Swift Là Gì? Tìm Hiểu Về Hệ Thống Swift Trong Thanh Toán Quốc Tế

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 18/07/2024 18 phút đọc

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao các giao dịch tài chính và giao dịch chuyển tiền có thể thực hiện xuyên biên giới, đa quốc gia được hay không? Tất cả những điều này đều được thực hiện thông qua hệ thống SWIFT. Vậy Hệ thống SWIFT là gì, tại sao SWIFT lại được sử dụng rộng rãi và có ảnh hưởng lớn đến thanh toán quốc tế và nền kinh tế thị trường hiện nay, hãy cùng mình tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

>>>>>> Xem thêm: Review Khóa Học Thanh Toán Quốc Tế Ở Đâu Tốt?

1. Hệ thống Swift là gì?

Swift là gì?

SWIFT là tên viết tắt của cụm từ Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications. Đây là Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu, tổ chức hỗ trợ hầu hết các giao dịch chuyển tiền quốc tế ngày nay.

Mã Swift là gì?

Swift code hay còn được gọi là BIC-viết tắt của cụm từ Business Identifier Codes. Đây là một mã định danh để xác định ngân hàng nằm ở quốc gia nào trên thế giới. Thường thì mã Swift chỉ được yêu cầu cho các giao dịch quốc tế, không phải dùng trong các giao dịch trong nước. Mã Swift thường dài 8 hoặc 11 ký tự. Mỗi chữ cái có một ý nghĩa khác nhau như: Tên nước, tên ngân hàng, mã chi nhánh,...

Hệ thống swift là gì?

Hệ thống SWIFT là một hiệp hội gồm các ngân hàng và tổ chức tài chính với tư cách là thành viên. Mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT. SWIFT giúp các ngân.hàng thành viên của SWIFT trên toàn thế giới chuyển tiền và trao đổi thông tin với nhau. Mỗi thành viên nhận được một mã giao dịch được gọi là mã SWIFT.

Các thành viên có thể trao đổi thông tin và gửi tiền cho nhau dưới dạng tin nhắn SWIFT. Đây là những bức điện được chuẩn hóa dưới dạng trường dữ liệu và ký hiệu cho phép máy tính nhận biết và tự động xử lý giao dịch. SWIFT cung cấp các dịch vụ liên lạc an toàn và phần mềm giao diện cho các ngân hàng và tổ chức tài chính.

Do tính chất kiểm soát dòng tiền trên toàn thế giới nên SWIFT có tính bảo mật cao và hacker chưa bao giờ có thể tấn công hệ thống.

2. Giới thiệu về hệ thống Swift

SWIFT được thành lập vào năm 1973, đây là là một tổ chức trung lập và có trụ sở chính tại Bỉ. SWIFT tuân thủ các quy định của Liên minh Châu u(EU)và được điều hành bởi Hội đồng quản trị gồm 25 thành viên.Trong số đó có Eddy Astanin,Chủ tịch hội đồng quản trị Trung tâm Lưu ký Thanh toán quốc gia Nga.

SWIFT thường được sử dụng bởi các ngân.hàng và tổ chức tài chính lớn. Hệ thống này cho phép cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác và an toàn. SWIFT đang dần trở thành một phần không thể thiếu của cơ sở hạ tầng tài chính và tiền tệ toàn cầu,nhưng tài sản vẫn chưa được nắm giữ hoặc giao dịch trực tiếp. SWIFT tối ưu hóa các công cụ của mình để tạo ra một môi trường giao tiếp an toàn và bảo mật.

SWIFT có thể hiểu đơn giản là một mạng lưới nhắn tin được sử dụng bởi các tổ chức tài chính. Các thành viên có thể trao đổi thông tin và gửi tiền cho nhau qua các bức điện hóa (tin nhắn SWIFT). Các lệnh này được thực hiện thông qua một hệ thống mã giao dịch được tiêu chuẩn hóa gọi là mã SWIFT.

SWIFT cung cấp một mã riêng biệt gồm 8 -11 ký tự cho mỗi tổ chức tài chính. Đây có thể là mã SWIFT-BIC (Mã nhận dạng doanh nghiệp/ngân hàng) hoặc mã ISO 9362 (định dạng chuẩn cho Mã số nhận dạng doanh nghiệp).Mỗi mã SWIFT chứa đầy đủ thông tin về quốc gia; thành.phố; chi nhánh và tên ngân.hàng của mỗi thành viên.

3. Vai trò của Swift trong thanh toán quốc tế và xuất nhập khẩu

- SWIFT định tuyến các tin nhắn chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, cho họ biết điểm đến cuối cùng của tiền. Tiền được chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác, đặc biệt là bằng ngoại tệ, thường đi qua nhiều ngân hàng trước khi đến đích cuối cùng. Tóm lại, SWIFT tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, thanh toán xuyên biên giới và chuyển tiền quốc tế.

- SWIFT làm cho quá trình giao dịch trở lên vô cùng an toàn. Một hệ thống SWIFT có thể xử lý nhiều giao dịch cùng một lúc. SWIFT giúp tiết kiệm chi phí đáng kể so với các hình thức chuyển tiền trước đây.

- Tất cả các mã SWIFT đều tuân theo cùng một tiêu chuẩn, đảm bảo tính nhất quán. SWIFT Code tạo ra một tiêu chuẩn chung cho các ngân hàng trên toàn thế giới, giúp kết nối, xây dựng cộng đồng ngân hàng và đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

4. Hệ thống Swift trong thanh toán quốc tế

Lợi ích của hệ thống SWIFT:

- Hệ thống SWIFT vô cùng an toàn vì đây là mạng truyền thông chỉ được sử dụng bởi các hệ thống ngân hàng và tổ chức tài chính.

- Tốc độ truyền tải thông tin cao giúp xử lý khối lượng giao dịch lớn trong thời gian ngắn.

- Chi phí giao dịch qua SWIFT rẻ hơn so với các phương tiện liên lạc truyền thống trước như qua thư bưu điện hoặc telex.

- SWIFT code được sử dụng trên toàn thế giới theo các tiêu chuẩn thống nhất. Đây là mẫu chung của tất cả các ngân hàng tham gia SWIFT để có thể hòa nhập vào cộng đồng ngân hàng toàn cầu. Từ đó tạo nên mạng lưới các doanh nghiệp cùng tham gia hệ thống SWIFT đảm bảo sự bảo mật và liên lạc thông suốt giữa các ngân hàng khi giao dịch tiền tệ.

Tuy nhiên, SWIFT vẫn chưa giải quyết được vấn đề truyền tải chứng từ và chưa đáp ứng được yêu cầu kết nối, chia sẻ mọi thông tin trong quá trình thực hiện giao dịch cho các bên tham gia giao dịch quốc tế. SWIFT là một trong những phương tiện truyền tin quốc tế quan trọng nhất, nhưng nó không phải là cách duy nhất mà các phương tiện truyền tin khác phải sử dụng.

Địa chỉ SWIFT của các ngân hàng.

Mỗi ngân hàng tham gia SWIFT được xác định bằng một địa chỉ BIC (Mã số nhận dạng ngân hàng) cụ thể. Các ngân hàng có thể sử dụng địa chỉ này để trao đổi các giao dịch quốc tế và các dịch vụ khác do SWIFT cung cấp.

Có hai loại địa chỉ BIC, loại 8 ký tự dành cho ngân hàng độc lập và loại 11 ký tự dành cho chi nhánh.Và không không có loại nào khác nữa.

Cấu trúc của địa chỉ SWIFT bao gồm hai loại.

Loại 8 ký tự:

AAAABBCC
Ngân hàngQuốc giaĐịa phương
CodeCodeCode

Loại 11 ký tự: Là địa.chỉ SWIFT được dành cho các chi nhánh(giống như loại 8 ký tự) nhưng có thêm 3 ký tự phía cuối để phân biệt chi nhánh.

AAAABBCCDDD
Ngân hàngQuốc giaĐịa phươngChi nhánh
CodeCodeCodeCode

ma switch code cua cac ngan hang viet nam
Mã switch code của một số ngân hàng ở Việt Nam

Quy trình chuyển tiền bằng SWIFT:

Khách hàng cần cung cấp hồ sơ kèm theo theo khi yêu cầu chuyển tiền. Chuyên viên sau đó sẽ cung cấp cho khách hàng một form yêu cầu chuyển tiền để khách hàng hoàn thành.

Tiếp theo, soạn và in 1 điện MT103, đưa bản in cho trưởng phòng cùng với bộ hồ sơ của khách hàng, trình cho người lãnh đạo phê duyệt, sau đó gửi điện đến phòng SWIFT. Bộ phận SWIFT tiếp tục đẩy điện đi và sau đó sẽ nhận lại được điện ACK (đã được xác thực) hoặc NAK (không được xác thực).

Sau khi điện được xác, điện sẽ được ký bởi các chuyên viên, người kiểm soát và lãnh đạo. Ngân hàng kia sau đó nhận được biên lai nhận tiền và người nhận đến ngân hàng đó và xuất trình các chứng từ cần thiết để nhận tiền.

5. Thực trạng sử dụng hệ thống Swift trong thanh toán quốc tế tại các ngân hàng Việt Nam

Trong hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại chủ yếu sử dụng các phương tiện truyền tin như: telex và SWIFT, thư tín. Thư tín là một phương tiện truyền tin đã có kể từ khi bắt đầu hình thành nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Tại Việt Nam,một số ngân hàng vẫn sử dụng phương tiện truyền tin này trong những trường hợp đặc biệt: Khi không sử dụng Telex hoặc chưa được phép tham gia vào hệ thống SWIFT. Telex là một hình thức truyền tin công cộng và vốn không an toàn. Không có tiêu chuẩn chung cho thương mại quốc tế.

Hiện nay, các ngân hàng ít sử dụng telex cho các giao dịch quốc tế, chỉ như một giải pháp thay thế cho đường truyền cáp quang gặp sự cố. Gửi thông tin qua SWIFT đã trở nên rất hiệu quả. Các khuyết điểm của hai phương tiện trên hầu như đã được khắc phục. Là phương tiện được sử dụng rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về Swift và hệ thống Swift trong thanh toán quốc tế. Kiến thức xuất nhập khẩu hi vọng những thông tin trên là hữu ích cho bạn.

Hiện nay đã có khóa học thanh toán quốc tế dành cho đối tượng muốn thi tuyển vào vị trí chuyên viên thanh toán quốc tế ở Ngân hàng & làm mảng thanh toán quốc tế tại doanh nghiệp. Các bạn có thể tham khảo và theo học nếu chưa tự tin với nghiệp vụ thanh toán quốc tế của bản thân.

Bài viết xem nhiều:

Lộ trình học xuất nhập khẩu cho người mới

Telex Release Là Gì? Phân Biệt Telex Release Và Surrender Bill

T/T Là Gì? Các Hình Thức Thanh Toán TT Trong Xuất Nhập Khẩu

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK dminkienthuc
Bài viết trước Mẫu CO form AI hợp lệ - Quy định về C/O form AI mới nhất

Mẫu CO form AI hợp lệ - Quy định về C/O form AI mới nhất

Bài viết tiếp theo

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh: Đánh Giá Từ A-Z

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh: Đánh Giá Từ A-Z
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo