Các Bên Tham Gia Trong Quy Trình Xuất Nhập Khẩu

Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu Tác giả Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu 06/02/2025 15 phút đọc

Các bên tham gia trong quy trình xuất nhập khẩu gồm những chủ thể nào? Để giúp bạn có cái nhìn tổng thể về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, các bên tham gia, nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Kiến thức xuất nhập khẩu .

1. Xuất nhập khẩu là gì?

Căn cứ Điều 28 của Luật Thương mại Việt Nam 2005 có đưa ra định nghĩa của xuất khẩu và nhập khẩu như sau:

“Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

cac-ben-tham-gia-trong-quy-trinh-xuat-nhap-khau
 

Xuất nhập khẩu là lĩnh vực quan trọng trong thương mại của mỗi quốc gia, đóng vai trò kết nối nền kinh tế thế giới. Ngoài việc thúc đẩy lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia, giúp mở rộng thị trường và mang lại nguồn ngoại tệ lớn, nó còn tạo cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của đất nước.

Với sự hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới hiện nay, ngành xuất nhập khẩu, logistics đang phát triển mạnh mẽ và có triển vọng phát triển trong nhiều năm tới.

2. Các bên tham gia trong quy trình xuất nhập khẩu

Để thực hiện một chu trình xuất nhập khẩu hoàn chỉnh cần có sự phối hợp của rất nhiều bộ phận, nhiều bên tham gia. Bao gồm:

2.1 Người xuất khẩu (Importer/Seller)

Người xuất khẩu đóng vai trò cung cấp hàng hóa, dịch vụ để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Người xuất khẩu thực hiện các nhiệm vụ chính như đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương . Chuẩn bị hàng hóa đúng số lượng, chủng loại, chất lượng theo hợp đồng đã ký kết để xuất khẩu. Chuẩn bị và lập các chứng từ liên quan đến quy trình xuất khẩu hàng hóa, thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu, đóng các loại thuế và lệ phí xuất khẩu cần thiết.

2.2 Người nhập khẩu (Exporter/Seller)

Người nhập khẩu có vai trò mua và nhận hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài vào trong nước.

Với vai trò chính: Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương với bên xuất khẩu. Thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa hàng nhập khẩu, đóng các loại thuế, phí xuất nhập khẩu cần thiết. Tiến hành thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu theo hợp đồng đã ký. Nhận bộ chứng từ và nhận hàng hóa nhập khẩu.

>> Tham khảo: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

2.3 Công ty vận tải (Carrier/Transporter)

Đây là bộ phận trung gian thực hiện vận chuyển hàng hóa từ người xuất khẩu đến người nhập khẩu. Thực hiện việc lên kế hoạch và đặt chỗ, vận chuyển lô hàng hóa xuất nhập khẩu. Bao gồm:

+ Shipping Lines: hãng tàu (tàu biển, tàu bay), chủ sở hữu phương tiện vận tải chặng chính (Ví dụ các hãng Evergreen, KTMC, MAERSK, CMA CGM, NYK, SITC, MSC....)

+ Forwarder Logistics: Vinalink, Công ty giao nhận SOTRANS, Indo Tran, UI Logistics, DHL, DAMCO…

Lựa chọn các hãng vận chuyển, công ty vận tải, Forwarder Logistics cần cân đối dựa trên các tiêu chí về khối lượng hàng hóa vận chuyển, đặc tính hàng hóa, chất lượng dịch vụ, khả năng xử lý nghiệp vụ của các công ty dịch vụ đó.

>> Xem thêm: 

Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển

Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu

cac-ben-tham-gia-quy-trinh-xuat-nhap-khau
 

2.4 Cơ quan Hải quan (Customs)

Là đơn vị có trách nhiệm quản lý và giám sát việc xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới quốc gia. Cơ cấu của cơ quan hải quan gồm: tổng cục, cục, chi cục hải quan.

Nhiệm vụ chính của hải quan là:

Kiểm tra, giám sát các mặt hàng xuất nhập khẩu và thông quan hàng hóa, bộ chủ quản của hoạt động XNK là bộ công thương.

Áp mã HS để thu thuế xuất nhập khẩu và các khoản phí có liên quan.

Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về xuất nhập khẩu.

2.5 Ngân hàng

Ngân hàng đóng vai trò là trung gian tài chính trong giao dịch quốc tế. Có nhiệm vụ xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu, kiểm tra và xác nhận bộ chứng từ XNK để tiến hành thanh toán.

Cần tìm hiểu và lựa chọn những ngân hàng có dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tốt như BIDV, Vietcombank, Techcombank, Vietinbank 
ACB, Eximbank, MB,...

>> Tham khảo: Lộ trình học xuất nhập khẩu cho người chưa biết gì

2.6 Công ty bảo hiểm (Insurance Company)

Xuất nhập khẩu hàng hóa luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Để hạn chế tối đa những rủi ro trong XNK cần có sự tham gia của các công ty bảo hiểm thực hiện cung cấp bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển và bồi thường thiệt hại nếu xảy ra rủi ro.

Công ty bảo hiểm uy tín bạn có thể lựa chọn gồm Bảo Việt, Bảo Minh...
Các công ty bảo hiểm có giá tốt như PIJICO, PTI, MIC, BIC…
Tùy vào số lượng, chủng loại, tuyến đường vận chuyển, loại hình vận chuyển để lựa chọn công ty bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của bạn.

2.7 Công ty chuyển phát nhanh (Express Company)

Các công ty này thực hiện chuyển phát chứng từ qua lại giữa nhà xuất khẩu nhà nhập khẩu, công ty forwarder, hãng tàu, các ngân hàng trong một số phương thức vận chuyển hàng hóa.
Công ty chuyển phát nhanh uy tín như FEDEX, DHL… Công ty có giá tốt như UPS, TNT, Viettel.., là những đơn vị bạn có thể cân nhắc lựa chọn.

2.8 Công ty kiểm định (Inspection Company)

Một số mặt hàng xuất nhập khẩu cần thực hiện công tác kiểm định trước khi xuất nhập khẩu hàng như kiểm định Quantity (số lượng), Quality (chất lượng) của hàng hóa. Có các công ty uy tín như SGS, Vinacontrol, Nafiqad, Intertek...

Hay các mặt hàng nông sản thường cần thực hiện Hun trùng (Fumigation Company)

Các công ty kiểm định này đảm bảo hàng hóa tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định XNK và yêu cầu hợp đồng.

>> Xem thêm: Hun trùng là gì ? Quy trình hun trùng như thế nào?

2.9 Cơ quan cảng vụ

Có vai trò quản lý, giám sát và điều phối hoạt động tại cảng biển, cảng hàng không, giám sát xếp dỡ hàng hóa tại cảng, đảm bảo an toàn, an ninh cho hàng hóa, phương tiện vận chuyển tại cảng.

2.10 Cơ quan xử lý tranh chấp

Cơ quan xử lý tranh chấp trong XNK gồm tòa án và trọng tài, có nhiệm vụ xử lý tranh chấp khi có các xung đột, tranh chấp xảy ra giữa các bên.

3. Mối quan hệ giữa các bên tham gia quy trình xuất nhập khẩu

Để thực hiện được chu trình xuất nhập khẩu hoàn chỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau. Phối hợp trong việc chuẩn bị bộ chứng từ, vận chuyển, thông quan hàng hóa, giao nhận hàng hóa tại kho bãi, bến cảng.

Bên người bán, người mua, ngân hàng cần phối kết hợp với nhau trong hoạt động thanh toán tiền hàng, thực hiện các thủ tục thanh toán quốc tế theo hợp đồng. Bên mua bên bán kết hợp với công ty bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho hàng hóa, phòng tránh tối đa rủi ro trong quá trình xuất nhập khẩu lô hàng.

Các bên tham gia trong quy trình xuất nhập khẩu cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong các khâu, nhanh chóng xử lý những tình huống phát sinh xảy ra để quá trình xuất nhập khẩu lô hàng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng nhất.

Trên đây Kiến thức xuất nhập khẩu đã thông tin chi tiết về các bên tham gia trong quy trình xuất nhập khẩu, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng bên. Hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan, đầy đủ nhất về quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

 

0.0
0 Đánh giá
Bài viết trước Giấy Chứng Nhận Bảo Hiểm (Insurance Certificate): Ví Dụ Thực Tế

Giấy Chứng Nhận Bảo Hiểm (Insurance Certificate): Ví Dụ Thực Tế

Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo