Cách kê khai C/O form B

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 02/07/2021 13 phút đọc

C/O là chứng nhận xuất xứ hàng hóa, đóng vai trò quan trọng để xác định xuất xứ của mặt hàng xuất nhập khẩu và giảm thuế cho doanh nghiệp. C/O form B được cấp bởi Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cách kê khai C/O form B và bộ chứng từ cấp C/O form B sẽ được chúng tôi chia sẻ cụ thể ở bài viết dưới đây.

>>>> Xem thêm: Surrendered bill of lading là gì?

1.C/O form B là gì?

Giấy Chứng nhận xuất xứ C/O Mẫu B (Form B) là loại C/O được cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau:

- Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP

- Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng ưu đãi

- Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra.

- C/O form B áp dụng cho hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi (Ví dụ như Kuwait, Saudi Arabia…)

kê khai C/O form B

»»»»» Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất?

Bộ hồ sơ xin cấp C/O Form B tại VCCI

- Đơn đề nghị cấp C/O mẫu B được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ

- Phiếu ghi chép hồ sơ form B

- Mẫu C/O form B tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;

- Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp). Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan;

- Bản sao hóa đơn thương mại (có dấu sao y bản chính của thương nhân);

- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn ;

- Bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể);

- Bản sao quy trình sản xuất ra hàng hóa (có dấu sao y bản chính của thương nhân);

- Bản sao tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất;

- Bản sao hợp đồng mua bán hoặc bản sao hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất.

Trường hợp không có hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước thì phải có xác nhận của người bán hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa đó.

- Giấy phép xuất khẩu (nếu có)

- Các chứng từ, tài liệu cần thiết khác (nếu có).

2.Cách kê khai C/O form B

2.1.Đăng ký tài khoản và chữ ký số

Link đăng ký tài khoản (đăng ký hồ sơ thương nhân): http://comis.covcci.com.vn/. Sau đó đăng ký mua và cài đặt chữ ký số. Hoàn thiện các yêu cầu đầu vào

2.2.Cách điền nội dung khai báo CO form B

Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên nước xuất khẩu

Ô số 2: tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước nhập khẩu

Ô trên cùng bên phải: số tham chiếu của C/O (dành cho cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O)

Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng đường hàng không thì khai báo “by air”, số hiệu chuyến bay, tên cảng hàng không dỡ hàng; nếu gửi bằng đường biển thì khai báo tên tàu và tên cảng dỡ hàng)

Ô số 4: tên cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O, địa chỉ, tên nước

Ô số 5: Mục dành riêng cho cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu

Ô số 6: mô tả hàng hóa và mã HS; ký hiệu và số hiệu của kiện hàng

Ô số 7: trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng khác

Ô số 8: số và ngày phát hành hóa đơn thương mại

Ô số 9: nơi cấp C/O, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O

Ô số 10: địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O và chữ ký của người xuất khẩu (dành cho thương nhân đề nghị cấp C/O).

3.Một số lưu ý khi khai C/O form B

- Ô số 3: tối thiểu phải có:

+ BY SEA/ BY AIR: Tên và số chuyến phương tiện vận chuyển.

+ Số Bill

+ Ngày Bill/Ngày khởi hành.

+ Cảng bốc & Cảng dỡ.
(Trước đây không nhập ngày tàu chạy vẫn được)

- Ô số 6:

+ Có thêm HS code tối thiểu 6 số.

+ Không cần nhập số tờ khai và ngày tờ khai (nếu nhập cũng không sao)

Mong rằng bài viết này của Kiến thức xuất nhập khẩu đã giúp bạn hiểu hơn về SI trong xuất nhập khẩu. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và cần tư vấn về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK 2
Bài viết trước Thông Tin Hãng Tàu One Hồ Chí Minh

Thông Tin Hãng Tàu One Hồ Chí Minh

Bài viết tiếp theo

Ủy Thác Xuất Khẩu Là Gì? Quy Định Về Ủy Thác Xuất Khẩu

Ủy Thác Xuất Khẩu Là Gì? Quy Định Về Ủy Thác Xuất Khẩu
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo