người chuyên chở” có nghĩa là trách nhiệm của người bán trong điều kiện này là giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại nơi được thỏa thuận tại nước của người bán.
Người bán sẽ kết thúc trách nhiệm của mình khi giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên do người mua thuê. Người mua phải thuê phương tiện vận tải nội địa để đến địa điểm chỉ định tại nước người bán lấy hàng. Sau đó vận chuyển ra cảng.
Nếu đi đường biển thì vận chuyển ra cảng biển. Nếu đi đường hàng không thì vận chuyển ra sân bay. Người bán hoàn tất việc bốc hàng lên phương tiện vận tải nội địa cũng như làm thủ tục thông quan xuất khẩu. Người mua chịu trách nhiệm book cước vận chuyển quốc tế từ nước người bán sang nước người mua.
Xem thêm: DEM Và DET Là Gì? Phân Biệt Phí DEM, DET, STORAGE
2. Trách nhiệm, nghĩa vụ của người mua và người bán khi sử dụng điều kiện FCA
Xem thêm: Nội dung chi tiết Incoterm 2020
Nghĩa vụ của người bán
- Cung cấp hàng hóa phù hợp với hợp đồng và tiến hành giao hàng tại địa điểm quy ước (đã quy định trong hợp đồng) vào sự trông coi của người vận tải công cộng do người mua chỉ định, nếu không có địa điểm rõ ràng thì tiến hành giao tại địa điểm đã báo trước cho người vận chuyển hoặc là địa điểm quen thuộc
- Hoàn thành việc thông quan xuất khẩu (cung cấp cho người mua hoặc cho người vận tải do người mua chỉ định giấy phép xuất khẩu, đảm bảo an ninh hàng hóa. Trả các loại thuế và lệ phí xuất khẩu nếu có...). Trung tâm dạy kế toán
- Cung cấp bằng chứng về giao hàng cho người vận tải.
- Thông báo kịp thời cho người mua.
- Các chứng từ bắt buộc: hóa đơn thương mại,giấy tờ thông thường minh chứng cho việc giao hàng cho người vận chuyển, giấy tờ xuất khẩu.
Nghĩa vụ của người mua
- Trả tiền hàng hóa
- Ký hợp đồng vận tải và trả cước phí. Trong trường hợp nhờ người bán làm giúp thì người mua phải chịu toàn bộ chi phí.
- Kịp thời chỉ định người vận tải, thông báo cho người bán và người vận tải biết khi đến thời hạn giao hàng.
- Nhận hàng và chịu mọi phí tổn nhận hàng tại nơi quy định. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất
- Kiểm tra hàng hóa tại nơi nhận hàng có thể nhờ người vận tải làm giúp).
- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng hóa được giao cho người vận tải được chỉ định (người vận tải mà bên mua hoặc bên bán kí hợp đồng vận chuyển).
- Làm giấy phép và thủ tục cần thiết để đưa hàng hóa quá cảnh qua các nước trong qua trình vận chuyển (nếu có). học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
Xem thêm: Phí Handling Charge Là Gì?
3. Trách nhiệm về việc bốc - dỡ hàng hóa
Dù giao ở xưởng người bán: FCA (Seller’s Warehouse) hay giao tại sân bay Tân Sơn nhất FCA (Tân Sơn Nhất Airport) hay giao ở cảng biển: FCA (Cảng Cát Lái) thì:
Người bán chịu chi phí và rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải tại xưởng người bán.
Người mua chịu chi phí và rủi ro bốc hàng lên máy bay/tàu (trả phí THC đầu bốc).
Xem thêm: Phí THC (Terminal Handling Charge) là gì?
Hai bên mua/bán phải rất lưu ý mục này trong lúc chào giá/thương thảo giá hàng bán vì rất nhiều trường hợp hai bên nhầm lẫn mục này. Vì thông thường hãng hãng không/hãng tàu sẽ chào giá cước bay/cước tàu theo kiểu phí THC bên nào bên đó trả. Người bán phải nhắc nhớ và lập luận chặt chẽ để người mua hiểu và chịu phí này ngay từ đầu. Nếu có thoả thuận khác đi thì phải nêu rõ trước khi ký hợp đồng.
Người mua chịu chi phí và Rủi ro dỡ hàng xuống máy bay/tàu (trả phí THC đầu dỡ)
Người mua chịu chi phí và rủi ro dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải tại xưởng người mua.
Tham khảo: Học xuất nhập khẩu - Lộ trình hiệu quả cho người chưa biết gì
4. Việc chuyển giao rủi ro
+ Rủi ro từ người bán sang người mua được chuyển giao khi người bán hoàn tất việc giao hàng cho người vận tải đầu tiên do người mua chỉ định.
+ Nếu giao tại sân bay Tân Sơn nhất (các kho SCSC, TCS, DHL, FEDEX…) – các hãng bay mà người mua thuê.
⇨ Người bán chỉ cần chở hàng đến các kho SCSC, TCS, DHL, FEDEX… để giao cho hãng bay là hết trách nhiệm. Người bán không trả chi phí dỡ hàng xuống khỏi xe tải tại đây. Nếu mất hàng trong kho này thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
+ Nếu giao ở cảng biển: có hai trường hợp
Thứ nhất, trường hợp hàng đóng trong cont/sử dụng các hãng tàu (Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng bốc hàng):
⇨ Người bán chỉ cần chở hàng đến các ICD nơi hãng tàu chỉ định giao cont là người bán hết trách nhiệm. Người bán không chịu chi phí dỡ hàng xuống khỏi xe tải/xe cont tại ICD này. Nếu có bất cứ rủi ro nào phát sinh từ ICD này đến cảng bốc thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
Thứ hai, trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyến. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính)
⇨ Người bán phải chở hàng đến cảng chính, đặt hàng ở cầu cảng sát mép tàu là hết trách nhiệm. Nếu có rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người mua chịu.
Xem thêm các bài viết:
- Điều Kiện FAS Incoterms 2020
- Điều Kiện CFR Incoterms 2020
- Điều Kiện Giao Hàng CPT Incoterms 2020
- Điều Kiện DDP Incoterms 2020
- Nội dung chi tiết Incoterms 2020
Kiến thức xuất nhập khẩu hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>>>> Xem thêm: Review khóa học xuất nhập khẩu online cho người chưa biết gì
Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và muốn tìm hiểu các khóa học xuất nhập khẩu , cần tư vấn về tìm địa chỉ học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.
Chúc bạn thành công!