Mẫu CO form AI hợp lệ - Quy định về C/O form AI mới nhất

Tác giả 18/07/2024 13 phút đọc

Khi muốn xuất hàng hóa sang Ấn Độ không thể không nhắc tới CO form AI. Vậy C/O form AI là gì? Nó đem lại lợi ích gì khi xuất khẩu hàng hóa sang Ấn Độ và quy trình xin cấp C/O form AI ra sao? Hãy cùng Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu tìm hiểu trong những nội dung dưới đây nhé!

1. CO form AI là gì?

CO form AI được hiểu là loại C/O ưu đãi được cấp cho hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam khi xuất sang Ấn Độ và các nước thành viên thuộc ASEAN dựa theo hiệp định thương mại đa phương AIFTA.

Các thông tin trên giấy tờ này sẽ cho chúng ta biết được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, thường là các thông tin liên quan đến quốc gia, lãnh thổ. Đồng thời còn có các thông tin liên quan đến việc hưởng ưu đãi về thuế. Và nhờ vào chứng từ này chúng ta có thể xác định được số tiền thuế được giảm là bao nhiêu.

Hiệp định AIFTA hay còn gọi là Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ. Đây là hiệp định được ký kết giữa Ấn Độ cùng các quốc gia thành viên ASEAN vào ngày 13/8/2009. Hàng hóa xuất khẩu sau khi được cấp C/O mẫu AI sẽ nhận được các ưu đãi theo quy định của hiệp định thương mại hàng hóa về phương diện hợp tác kinh tế toàn diện giữa chính phủ Ấn Độ và các nước thành viên ASEAN.

Hiểu một cách đơn giản đó là hàng hóa xuất khẩu sang Ấn Độ mà có C/O form AI thì sẽ được hưởng nhiều lợi ích về thuế, đồng thời người nhập khẩu cũng được hưởng lợi từ hiệp định này, từ đó sẽ giúp hai bên tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể.

https://kienthucxuatnhapkhau.com/lo-trinh-hoc-xuat-nhap-khau-cho-nguoi-chua-biet-gi.html

2. Điều kiện xin CO form AI

  • Hàng hóa nhập khẩu phải nằm trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt mà hiệp định quy định cho mỗi quốc gia.
  • Các nước nhập khẩu trong hiệp định AIFTA bao gồm: Philippin, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Indonesia, Brunei, Ấn Độ, Myanmar, Việt Nam (hàng hóa sẽ đi từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào trong nước)
  • Vận chuyển trực tiếp từ các nước xuất khẩu
  • Đáp ứng đầy đủ các điều kiện, quy định về xuất xứ hàng hóa theo hiệp định (có C/O form AI)

https://kienthucxuatnhapkhau.com/hoc-xuat-nhap-khau-o-dau-tot-nhat-ha-noi-va-tphcm.html

3. Hồ sơ xin cấp CO form AI gồm những gì?

Muốn xin cấp CO form AI bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Đơn xin cấp C/O: đây là mẫu đơn có sẵn, bạn chỉ cần điền đầy đủ, chi tiết thông tin mà đơn yêu cầu, bắt buộc phải có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp xin C/O form AI để văn bản có tính pháp lý.
  • Điền mẫu C/O form AI: Đối với hàng xuất khẩu sang Ấn Độ bạn cần phải điền theo mẫu C/O form AI. Hồ sơ bao gồm 3 bản, 1 gốc và 2 sao, các bản này sẽ được đưa đến các tổ chức cấp C/O để cơ quan đó lưu giữ. Trong quá trình thực hiện điền mẫu, yêu cầu đánh máy đầy đủ, chính xác thông tin và phải sử dụng bằng tiếng Anh. Tất cả các văn bản phải được đánh dấu đỏ kèm với chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền.
  • Hóa đơn thương mại (tên tiếng Anh là Commercial Invoice) đây là một chứng từ phải được lưu hành bằng bản gốc và sẽ được các doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu thực hành.
  • Tờ khai hải quan là một chứng từ vô cùng quan trọng, nó phải có dấu đỏ cùng với chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền tại doanh nghiệp, đồng thời cũng cần một bản sao đi kèm.
  • Bản sao vận tải đơn: Đối với giấy tờ này bạn chỉ cần bản sao có công chứng khi người xuất khẩu đánh mất bản chính.
  • Bản tính hàm lượng giá trị theo khu vực
  • Bảng kê chi tiết HS nguyên liệu đầu vào: đây là những chứng từ có liên quan tới vật liệu sản xuất ra hàng hóa, nó có thể là hóa đơn liên quan đến việc mua nguyên liệu sản xuất hoặc là hợp đồng mua bán nguyên liệu. Nếu không có hai giấy tờ trên thì bạn phải cần đến sự xác nhận của bên bán nguyên liệu.
  • Bản sao quy trình sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu, hải quan nhập khẩu nguyên liệu và một số loại chứng từ khác

4. Quy trình xin cấp C/O form AI cho hàng hóa xuất khẩu sang Ấn Độ

Quy trình xin cấp CO form AI

- Đầu tiên là chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp C/O form AI

- Sau đó là nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp C/O form AI, bước này được thực hiện theo trình tự sau:

  • Bước 1: Khai báo trực tuyến trên hệ thống VCCI hoặc của bộ Công thương
  • Bước 2: Lấy số thứ từ rồi chờ được gọi số
  • Bước 3: Nộp hồ sơ tại quầy được gọi. Tại đây cán bộ của cơ quan cấp C/O form AI sẽ tiếp nhận, tiến hành kiểm tra hồ sơ rồi chuyển cho chuyên viên tiếp tục xử lý
  • Bước 4: Cấp số C/O và nhận dữ liệu của CO từ website
  • Bước 5 là ký duyệt
  • Bước 6 là đóng dấu CO, cơ quan quản lý sẽ lưu trữ một bản còn một bản trả CO hợp lệ cho người xin cấp

5. Trường hợp nào bị từ chối cấp C/O form AI

  • Hồ sơ xin cấp C/O form AI không đầy đủ, không đúng
  • Còn nợ chứng từ CO của đợt trước đó
  • Có hành vi gian lận khi xin cấp C/O trước đó và chưa được giải quyết
  • Không cung cấp đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo quy định để lưu trữ
  • Nội dung trong hồ sơ xin cấp C/O form AI không đầy đủ hoặc không đồng nhất
  • Thông tin được ghi trong hồ sơ có dấu vết của tẩy xóa, ghi chèn nhiều loại mực,...
  • Không xác định rõ ràng nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa

6. Mẫu CO form AI hợp lệ mới nhất

Mẫu CO Form Ai điện tử

Mẫu CO form AI

Trên đây là tất cả thông tin liên quan tới CO form AI mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hy vọng bài viết có ích cho học tập và công việc của các bạn.

Tham khảo thêm:

Tác giả Admin
Bài viết trước Gom Hàng Là Gì? Lợi Ích Và Quy Trình Gom Hàng Lẻ

Gom Hàng Là Gì? Lợi Ích Và Quy Trình Gom Hàng Lẻ

Bài viết tiếp theo

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh: Đánh Giá Từ A-Z

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh: Đánh Giá Từ A-Z
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo