Dropshipping Là Gì? Tìm Hiểu Tất Tần Tật Về Dropshipping

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 15/03/2023 18 phút đọc

Thời gian gần đây, Mô hình Dropshipping trở thành một hiện tượng mới trong lĩnh vực logistics, bởi nhiều doanh nghiệp nhận thấy tiềm năng phát triển của mô hình này.

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, Dropshipping giúp nhiều nhà kinh doanh giảm thiểu được nhiều chi phí trong quá trình lưu kho, vận chuyển, giao hàng đến tay người dùng.

Vậy cụ thể thì Dropshipping là gì? Dropshipping có các đặc điểm và ưu nhược điểm ra sao? hãy cùng Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu tìm hiểu những vấn đề đó qua bài viết dưới đây.

1. Dropshipping là gì? Các hình thức Dropshipping

Bạn muốn bắt đầu kinh doanh nhưng bạn đang do dự vì bạn không có vốn hoặc nguồn vốn có hạn, đừng lo lắng. Gần đây, có rất nhiều doanh nhân khởi nghiệp với số vốn “0”. Một giải pháp cho vấn đề này là nhờ đến hình thức bán hàng trực tuyến thông qua hình thức dropshipping.

Dropshopping là gì?

Dropshipping hay Dropship là thuật ngữ được dùng để chỉ một mô hình kinh doanh, trong đó không bao gồm khâu vận chuyển hàng hóa, sản phẩm. Người sử dụng mô hình kinh doanh Dropshipping không cần phải thực hiện lưu trữ hàng hóa đồng thời không cần tham gia quá trình vận chuyển giao hàng tới tay khách hàng mà sẽ có bên thứ ba lo liệu.

Khi có khách hàng đặt hàng người thực hiện mô hình doanh dropshipping mới tiến hành đặt hàng từ nhà sản xuất và yêu cầu nhà sản xuất vận chuyển hành hóa trực tiếp tới tay của người tiêu dùng. Như vậy có thể thấy người kinh doanh mô hình này sẽ không tiếp xúc với sản phẩm mình bán trong toàn bộ quá trình.

Công việc chính của người thực hiện mô hình kinh doanh này là thực hiện marketing sản phẩm một cách có hiệu quả, đồng thời theo dõi đơn hàng cũng như chăm sóc khách hành trước, trong và sau khi đã mua sản phẩm. Khi khách hàng đặt mua sản phẩm, bạn chuyển đơn hàng đến công ty mẹ để họ giao hàng tới cho khách hàng và trích hoa hồng cho bạn.

Lợi nhuận người kinh doanh mô hình này nhận được là khoản tiền chênh lệch giữa giá của nhà sản xuất và giá bán cho đối tượng khách hàng sau khi đã trừ đi chi phí vận chuyển.

https://kienthucxuatnhapkhau.com/lo-trinh-hoc-xuat-nhap-khau-cho-nguoi-chua-biet-gi.html

Các hình thức Dropshipping

Hình thức đơn giản nhất

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh dropshipping nhưng lại không biết rằng chính họ là những người làm dropshipping. Và thực sự, họ chỉ dừng lại ở hình thức kiếm tiền nhỏ lẻ, chưa bài bản.

Hình thức mạng internet trực tuyến

Hình thức dropshipping này được đánh giá là bài bản và chuyên nghiệp hơn nếu người thực hiện có thể tạo khu vực bán hàng và xây dựng kế hoạch bán hàng cụ thể của riêng mình để hoàn thành nhiều đơn hàng nhất có thể.

Hình thức này còn được chia thành 2 loại nhỏ là:

  • Xây dựng của hàng của bạn với các Kênh Free Traffic
  • Xây dựng trang web của riêng bạn - bán hàng với paytraffic, seo.

2. Đặc điểm của Dropshipping

Đặc điểm của Dropshopping

Đặc điểm của mô hình này là người bán không bị mất vốn để lưu trữ hàng và không phải lo hàng tồn kho, hàng lưu kho, vận hành kho, thực hiện đơn hàng, v.v. Người bán chỉ cần thực hiện bán hàng và thanh toán với khách hàng còn các khâu trên sẽ do nhà sản xuất hoặc chủ hàng chịu trách nhiệm

3. Ưu nhược điểm của Dropshipping là gì?

Ưu điểm của Dropshipping

- Ít vốn đầu tư, vốn đầu vào thấp: Đối với người mới kinh doanh, thì đây là lợi thế tối ưu, các bạn có thể thực hiện kinh doanh theo mô hình này nhưng không cần nhiều vốn.

Mô hình này sẽ giúp nhân rộng đối tượng hay mô hình kinh doanh hơn vì bất cứ ai cũng có thể tham gia kinh doanh nghiệp đầu vào thấp, và quá trình cũng không cần nhiều vốn.

- Chi phí thấp: Vì không cần đầu từ nhiều về chi phí như chi phí đầu tư kho hàng, nhập hàng, xuất hàng, phương thức vận chuyển, hay số hàng hóa tồn kho…. vì thế giúp chủ kinh doanh tiết kiệm được nhiều chi phí.

- Không cần mặt bằng, địa điểm linh hoạt: Với mô hình kinh doanh Dropshipping, Người đầu tư kinh doanh có thể ở bất kỳ đâu có mạng internet và có thể kết nối với khách hàng một cách dễ dàng mà không cần một mặt bằng cố định.

- Không chịu trách nhiệm vận chuyển: Sẽ hạn chế được nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển.

  • Dễ dàng tổ chức
  • Chi phí tổ chức bán hàng thấp
  • Chi phí đầu tư thấp
  • Rủi ro thấp hơn các mô hình kinh doanh khác
  • Có thể bán hàng xuyên biên giới
  • Có thể bán bất kỳ sản phẩm nào mà bạn muốn
  • Mở rộng quy mô kinh doanh của bạn một cách dễ dàng

Nhược điểm của mô hình dropshipping

Mô hình Dropshipping mang lại cho chủ doanh nghiệp, tuy nhiên mô hình Dropshipping cũng gặp nhiều hạn chế:

- Lợi nhuận thấp: Mô hình kinh doanh này rất dễ để bắt đầu nên sự cạnh tranh giữa những người tham gia tương đối cao. Sự cạnh tranh về giá cả để thu hút khách hành là điều không thể tránh khỏi.

- Các vấn đề về nguồn cung cấp: Hàng hóa của của mô hình kinh doanh này hoàn toàng phụ thuộc vào bên thứ ba do đó người kinh mô hình này rất khó kiểm soát lượng làng hóa cũng như chất lượng hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng.

- Vận chuyển phức tạp: Việc vận chuyển hàng tới tay người tiêu dùng sẽ vô cùng khó khăn và tốn nhiều chi phí nếu một khách hàng đặt hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau trên một đơn hàng. Lúc này đối với mỗi sản phẩm bạn sẽ phải chịu thêm một lần phí vận chuyển.

- Chịu trách nhiệm nếu hàng lỗi do nhà cung cấp như: Các trường hợp như: sản phẩm kém chất lượng, đóng gói sản phẩm không kĩ gây ra hỏng hóc trong quá trình vận chuyển… có thể không phải từ bạn nhưng bạn vẫn phải chịu trách nhiệm

  • Lợi nhuận ít hơn so với mô hình bán hàng truyền thống
  • Bạn phải có trách nhiệm với khách hàng của mình
  • Không thể kiểm soát được mọi thứ
  • Sự cạnh tranh tương đối cao
  • Trong quá trình vận chuyển sản phẩm phát sinh nhiều chi phí khác

4. Mô hình kinh doanh Dropshipping là gì?

Mô hình kinh doanh Dropshopping

Mô hình dropshipping có thể hiểu đơn giản như sau: Bạn là người bán, bán sản phẩm của nhà cung cấp với bất kỳ giá nào và quảng cáo sản phẩm. Khi khách hàng mua một mặt hàng, bạn sẽ trả cho người bán theo giá niêm yết của người cung cấp. Các nhà cung cấp thu thập dữ liệu khách hàng và chuyển nó cho khách hàng của bạn. Đơn giản là bạn chỉ cần theo dõi đơn đặt hàng của bạn và nhận tiền mặt khi giao hàng.

5. Các nền tảng Dropshipping

Các nền tảng Dropshipping phổ biến tại Việt Nam

  1. Cuccu
  2. Printub
  3. PingGo

Các nền tảng Dropshipping nước ngoài

  1. Spocket
  2. SaleHoo
  3. AliExpress
  4. Doba
  5. Wholesale2B

6. Cách làm Dropshipping

Quy trình mô hình dropshipping bao gồm:

  • Lựa chọn các mặt hàng kinh doanh
  • Tiếp thị sản phẩm để tiếp cận khách hàng tiềm năng
  • Chốt đơn hàng
  • Liên hệ với nhà cung cấp
  • Thảo luận về giá cả và giao hàng với nhà cung cấp
  • Đặt mua hàng và Theo dõi Đơn hàng
  • Tiếp tục tiến hành tiếp thị sản phẩm bạn muốn bán

https://kienthucxuatnhapkhau.com/hoc-xuat-nhap-khau-online-o-dau-tot.html

7. Cách tìm nguồn hàng Dropshipping

Cách tìm nguồn hàng Dropshipping Shopee trực tiếp tại Shopee

Trên nền tảng thương mại điện tử của Shopee, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều sản phẩm ở hầu hết mọi ngành hàng, từ quần áo thời trang, phụ kiện, đồ gia dụng và đồ trang trí đến đồ điện tử và thậm chí cả thực phẩm khô. Để tìm được nguồn hàng nhanh chóng và dễ dàng nhất cho hoạt động kinh doanh dropshipping trên Shopee của bạn.

Với các thao tác vô cùng dễ sử dụng:

Bước 1: Truy cập Shopee.vn hoặc ứng dụng Shopee trên thiết bị di động của bạn.

Bước 2: Nhập sản phẩm bạn muốn bán vào ô tìm kiếm.

Bước 3: Chọn cửa hàng đáp ứng điều kiện mong muốn của bạn thông qua tham khảo và tìm kiếm thông tin.

Tìm các nguồn khác ngoài Shopee

Ngoài Shopee, còn có rất nhiều nơi có nhiều nguồn hàng, cung cấp rất nhiều sản phẩm chất lượng cao không kém dành cho bạn như các sàn thương mại điện tự khác, Facebook, Google, ...

Tương tự như cách tìm kiếm nguồn hàng trên Shopee, chỉ cần bạn nhập những từ khóa như nguồn hàng sỉ, nguồn hàng dropshipping shopee, nguồn hàng dropship,....kết quả sẽ trả về hàng nghìn vị trí có nguồn hàng tốt.

»» Tham khảo: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tốt Nhất

8. Chia sẻ kinh nghiệm làm Dropshipping

  • Luôn tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng của bạn
  • Tập trung vào chiến lược tiếp thị và SEO
  • Chuyên môn hóa
  • Có tầm nhìn dài hạn cho chiến lược
  • Cung cấp các dịch vụ vượt trội nhất
  • Đừng tập trung quá nhiều vào những vấn đề nhỏ
  • Sự khởi đầu quan trọng nhất

Trên đây là toàn bộ những thông tin về Dropshipping và các thông tin liên quan đến loại hình kinh doanh này. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên sẽ giúp các bạn định hướng được mô hình kinh doanh phù hợp cho mình.

Xem thêm:

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK 3
Bài viết trước Kho Trung Chuyển Là Gì? Những Hoạt Động Qua Kho Trung Chuyển

Kho Trung Chuyển Là Gì? Những Hoạt Động Qua Kho Trung Chuyển

Bài viết tiếp theo

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng An Toàn

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng An Toàn
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo