Giá FOB là gì? Cách tính giá FOB

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 29/05/2021 10 phút đọc

Nếu bạn đã biết đến Incoterms – điều kiện thương mại quốc tế do ICC phát hành, chắc hẳn bạn sẽ biết rằng mỗi điều khoản Incotemrs đều tương ứng với một mức giá nhất định của hàng hóa. Vì vậy tùy theo doanh nghiệp lựa chọn điều kiện giao hàng nào sẽ ứng với mức giá đó. Từ đó, xuất hiện các thuật ngữ như: giá FOB, hay giá CIF,...

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến giá FOB là gì? Cách tính giá FOB như thế nào?

>>>>>> Xem thêm: Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế

1. Giá FOB là gì?

FOB là viết tắt trong tiếng Anh của từ Free on board, nghĩa là điều kiện giao hàng miễn các trách nhiệm của người bán khi hàng đã được xếp lên boong tàu. Tức là khi hàng hóa chưa lên tàu thì mọi trách nhiệm sẽ thuộc về người bán, còn sau khi hàng đã lên tàu thì tất cả các trách nhiệm sẽ thuộc về người mua.

Lan can tàu chính là điểm chuyển rủi ro của điều kiện FOB. Và trong quá trình vận chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác hàng hóa phải trải qua nhiều ngày lênh đênh trên biển. Các điều kiện tự nhiên như sóng thần hoặc trong trường hợp hy hữu là gặp cướp biển thì sẽ làm cản trở quá trình vận chuyển, khi đo hàng hóa của bạn có thể bị mất trắng. Và theo điều kiện FOB thì người bán không phải có trách nhiệm gì với bên mua. Chính vì vậy, người mua phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. cách tính thuế xuất khẩu

dieu-kien-FOB

2. Cách tính giá FOB tính như thế nào?

Giá FOB (FOB price) là giá tại cửa khẩu bên nước của người bán; đã bao gồm chi phí vận chuyển ra cảng + chi phí làm thủ tục xuất khẩu + thuế + chi phí phát sinh khác trước khi hàng lên tàu. Mức giá này sẽ không bao gồm chi phí vận chuyển đường biển hay phí bảo hiểm đường biển. khóa học xuất nhập khẩu

Cách tính giá FOB xuất khẩu như sau:

Giá FOB = Giá hàng thành phẩm + chi phí nâng hạ container + chi phí kéo container nội địa + chi phí mở tờ khai hải quan + chi phí xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu khách hàng yêu cầu) + chi phí kẹp trì + chi phí hun trùng kiểm dịch.

Xem thêm: Xuất nhập khẩu ở Việt Nam, thực trạng và xu hướng trong tương lai gần

3. Phân chia chi phí giữa người bán và người mua theo điều kiện FOB

Trong hợp đồng giá FOB sẽ nêu rõ nghĩa vụ của bên bán và bên mua, từ đó 2 bên có thể dự tính được chi phí khi mua/ bán theo điều kiện FOB và thỏa thuận về giá bán hàng hóa phù hợp.

Người bán

  • Giao hàng lên tàu tại cảng quy định
  • Chịu mọi chi phí, rủi ro, tổn thất trước khi hàng được xếp lên tàu.
  • Thông quan xuất khẩu, trả thuế và cung cấp giấy phép xuất khẩu.
  • Chuyển cho người mua các hóa đơn thương mại và tất cả các chứng từ liên quan.
  • Thông báo cho người mua rằng hàng đã lên tàu.

Người mua

  • Thanh toán tiền hàng.
  • Chịu mọi chi phí, tổn thất cũng như các rủi ro khi hàng đã xếp lên tàu.
  • Người mua phải trả chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
  • Mua bảo hiểm hàng hóa
  • Trả thuế và thông quan nhập khẩu.

Kiến thức xuất nhập khẩu hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và muốn tìm hiểu các khóa học xuất nhập khẩu, cần tư vấn về tìm địa chỉ học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Chúc bạn thành công!

Xem thêm các bài viết:

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK 5
Bài viết trước Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Bài viết tiếp theo

Ủy Thác Xuất Khẩu Là Gì? Quy Định Về Ủy Thác Xuất Khẩu

Ủy Thác Xuất Khẩu Là Gì? Quy Định Về Ủy Thác Xuất Khẩu
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo