Điều khoản tên hàng và số lượng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 21/01/2019 17 phút đọc

Trong một hợp đồng mua bán hàng hóa (Commercial contract) , số lượng các điều khoản nhiều hay ít, chi tiết hay sơ sài là tùy thuộc vào các bên soạn thảo. Thông thường chúng ta thấy một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ có nhiều điều khoản khác nhau, trong đó điều khoản tên hàngđiều khoản số lượng luôn được bên mua và bên bán cân nhắc đầu tiên. Hãy cùng chúng tôi đi sâu tìm hiểu 2 điều khoản này trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế qua bài viết dưới đây.

>>>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp trong nhập khẩu hàng hóa

1.Điều khoản tên hàng trong hợp đồng mua bán

Tên hàng là điều khoản quan trọng của mọi đơn hàng, thư đòi hàng, hợp đồng mua bán hoặc nghị định thư. Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán, trao đổi. Vì vậy người ta luôn tìm mọi cách để diễn đạt thật chính xác, rõ ràng tên hàng trong hợp đồng. Trong thương mại quốc tế người ta thường sử dụng những cách sau đây để biểu đạt tên hàng:

- Ghi tên thương mại của hàng hóa kèm theo tên thông thường và tên khoa học của hàng.

- Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng đó.

- Ghi tên hàng kèm theo tên nhà sản xuất ra hàng đó

- Ghi tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng đó

- Ghi tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa đó. nên học kế toán thực hành ở đâu

- Ghi tên hàng kèm theo số hiệu hạng mục của hàng đó trong danh mục của Bảng phân loại và mã hóa hàng hóa - HS (Harmonized system). Bảng phân loại và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới được xây dựng năm 1988 và là cơ sở để các nước thành viên xây dựng danh mục hàng hóa và biểu thuế xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, có khi người ta còn kết hợp hai hay nhiều phương pháp trên đây với nhau.

Ví dụ: Tivi 14 inches màu của hãng Sony (Sony 14 – inch color TV set)

điều khoản tên hàng và số lượng trong hợp đồng mua bán

2.Điều khoản số lượng trong hợp đồng mua bán

Trong điều khoản này các bên sẽ xác định rõ mặt lượng của hàng hóa được giao dịch. Khi quy định điều khoản số lượng trong hợp đồng, người mua, người bán thường quan tâm đến các vấn đề: đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa, phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định khối lượng, các giấy tờ chứng minh. hoc xuat nhap khau o tphcm

(1) Đơn vị tính số lượng

Đơn vị tính số lượng được các bên quan tâm niều vì trên thị trường thế giới có hai hệ thống đo lường quốc tế: Hệ thống đo lường mét hệ, hệ thống đo lường Anh – Mỹ. Mặt khác trong cùng một hệ thống đo lường, cùng một đơn vị đo lường nhưng khi mua bán các hàng hóa khác nhau cũng được đo lường khác nhau. Đôi khi một đơn vị đo lường nhưng ở các nước khác nhau thì cũng được hiểu khác nhau. Ví dụ 1 bao bông ở Braxin có khối lượng là 180kg, ở Ai Cập là 330kg

Hệ đo lường mét hệ

Hệ đo lường này được sử dụng ở các nước lục địa Châu Âu và các nước thuộc địa của các nước này trước đây ( Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Việt Nam, Lào,…). học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

- Đơn vị đo chiều dài: mm, cm (100 mm), 1m (1000 mm), 1 km(1000 m),…

- Đơn vị đo diện tích: mm2, cm2 (100 mm2), m2 (1000 cm2), km2 (10.000 m2),…

- Đơn vị đo khối lượng: g, kg (1000g), tạ (100 kg), tấn (1000 kg)…

Hệ đo lường Anh – Mỹ

Hệ đo lường này được sử dụng cho các nước Anh, Mỹ, Hồng Kông, Singapore,..

- Đơn vị đo chiều dài: inch ( = 2.54cm), foot (=12 inches = 0.304m), yard (=3 feet = 0,914m), mile (=1, 609km).

- Đơn vị đo diện tích: Square inch (6,4516 cm2), Square foot (2,2903 dm2), Square yard (0.836 m2), acre (0.40468 han). phân tích báo cáo tài chính

- Đơn vị đo khối lượng: Grain (0,0648g), Dram (1,772g), Ounce (28,350 trong buôn bán thông thường và 31,1035 trong buôn bán vàng bạc), Short ton (907,184kg), Long ton (1.016,047 kg), Pound (453,59 g).

- Đơn vị tính số lượng tập hợp tá: Tá (12 cái), Gross (12 tá), hội, đôi,…

Vì vậy khi quy định mua bán bằng tấn theo hệ mét thì ghi trong hợp đồng mua bán là: MT, néu tính bằng hệ Anh – Mỹ thì ghi là LT hoặc ST.

(2)Phương pháp quy định số lượng

Trong thực tiễn buôn bán quốc tế, người ta có thể quy định số lượng hàng hóa giao dịch bằng hai cách:

Một là, bên bán và bên mua quy định cụ thể số lượng hàng hóa giao dịch

Ví dụ: 10 MT cà phê hạt hay 100 chiếc ôtô Honda…

Các quy định này thường áp dụng cho mặt hàng đếm được bằng các đơn vị cái, chiếc, hay khi mua bán các mặt hàng có số lượng nhỏ dễ cân đo đong đếm chính xác, hoặc mua bán ở Sở giao dịch hàng hóa.

Tuy nhiên cách quy định này sẽ gặp khó khăn khi số lượng hàng hóa lớn, phải thu gom tái chế. Vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng các bên sẽ sử dụng cách thứ hai.

Hai là, Bên bán và bên mua quy định phỏng chừng về số lượng hàng hóa giao dịch.

Cách quy định số lượng phỏng chừng cho phép các bên có thể giao nhận hàng trong một khoảng chênh lệch nhất định. Khoảng chênh lệch đó gọi là dung sai. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

Điều khoản số lượng quy định theo cách này có thể được thể hiện trong hợp đồng bằng cách ghi chữ “khoảng chừng” (about), xấp xỉ (approximately), “hơn hoặc kém” (more or less), +/- (cộng/ trừ) hoặc “từ….tấn mét đến…tấn mét”

Phạm vi của dung sai có thể được các bên xác định trong hợp đồng. Nếu không, nó được hiểu theo tập quán hiện hành đối với mặt hàng liên quan.

Quy định về người được quyền lựa chọn dung sau

Hợp đồng cũng có thể quy định về người được quyền lựa chọn dung sau. Trong thương mại quốc tế có 3 cách quy định:

- Dung sai do người bán chọn, vì người bán là người chuẩn bị hàng hóa

- Dung sai do người thuê tàu chọn

- Dung sai do người mua chọn

Vì vậy, khi bán hàng theo điều kiện FOB, FCA,…khả năng tranh chấp sẽ rất lớn so với bán hàng theo điều kiện CIF, CFR,… học kế toán thực hành ở đâu tốt

Quy định về giá hàng của khoản dung sai về số lượng

Tuy nhiên, người ta còn thỏa thuận quy định về giá hàng của khoản dung sai về số lượng sao cho một trong hai bên không thể lợi dụng sự biến động của giá cả thị trường để làm lợi cho mình. Các quy định giá cũng có 3 cách:

+ Giá dung sai tính theo giá hợp đồng

+ Giá dung sai tính theo giá thị trường

+ Chia đôi cho cả 2 bên

Ngoài việc quy định dung sai về số lượng, người mua, người bán còn quan tâm đến địa điểm xác định số lượng và khối lượng.

Trong những trường hợp cần thiết, xuất phát từ bản chất tự nhiên của hàng hóa, người mua, người bán cũng có thể quy định một tỷ lệ miễn trừ (Franchise). Miễn trừ là tỷ lệ hao hụt cho phép nếu bên bán giao hàng nằm trong tỷ lệ này sẽ được miễn trách. Những mặt hàng thường có tỷ lệ miễn trừ: xăng dầu, bóng đèn, đồ tươi sống.

Nguồn tham khảo: https://nghiepvuxuatnhapkhau.com/

Trên đây là thông tin về điều khoản tên hàng và số lượng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nếu bạn mới tìm hiểu về xuất nhập khẩu còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn cần tìm Cách học xuất nhập khẩu cho người chưa biết gì hoặc địa chỉ học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất tại tphcm hà nội, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.

Kiến thức xuất nhập khẩu chúc bạn thành công!

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK 5
Bài viết trước Điều khoản phẩm chất trong hợp đồng ngoại thương

Điều khoản phẩm chất trong hợp đồng ngoại thương

Bài viết tiếp theo

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng An Toàn

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng An Toàn
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo