Điều kiện DAP là gì? Trách nhiệm, nghĩa vụ của người mua & người bán khi sử dụng DAP

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 08/03/2024 11 phút đọc

DAP là điều kiện thuộc nhóm D của Incoterms 2010 – phiên bản Incoterms được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Điều kiện DAP thuộc nhóm điều kiện thương mại quốc tế sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải khác nhau.

Vậy cụ thể DAP là gì ? Trách nhiệm của người mua và người bán khi sử dụng điều kiện này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết để bạn hiểu rõ hơn về điều kiện này.

>>>>> Xem thêm: Điều Kiện CIP Là Gì ? Công Việc Của Người Mua Và Người Bán Trong Điều Kiện CIP

1. Incoterms là gì?

Incoterms là hệ thống các điều khoản thương mại được quốc tế công nhận do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) xuất bản, và được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán quốc tế. Những điều khoản này cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong thương mại nội địa. 

Bộ quy tắc Incoterms được đưa vào trong hợp đồng mua bán bằng cách dẫn chiếu trong điều khoản giao hàng của hợp đồng. (ví dụ: “FCA 38 Cours Albert 1er, Paris, France Incoterms® 2010”).

Tính đến thời điểm hiện tại (năm 2021), Incoterms 2020 là phiên bản mới nhất của Incoterm, được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ở Paris, Pháp ban hành và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2020.

DAP là 1 trong số 11 điều kiện giao hàng Incoterms 2010, được đa số các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng khi đàm phán hợp đồng ngoại thương.

>>>> Xem thêm: Review Khóa học xuất nhập khẩu tốt nhất 

2. Điều kiện DAP là gì?

DAP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Delivery at Place tức là "Giao hàng tại nơi đến”. Theo điều kiện này, người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng dỡ tại nơi đến chỉ định. Và để đưa hàng hóa đến nơi đến chỉ định, người bán sẽ phải chịu mọi rủi ro liên quan.

Điều kiện DAP là gì

Trách nhiệm, nghĩa vụ của người mua và người bán khi sử dụng điều kiện DAP

Nghĩa vụ của bên bán:

- Giao hàng đúng theo qui định của HĐ.

- Chịu mọi chi phí rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng được giao cho bên mua tại nơi đến qui định trên phương tiện sãn sàng để chở tiếp. 

- Thuê phương tiện vận tải (ký HĐ và trả toàn bộ cước phí).

- Giao hàng tại nơi đến đúng theo qui định của HĐ.

- Trả toàn bộ chi phí về bốc, dỡ hàng hóa.

- Cung cấp cho người mua những chứng từ để người mua có thể nhận hàng tại nơi đến (như lệnh phía giao hàng, vận đơn…)

- Thực hiện việc thông quan XK (cung cấp giấy phép XK, trả các chi phí, trả các thứ thuế và các chi phi lien quan đến Xk nếu có).

- Chứng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại, phiếu giao hàng hóa vận đơn đường biển, giấy phép XK.

Nghĩa vụ của bên mua:

- Nhận hàng tại nơi đến (địa điểm chỉ định) học kế toán thực hành ở đâu tphcm

- Chịu mọi chi phí, rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi nhận hàng ở cầu cảng.

Như vậy, bạn có thể thấy rằng với điều kiện DAP, người bán sẽ chịu hầu hết các rủi ro liên quan để có thể đưa hàng tới nơi đến đã được chỉ định. Trên hình thức phương tiện vận chuyển, người mua sẽ có quyền yêu cầu người bán hàng đưa hàng hoá tới nơi được chỉ định và sẵn sàng bốc dỡ tại địa điểm đó.

Bởi vì người bán sẽ phải chịu mọi rủi ro trong quá trình vận chuyển tới địa điểm do người mua quy định. Nên khi đó, giữa hai bên cần phải quy định rõ ràng nhất về địa điểm được giao, nhằm tránh các rủi ro không đáng có.

Thông thường, để các công ty vận chuyển hay vận tải đến đúng địa điểm chính xác, người bán nên ký hợp đồng về địa điểm đấy. Trừ khi giữa hai bên có thoả thuận khác theo hợp đồng trước đó, còn không người bán sẽ trả chi phí dỡ hàng tại nơi đến, và không có quyền được đòi lại khoản chi phí này từ phía người mua.

Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và muốn tìm hiểu các khóa học xuất nhập khẩu, cần tư vấn về tìm địa chỉ học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất , hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Chúc bạn thành công!

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK 2
Bài viết trước Điều kiện CIP là gì? Công việc của người mua và người bán trong điều kiện CIP

Điều kiện CIP là gì? Công việc của người mua và người bán trong điều kiện CIP

Bài viết tiếp theo

Ủy Thác Xuất Khẩu Là Gì? Quy Định Về Ủy Thác Xuất Khẩu

Ủy Thác Xuất Khẩu Là Gì? Quy Định Về Ủy Thác Xuất Khẩu
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo