Consignee Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Consignee Và Notify Party
Trên chứng từ xuất nhập khẩu, đặc biệt là giấy báo hàng đến thường xuất hiện thuật ngữ Consignee và notify party. Hai thuật ngữ này rất dễ gây hiểu lầm. Vì vậy bài viết này chúng tôi muốn làm rõ consignee là gì? Sự khác nhau giữa consignee và notify party.
>>>>> Xem thêm: Phí THC (Terminal Handling Charge) Là Gì?
1. Consignee là gì?
Consignee thường được viết tắt cnee là người nhận hàng, đồng thời cũng là người mua hàng (buyer) theo vận đơn đích danh (là vận đơn mà ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng và người vận chuyển chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn, vận đơn này không được chuyển nhượng bằng phương pháp thông thường, muốn chuyển nhượng phải tuân theo quy định pháp luật nơi diễn ra hành động chuyển nhượng).
Consignee không phải là người mua hàng theo vận đơn vô danh – là vận đơn không ghi tên người nhận hàng và cũng không ghi theo lệnh, vận đơn này chuyển nhượng bằng cách trao tay vì ai cầm vận đơn đều có thể nhận được hàng.
Nhưng thông thường nhắc đến khái niệm consignee thường người ta hiểu rằng đó là người nhận hàng thực sự của lô hàng.
Lưu ý về consignee
Vận đơn trong vận chuyển hàng hóa đường biển phải điền đầy đủ thông tin congsinee: Tên consignee, địa chỉ của consignee, số điện thoại, fax, email…
Một số lưu ý: Consignee có thể là buyer hoặc không phải là buyer. Ví dụ với vận đơn to order (vận đơn vô danh) thì miễn là người nào cầm bill sẽ nhận được hàng, tức họ là consignee.
Trong hầu hết các đơn vận tải biển thì consignee cũng chính là notify party, còn với vận đơn to order (vận đơn vô danh) là vận đơn không ghi tên người nhận hàng và cũng không ghi theo lệnh, vận đơn này chuyển nhượng bằng cách trao tay vì ai cầm vận đơn đều có thể nhận được hàng.
Thông tin consignee trên chứng từ xuất nhập khẩu
2. Sự Khác Nhau Giữa Consignee Và Notify Party
Notify party là gì?
Notify Party có thể hiểu là công ty/người có tên trên vận đơn hoặc giấy gửi hàng sẽ được thông báo khi hàng hóa tới nơi đến. Notify Party có thể khác với người nhận hàng, nhưng thường là người thực nhận những hàng hóa đó. Bên thông báo không có đặc quyền gì (nằm ngoài thông báo đó) theo vận đơn hoặc giấy gửi hàng.
Notify party là người nhận thông báo hàng đến khi tàu đã cập cảng đến. Vì vậy, Notify party có thể là consignee hoặc không phải consignee. Trách nhiệm của notify party là nhận giấy thông báo hàng đến, sau đó gởi thông tin này đến người nhận hàng (consignee) đến nhận hàng.
Trong nhiều trường hợp, chúng ta dễ bị nhầm lẫn giữa Consignee và Notify party bởi 2 thuật ngữ này trong nhiều tình huống cùng nói đến 1 đối tượng. Đó vừa là Consignee và đồng thời cũng Notify party.
Có thể nói nó rất đơn giản nhưng chỉ đối với những người đã từng học qua và tiếp xúc với các chứng từ xuất nhập khẩu, một số bạn chưa từng tiếp xúc sẽ còn rất mơ hồ về Notify Party. Qua bài viết này chúng tôi tin rằng ai đã đọc thì sẽ hiểu được 100% về 2 thuật ngữ này.
3. Mối liên hệ giữa consignee với các thuật ngữ xuất nhập khẩu khác
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thường xuyên xuất hiện các thuật ngữ khác nhau, nhưng cũng ám chỉ một đối tượng, tùy từng trường hợp sẽ có cách thể hiện khác nhau. Bạn có thể tham khảo thêm các trường hợp dưới đây:
- Trong hợp đồng mua bán. Người bán sẽ được gọi là Seller – Người bán / Export – Nhà xuất khẩu
- Khi phát hành LC thanh toán trong ngân hàng: người bán sẽ gọi là người thụ hưởng - Beneficiary/ người mua sẽ gọi là Remitter – người thanh toán hay người trả tiền.
- Trong quá trình vận chuyển hàng hóa khi phát hành vận đơn Bill of Lading: Người bán sẽ là Shipper/Người mua là Consignee.
Mong rằng bài viết này của Kiến thức xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn hiểu hơn về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ hải quan và cần tư vấn về Lộ trình học xuất nhập khẩu, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.
Xem thêm các bài viết:
- Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
- Kích Thước Các Loại Container Trong Vận Tải Quốc Tế
- Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển
- Phí THC (Terminal Handling Charge) Là Gì?
- CO Form D Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về C/O Form D