Kho Trung Chuyển Là Gì? Những Hoạt Động Qua Kho Trung Chuyển

Tác giả 19/07/2024 11 phút đọc

Tại Việt Nam, lĩnh vực logistics không còn xa lạ, các dịch vụ của nó có thể kể đến như: Vận chuyển, lưu giữ hàng hóa, đóng gói, bao bì, kho bãi, khai báo hải quan… Trong đó, một mắt xích quan trọng không thể không nhắc đến là kho trung chuyển. Vậy kho trung chuyển là gì và những hoạt động xoay quanh kho trung chuyển là gì?

1. Hàng hóa trung chuyển là gì?

Hàng trung chuyển là hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua thông qua kho trung chuyển để đến tay người tiêu dùng. Nếu là hàng xuất nhập khẩu thì hàng hóa sau khi thông quan tại cửa khẩu sẽ tới kho trung chuyển tại các cảng để chờ vận chuyển trong nước.

Trung tâm trung chuyển là gì?

Một trung tâm trung chuyển hàng hóa là điểm trung tâm của quá trình vận chuyển. Tại đây, hàng hóa từ các nơi sẽ được tập kết, lưu trữ, quản lý và điều phối đến bưu cục cuối cùng gần nhất và có thể giao tận tay người nhận.

Kho trung chuyển là gì?

Kho trung chuyển là gì

Kho trung chuyển là nơi các thương nhân, chủ hàng lẻ tập kết, lưu giữ và quản lý hàng hóa. Sau khi hàng hóa được đưa vào kho, do tính chất hàng hóa được đưa vào kho sẽ có một khoảng thời gian nhất định. Tùy theo thỏa thuận giữa người mua và người bán để xác định thời gian lưu kho hàng hóa.

2. Đặc điểm của kho trung chuyển

- Được xây dựng gần các cảng biển, cửa biển, đường quốc lộ… giúp vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

- Vận chuyển hàng hóa thuận tiện

- Hệ thống quản lý kho trung chuyển khoa học, chặt chẽ, đơn vị trung gian chịu trách nhiệm lưu giữ, bảo quản và quản lý hàng hóa của công ty một cách cẩn thận, chính xác và chuyên nghiệp.

- Kho hàng là trung gian giữa người mua và người bán và thường do bên thứ ba sở hữu và quản lý.

- Hàng hóa thường chỉ tạm thời ở kho trung chuyển

- Thời gian tạm thời không cố định, tùy thuộc vào thời gian giao dịch của bên mua, bên bán có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, v.v.

- Kết cấu kho an toàn, chắc chắn, đạt tiêu chuẩn về hệ thống phòng cháy chữa cháy, chống gì sét.

https://kienthucxuatnhapkhau.com/lo-trinh-hoc-xuat-nhap-khau-cho-nguoi-chua-biet-gi.html

3. Tác dụng của kho trung chuyển

- Tạo mặt bằng thuận lợi để công ty dễ dàng kiểm soát hàng hóa trước khi phân phối. Giảm thiểu nhầm lẫn hoặc mất mát.

- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí. Kho trung chuyển sẽ đảm nhận việc lưu giữ và quản lý hàng hóa trước khi bàn giao cho người mua.

- Điều này giúp doanh nghiệp tiết giảm được rất nhiều chi phí như thuê nhân viên, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, chi phí vận chuyển, chi phí thuê container, chi phí chờ cảng…

- Là nơi tập kết hàng hóa tạm thời giúp doanh nghiệp có đủ thời gian để hoàn tất các thủ tục cần thiết.

- Khi vào kho trung chuyển, hàng hóa sẽ được phân theo chủng loại, mẫu mã rõ ràng giúp công ty dễ dàng kiểm soát hàng hóa, hạn chế thất thoát, sắp xếp lộn xộn.

4. Quy trình nhập xuất kho trung chuyển

4.1. Quy trình nhập kho trung chuyển

Nhập kho trung chuyển là gì?

Đối với dịch vụ vận chuyển hàng hóa, giao hàng nhanh tại Việt Nam, bạn sẽ thường xuyên thấy trạng thái đơn hàng là nhập kho trung chuyển. Tức là hàng của bạn đã được đưa về kho trung chuyển tại nơi mà bạn chuyển hàng đi. Tại đây, hàng hóa được tiếp tục điều phối đến địa điểm giao nhận bằng xe máy hoặc xe tải.

Quy trình

Người sử dụng dịch vụ cần ký hợp đồng xác nhận với đơn vị cung cấp dịch vụ kho trung chuyển trước khi đưa hàng vào kho.

Hợp đồng này sẽ xác nhận các yếu tố cơ bản khi hàng hóa nhập kho trung chuyển, bao gồm: loại hàng hóa lưu trữ, khu vực lưu trữ, quá trình phát triển/vận hành và các thông tin liên quan khác.

Trước khi đưa hàng vào kho trung chuyển, đơn vị sử dụng dịch vụ cần cung cấp kế hoạch vận chuyển chi tiết để ban quản lý kho xác nhận và chuẩn bị các phương án hậu cần đi kèm.

Các thông tin chi tiết cần gửi khi hàng hóa nhập kho để trung chuyển bao gồm: thông tin hàng hóa, số lượng, ngày dự kiến nhập kho, phương thức vận chuyển…

Sau khi hàng về kho trung chuyển, hai bên cung cấp dịch vụ và người dùng sẽ kiểm tra, đối chiếu và xác nhận trước khi hàng được nhập kho chính thức.

4.2. Quy trình xuất kho trung chuyển

Xuất kho trung chuyển là gì?

Khi xuất hàng từ kho trung chuyển, bên sử dụng dịch vụ cần cung cấp kế hoạch xuất hàng chi tiết như khi nhập kho.

Sau khi nhận được phương án vận chuyển, đơn vị cung cấp dịch vụ kho trung chuyển sẽ thực hiện các nghiệp vụ tương ứng.

Trước khi hàng hóa được xuất khỏi kho trung chuyển, hai bên sẽ kiểm đếm hàng hóa và ký biên bản xác nhận việc xuất hàng và hoàn tất thủ tục.

Trên đây là toàn bộ thông tin về kho trung chuyểnquy trình xuất nhập kho trung chuyển. Mong rằng qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về chức năng cũng như quy trình xuất nhập hàng về kho trung chuyển trong công việc của mình.

Xem thêm:

Tác giả Admin
Bài viết trước Chi Phí Logistics Là Gì? Tất Tần Tật Về Chi Phí Logistics

Chi Phí Logistics Là Gì? Tất Tần Tật Về Chi Phí Logistics

Bài viết tiếp theo

D/P (Documents Against Payment) Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết

D/P (Documents Against Payment) Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo