Điểm mới của Incoterms 2020

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 08/03/2024 13 phút đọc

Incoterms được coi như bảng cửu chương trong nghề xuất nhập khẩu & Logistics. Vì vậy, tất cả những ai làm nghề này đều phải rất am hiểu về Incoterms. Phiên bản mới nhất của Incoterms là Incoterms 2020

Vậy Incoterms 2020 ra đời có thay thế các phiên bản trước đó hay không? Những điểm mới của Incoterms 2020 như thế nào? Bạn có thể xem chi tiết tại bài viết dưới đây.

>>>>>> Xem thêm: Điều kiện CIP là gì ?

1. Incoterms là gì? Sự ra đời của Incoterms 2020

Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.

ICC xuất bản một bộ Incoterms cập nhật cứ sau mười năm và dự kiến sẽ công bố phiên bản mới nhất vào cuối năm 2019 trước khi bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2020.

Incoterms 2020 sẽ kết hợp các điều chỉnh phản ánh giai đoạn 10 năm gần nhất của những thay đổi đối với bối cảnh thương mại toàn cầu. Điều này sẽ có nghĩa là loại bỏ các điều khoản lỗi thời hoặc không được sử dụng, sàng lọc các điều khoản hiện có và giới thiệu các điều khoản mới.

điểm mới incoterms 2020

Incoterms 2020

Tuy vậy, sự ra đời của Incoterm 2020 không có nghĩa thay thế phiên bản Incoterms 2010 hay các phiên bản Incoterms trước đó. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể đàm phán, lựa chọn điều kiện Incoterms phù hợp với hoạt động mua bán của hai bên.

Xem thêm: Học xuất nhập khẩu - Lộ trình hiệu quả cho người mới

2. Những điểm mới của Incoterms 2020

Trong incoterms 2020 có hai điểm thay đổi chính nhất khác so với bản 2010 đó chính là thêm điều khoản:

- DAT (Delivered at Terminal) sẽ đổi tên thành DPU (Delivered at Place Unloaded): Về cơ bản thì hai điều này giống nhau, nhưng ICC muốn nhấn mạnh và nói rõ ra vấn đề người bán hàng phải giao hàng đến một điểm đã định trước (ga tàu, bến cảng, ICD, một điểm bất kỳ …), nghĩa là phải chịu trách nhiệm hạ hàng từ phương tiện vận tải xuống dưới “mặt đất” của điểm đích đã định. Điều này mở rộng hơn DAT (chỉ giao hàng đến một bến cảng, ga tàu nào đó), điểm giao hàng có thể là bất kỳ nơi nào theo thỏa thuận của người bán và người mua.

Đối với việc giao hàng theo điều kiện DPU, thì người bán phải chịu mọi chi phí, rủi ro, trách nhiệm,cho tới khi hàng đã được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải tại điểm đã thống nhất từ trước.

Đối với vấn đề mua bảo hiểm thì sẽ được thỏa thuận giữa bên bán và bên mua.

Ví dụ: Giao hàng theo DPU Cát Lái (hàng nguyên container – FCL), thì người bán hàng cần chịu: Phí vận chuyển từ kho người bán đến cảng Cát Lái (cước vận chuyển nội địa, local charge đầu xuất và nhập, cước vận chuyển quốc tế). Riêng bảo hiểm sẽ được thỏa thuận giữa đôi bên.

Xem thêm: Local charge là gì? Các loại phí Local charge

- FCA (Free Carrier): Người bán miễn trách nhiệm khi giao hàng cho nhà vận chuyển( carrier được chỉ định bởi bên mua), điều khoản này có một điểm mới đó là người vận chuyển được phép cấp vận đơn sau khi đã nhận hàng từ người bán hàng. Lưu ý: giao hàng cho nhà vận chuyển, nghĩa là phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên trên phương tiện vận chuyển.

Xem thêm: Điều Kiện FCA Trong Incoterms 2010

Những điểm thay đổi khác của incoterm 2020 so với phiên bản incoterms 2010 

- Điều khoản CIFCIP: “I” = insurance, những điều khoản có chữ “I” thì mặc định người bán sẽ phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Đối với điều khoản CIP thì loại bảo hiểm mặc định đó là loại (A) hoặc tương đương loại (A), trước đây theo incoterms 2010 thì loại bảo hiểm mặc định cho điều kiện CIP là loại (C) – bảo hiểm bắt buộc . Riêng điều kiện CIF thì vẫn giữ nguyên như phiên bản incoterms 2010 – điều kiện loại (A) – bảo hiểm mọi rủi ro. Loại bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến chi phí bảo hiểm cao hay thấp, nên đây cũng là yếu tố mà các bên phải xem xét kỹ khi ký hợp đồng ngoại thương.

- Trên bản incoterms 2020 tại mục 9A/9B thì trách nhiệm và chi phí của người bán và người mua được liệt kê rõ ràng. tuyển dụng nhân sự

- Các điều khoản: Free Carrier (FCA), Delivered at Place (DAP), Delivered at Place Unloaded (DPU) và Delivered Duty Paid (DDP), được mở rộng thêm đó là nhà vận chuyển không nhất thiết phải là bên thứ 3, mà có thể được vận chuyển bởi phương tiện vận chuyển của người mua hoặc người bán.

- Đối với bản incoterms 2020 được bổ sung thêm các quy định về bảo mật thông tin, các bên tham gia phải bảo mật thông tin về hàng hóa, giá cả, các thông tin liên quan đến thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng.

Kiến thức xuất nhập khẩu hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>>>> Xem thêm: Review khóa học xuất nhập khẩu cho người chưa biết gì 

Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và muốn tìm hiểu các khóa học xuất nhập khẩu, cần tư vấn về tìm địa chỉ học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Chúc bạn thành công!

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK 2
Bài viết trước D/O là gì? Quy trình lấy lệnh D/O

D/O là gì? Quy trình lấy lệnh D/O

Bài viết tiếp theo

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng An Toàn

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng An Toàn
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo