CIF là gì? Giá CIF là gì?

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 18/07/2024 8 phút đọc

CIF được viết tắt viết tắt của Cost, Insurance and Freight là một điều khoản nhóm C được sử dụng phổ biến trong Incoterms 2020. Với điều kiện này giá đã bao gồm tiền hàng + bảo hiểm + cước phí tàu.

Để tìm hiểu CIF là gì? Giá CIF là gì? Cùng Kiến thức xuất nhập khẩu tìm hiểu bài viết dưới đây:

1. CIF là gì?

Điều kiện CIF thuộc 1 trong 11 điều kiện giao hàng Incoterms 2020.

Trong điều kiện này sẽ quy định rõ trách nhiệm của người mua và người bán trong việc vận chuyển hàng hóa, người bán sẽ chịu phí vận chuyển bao gồm phí thuê tàu, bảo hiểm cho đến khi đến cảng dỡ hàng, trong khi đó, người mua sẽ phải chịu mọi chi phí liên quan cũng như rủi ro từ lúc hàng hóa được để lên tàu tại cảng đi.

Giá CIF chính là giá tại cửa khẩu của bên mua (người nhập khẩu). Giá này đã bao gồm chi phí bảo hiểm, vận chuyển hàng hóa tới cửa khẩu của bên nhập khẩu.

Ưu điểm của điều kiện CIF

Thông thường, nếu xuất khẩu hàng hóa theo CIF sẽ có lợi cho người bán (người xuất khẩu).

>>>>>> Xem thêm: Phí THC (Terminal Handling Charge) là gì?

Nhược điểm của điều kiện CIF

Người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có xu hướng nhập khẩu hàng theo giá CIF, họ cho rằng cứ mua CIF sẽ không phải chịu nhiều trách nhiệm, vì chỉ cần nhận hàng tại cảng ở Việt Nam mà không cần lo gì trên chặng trước đó. Do vậy, nếu thiếu kinh nghiệm cũng không cần quá lo lắng, và không phải thực hiện nhiều nghiệp vụ khác.

Thực tế đó là suy nghĩ sai lầm. Người bán là người trả chi phí, nhưng họ không chịu trách nhiệm và rủi ro cho chặng đường biển. Có xảy ra tổn thất, người nhập khẩu Việt Nam phải tự làm việc với bảo hiểm, mà thường là đại lý của công ty bảo hiểm nước ngoài (do người bán đã chọn tại nước họ). Điều này gây bất lợi cho những người nhập khẩu tại Việt Nam.

CIF là gì? Giá CIF là gì?

https://kienthucxuatnhapkhau.com/lo-trinh-hoc-xuat-nhap-khau-cho-nguoi-chua-biet-gi.html

2. Giá CIF là gì?

Giá CIF tên đầy đủ là Cost, Insurance and Freight là giá tính tại cầu cảng của nước nhập khẩu, nghĩa là bên bán chịu mọi chi phí cho đến khi hàng hóa được giao tại cảng của bên mua theo quy định.

Mối liên hệ giữa giá FOB và giá CIF

- Giá FOB và giá CIF là hình thức biểu hiện của giá quốc tế theo điều kiện mua bán hàng hóa.

- Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa giá FOB và giá CIF bằng công thức dưới đây:

Giá CIF = Giá FOB + Chi phí bảo hiểm quốc tế của hàng hóa (Insurance) + Cước phí vận chuyển (Freight)

Nói cách khác, giá CIF là giá FOB cộng thêm chi phí bảo hiểm và vận chuyển hàng hóa.

Ý nghĩa:

- Trong quan hệ thương mại quốc tế, nước xuất khẩu nên sử dụng giá CIF vì sử dụng giá CIF sẽ đem lại lợi ích cho cả quốc gia và doanh nghiệp xuất khẩu. Cụ thể:

+ Quốc gia xuất khẩu thu được tiền bảo hiểm và cước phí vận chuyển, từ đó tăng thu ngoại tệ và giúp ổn định cán cân thương mại.

+ Bên xuất khẩu chủ động trong việc thuê phương tiện cũng như thời gian vận chuyển.

+ Giải quyết việc làm giúp các ngành vận tải và bảo hiểm trong nước phát triển.

+ Ngoài ra, nhà xuất khẩu còn nhận được một khoản hoa hồng từ bảo hiểm, cước vận chuyển.

Tuy nhiên những lợi ích trên chỉ đạt được khi các công ty bảo hiểm và vận chuyển trong nước có khả năng cạnh tranh cao để bảo toàn toàn bộ lợi nhuận trong nước mà không chảy ra nước ngoài.

Xem thêm:

https://kienthucxuatnhapkhau.com/khoa-hoc-purchasing-o-dau-tot.html

Mong rằng bài viết này của Kiến thức xuất nhập khẩu đã giúp bạn hiểu hơn về các thuật ngữ phí THC trong xuất nhập khẩu. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và cần tư vấn về các khóa học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK dminkienthuc
Bài viết trước Quy Định Về Phí, Lệ Phí Hàng Hải Và Biểu Mức Thu Phí, Lệ Phí Hàng Hải

Quy Định Về Phí, Lệ Phí Hàng Hải Và Biểu Mức Thu Phí, Lệ Phí Hàng Hải

Bài viết tiếp theo

Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?

Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo