Chi Phí Logistics Là Gì? Tất Tần Tật Về Chi Phí Logistics
Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics và nền kinh tế là tối ưu hóa chi phí logistics. Điều này sẽ góp phần quan trọng tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị gia tăng, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu.
Vậy chi phí logistics là gì? Hãy cùng Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Khái niệm Chi phí logistics là gì? Cơ cấu chi phí logistics
Chi phí logistics là tổng chi phí phải trả từ khâu nhập khẩu nguyên vật liệu cho đến khi vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Ví dụ về chi phí logistics: Trong năm 2021, chi phí logistics tại Việt Nam chiếm 16,8% giá trị hàng hóa.
https://kienthucxuatnhapkhau.com/lo-trinh-hoc-xuat-nhap-khau-cho-nguoi-chua-biet-gi.html
2. Các loại chi phí logistics
Phân loại chi phí logistics
- Chi phí vận tải chiếm từ 30% đến 60% tổng chi phí logistics. Do đó, khi người tiêu dùng mua hàng hóa có giá cao, chủ yếu là do chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn.
- Chi phí dự trữ: Hiện tại, nhu cầu của người tiêu dùng không ngừng tăng lên và chi phí dự trữ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra.
- Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng như cảng, nhà kho, bến bãi để phục vụ hoạt động vận chuyển và bảo quản hàng hóa cũng là một chi phí không nhỏ.
Mối quan hệ giữa các loại chi phí hậu cần
Các loại chi phí hậu cần có mối quan hệ hỗ trợ, chúng ảnh hưởng lẫn nhau và tác động qua lại. Điều này bắt nguồn từ bản chất của hoạt động logistics, đó là một loạt các hoạt động có liên quan với nhau nhằm tối ưu hóa vị trí và sự di chuyển của hàng hóa từ nhà cung ứng đến tay khách hàng.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí logistics
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí logistics bao gồm:
- Chất lượng nhân sự và cấp quản lý tại doanh nghiệp Logistics
- Giá xăng dầu bất ổn
- Từ các hiệp định thương mại
- Tình hình kinh tế thế giới
- Hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực
- Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0
4. Cách tính chi phí logistics
Khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ, giá bán hàng hóa phải cao hơn các chi phí, theo công thức:
G >= C1 + C2 + C3 + C4 + C5
Các chi phí gồm:
- C1: sản xuất sản phẩm
- C2: marketing
- C3: vận chuyển
- C4: cơ hội vốn hàng tồn
- C5: bảo quản hàng hóa
? Chi phí logistics (Clog) tính theo công thức:
Clog = C3 + C4 + C5
Trong đó:
C4= (qikv)t [(1+r)t-1]
- qi: Số lượng sản phẩm cho một lần gửi hàng đi
- kv: Định mức vốn cho một đơn vị sản phẩm. Mức vốn này phụ thuộc vào công nghệ sản xuất
- t = 1÷m: Số đơn vị thời gian chịu lãi suất hàng năm của hàng tồn trữ (tháng hoặc năm)
- r: Mức lãi suất phải trả cho vốn vay.
Trong đó:
C5 = qi.Tbq.glk+qi.k.g+ Cbh
- Tbq: Thời gian bảo quản trong kho của lô hàng qi
- glk: Chi phí trung bình cho một đơn vị hàng hóa lưu kho một ngày
- k: Tỷ lệ tổn thất, hư hỏng hàng lưu kho
- g: Giá trị của đơn vị hàng lưu kho
- Cbh: Chi phí bảo hiểm cho lô hàng lưu kho
5. Giải pháp tối ưu chi phí hậu cần
- Kế hoạch cụ thể: Việc lập kế hoạch chi tiết giúp doanh nghiệp bám sát lộ trình và đảm bảo giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn.
- Lựa chọn nhà cung cấp đa nhiệm: Mua hàng từ nhiều nhà cung cấp phát sinh thêm chi phí. Làm việc với các nhà cung cấp đa dạng hàng hóa và dịch vụ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển.
- Tối ưu hiệu quả từng mắt xích: Doanh nghiệp nhìn lại tổng thể các mắt xích hoạt động tốt hay chưa để đưa ra quyết định thay đổi cơ cấu phù hợp đảm bảo hoạt động.
- Thuê ngoài: Thuê ngoài giúp các doanh nghiệp trở nên hiệu quả và kiếm được nhiều doanh thu hơn, bởi vì các công ty có nhiều thời gian hơn để tập trung vào thế mạnh của mình thay vì phải nghiên cứu và phát triển, vận hành sản xuất do thiếu kinh nghiệm.
https://kienthucxuatnhapkhau.com/lo-trinh-hoc-nghiep-vu-khai-bao-hai-quan-cho-nguoi-chua-biet-gi.html
6. Thực trạng chi phí logistics tại Việt Nam
Không thể phủ nhận ngành logistics Việt Nam đang từng ngày cải thiện, giảm thiểu tối đa chi phí logistics và mang lại lợi nhuận ổn định. Nhưng không khó để nhận thấy Việt Nam vẫn còn những khó khăn, tồn tại nhất định trong lĩnh vực này, chủ yếu thể hiện ở hai khía cạnh:
- Chưa quan tâm nhiều đến vai trò của chi phí logistics
- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thấy vai trò quan trọng của logistics trong việc giảm chi phí kinh doanh. Logistics có liên quan mật thiết đến marketing, sản xuất, tồn kho, vận chuyển và phân phối.
- Hạ tầng mạng lưới giao thông chưa đồng bộ
- Mạng lưới giao thông chưa đồng bộ, trình độ công nghệ nhiều nơi chưa cao. Ngoài ra, do các cảng Việt Nam không có đủ trang thiết bị và kinh nghiệm xếp dỡ container nên không thể tiếp nhận các tàu container thông thường.
Có những lý do khác, chẳng hạn như:
- Hệ thống giao thông đường bộ chưa hoàn thiện, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông
- Vận chuyển đường sắt, đường biển chi phí thấp nhưng mất nhiều thời gian. Vận tải hàng không phát triển nhưng chưa thực sự phổ biến
- Công tác quản lý logistics còn rời rạc, thiếu chặt chẽ. Hàng hóa phải qua nhiều khâu trung gian trước khi đến tay người dùng khiến chi phí vận chuyển tăng cao.
- Việc kết hợp vận tải đa phương thức chưa được phổ biến mà chỉ tổ chức vận tải đơn lẻ.
Hiện nay, giảm chi phí logistics là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp, mọi quốc gia, bởi mục tiêu cuối cùng là đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với chi phí hợp lý, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu rõ về chi phí logistics để phục vụ cho công việc của bạn.
Xem thêm bài viết:
- Cách Tính Số Khối (CBM) Hàng Sea, Air, Lẻ
- Dịch Vụ Vận Tải Là Gì? Gồm Những Gì? Tiêu Chí Đánh Giá?
- Tạm Nhập Tái Xuất Là Gì? Thủ Tục Tạm Nhập Tái Xuất
- Khu Chế Xuất Là Gì? Các Khu Chế Xuất Quan Trọng Ở Việt Nam
- Trung Tâm Phân Phối Là Gì? Các Trung Tâm Phân Phối Ở Việt Nam