Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu

Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu Tác giả Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu 19/07/2024 12 phút đọc

Trong giao nhận hàng hóa, không nhất thiết nhà nhập khẩu là người trực tiếp nhận hàng mà họ có thể thông qua các forwarder. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ quy trình giao nhận hàng hóa với từng trường hợp khác nhau để bạn biết vai trò, trách nhiệm của mình ở đâu.

>>>>> Xem thêm: Cách khai báo hải quan điện tử bằng phần mềm VNACCS

1.Ủy thác giao nhận hàng hóa cho người giao nhận (Công ty Forwarder)

Thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không có thông tin hoặc không am hiểu về các nghiệp vụ trong giao nhận hàng hóa. Cũng do có sự chuyên môn hóa cao trong từng lĩnh vực, nên những đơn vị kinh doanh này hoàn toàn có thể ủy thác giao nhận cho một bên thứ ba được gọi là “người giao nhận” để người này thay mình làm các công việc liên quan đến giao nhận hàng hóa. Người giao nhận trong tiếng Anh gọi là Forwarder, freight forwarder hoặc forwarder agent. Công việc của người giao nhận được người nhập khẩu ủy thác thường bao gồm:

- Nhận hàng từ người xuất khẩu tại nơi giao hàng

- Thay mặt người nhập khẩu thuê người vận tải và giám sát việc chuyển hàng hóa khi trách nhiệm vận tải thuộc về người nhập khẩu. Người giao nhận cũng có thể đồng thời là người chuyên chở nhưng đối với người nhập khẩu, họ là người giao nhận do kí hợp đồng ủy thác giao nhận. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

- Nhận hàng từ người chuyên chở ở nơi đến

- Thu thập tất cả các chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa như Vận đơn bill of lading, biên bản kết toán nhận hàng với hãng tàu, biên bản hàng đổ vỡ,…

- Thu xếp việc lưu kho, quá cảnh (nếu chặng đường vận chuyển yêu cầu)

- Làm thủ tục Hải quan (nếu được ủy thác)

- Giao hàng cho người ủy thác và giúp đỡ người nhập khẩu khiếu nại người chuyên chở nếu có tổn thất gây ra do người chuyên chở. học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm

- Giúp người nhập khẩu trong việc lưu kho, phân phối hàng (nếu hợp đồng quy định)

Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu

2.Tự tiến hành giao nhận

Trường hợp đơn vị nhập khẩu tự tiến hành giao nhận, trong quá trình giao nhận hàng hóa với hãng tàu, người nhập khẩu phải thực hiện những công việc sau đây:

(1)Giao nhận với tàu khi hàng không đóng trong container

- Ký hợp đồng ủy thác với cơ quan giao thông (ga, cảng)

- Cung cấp các chứng từ cho các cơ quan có liên quan

- Ký hợp đồng thuê mướn nhân công dụng cụ dỡ hàng

- Liên hệ với các cơ quan hữu quan để biết tình hình tàu

- Chuẩn bị phương tiện vận tải để ra cảng nhận hàng

- Cử người theo dõi để giải quyết các vướng mắc học kế toán thuế chuyên sâu

- Thanh toán các chi phí liên quan đến việc giao nhận hàng hóa

- Thu thập các chứng từ pháp lý ban đầu, gồm:

+ ROROC – Report on receipt of cargoes: Biên bản kết toàn nhận hàng với hãng tàu

+ COR: Cargo outturn report: Biên bản hàng đổ vỡ

+ CSC – Certificate of short lanđe cargo: Giấy chứng nhận hàng thiếu

+ Các loại biên bản lập vào lúc nhận hàng: Biên bản giám định, biên bản chất xếp hàng lên tàu, vệ sinh trên tàu. khóa học xuất nhập khẩu

+ :LOP – Letter of reservation: Thư dự kháng

(2)Giao nhận hàng hóa bằng container

Giao nguyên container FCL – Full Container Load)

- Ký hợp đồng mượn container hoc xuat nhap khau

- Xuất trình vận đơn (B/L) hoặc lệnh giao hàng để nhận hàng

- Chở container đầy hàng về nơi dỡ hàng

- Dỡ hàng dưới sự chứng kiến của Hải quan

- Lập và thu nhận các biên bản cần thiết vào lúc nhận hàng

Nhận hàng lẻ (LCL – Less than Container Load)

- Xuất trình vận đơn hay lệnh giao hàng để nhận hàng

- Thu nhận các loại biên bản cần thiết vào thời điểm nhận hàng

Đó là quy trình chung để bạn hình dung những công việc bạn phải làm khi làm một nhân viên giao nhận hàng hóa. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, về học logistics ở đâu tốt nhất, học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất tphcm hà nội, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.

Nguồn tổng hợp: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Bài viết trước Giải quyết tranh chấp trong nhập khẩu hàng hóa

Giải quyết tranh chấp trong nhập khẩu hàng hóa

Bài viết tiếp theo

ETD Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu Logistics?

ETD Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu Logistics?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo