Điều khoản giá cả trong hợp đồng ngoại thương

Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu Tác giả Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu 17/07/2024 15 phút đọc

Nếu đọc qua một số hợp đồng mẫu, bạn sẽ thấy được những nội dung cơ bản trên hợp đồng thương mại quốc tế. Có một số điều khoản quan trọng và bắt buộc (theo Luật thương mại 2005) như: Commodity: mô tả hàng hóa, Quality: phẩm chất hàng, Quantity: Số lượng, trọng lượng hàng, Price: đơn giá hàng, kèm theo điều kiện thương mại (vd: FOB cảng xếp), Claime: khiếu nại, rbitration: trọng tài,…. Trong đó điều khoản giá cả luôn được cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đặc biệt coi trọng. Vì vậy, khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương, bạn cần biết cách đàm phán, tính toán để đưa ra mức giá hợp lí nhất cho lô hàng.

>>>>> Xem thêm: Điều khoản tên hàng và số lượng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Xác định điều khoản giá cả

Để thiết lập điều khoản giá cả cho một lô hàng, bạn cần căn cứ các điều kiện sau:

1.Đồng tiền tính giá

Giá cả trong mua bán quốc tế có thể được thể hiện bằng đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc của nước nhập khẩu, hoặc của một nước thứ ba. Việc xác định loại tiền nào là tùy hàng hóa, tập quán mua bán, vị trí, sức mua của đồng tiền và ý đồ của một trong hai bên.

Theo quy định của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế khi ghi đồng tiền trong hợp đồng phải ghi đủ tên nước và tên đồng tiền: USD, SGD, JPY,…

2.Phương pháp quy định giá

Giá cả trong các hợp đồng ngoại thương thường bị thay đổi bởi nhiều yếu tố chi phối như quan hệ cung cầu, thời tiết thay đổi, biến động chính trị - xã hội,…Khi quy định điều khoản giá cả người ta thường áp dụng các phương pháp sau: học kế toán ở đâu tốt nhất

- Giá cố định (Fixed price):

Là giá cả được quy định vào lúc ký kết hợp đồng và không được sửa đổi nếu không có sự thỏa thuận khác. Phương pháp này thường được áp dụng đối với hợp đồng có thời hạn hiệu lực ngắn, giá cả ít biến động, hay mua bán ở một số thị trường đặc biệt. Trong hợp đồng các bên có thể ghi: 300 USD/MT

- Giá linh hoạt (Flexible price)

Là giá có thể chỉnh lại (Revisable price) là giá đã được xác định trong lúc ký kết hợp đồng, nhưng có thể được xem xét lại sau này, vào lúc giao hàng,…Phương pháp này được áp dụng khi giá trị trường của hàng hóa đó có sự biến động tới một mức nhất định. Trong hợp đồng các bên phải quy định giá gốc, tỷ lệ biến động, thời gian định lại giá, nguồn tài liệu tham khảo. khóa học xuất nhập khẩu tphcm

- Giá quy định sau

Là giá cả không được xác định ngay khi ký kết hợp đồng mua bán, mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng. Giá quy định sau có thể là giá cố định hoặc giá linh hoạt.

- Giá di động (sliding scale price)

Là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cả quy định ban đầu, có đề cập tới những biến động về chi phí sản xuất trong thời ký thực hiện hợp đồng. học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm

Ngày nay, phương pháp tính giá di động được nhiều người vận dụng là phương pháp do Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên Hợp Quốc đề ra trong văn bản gọi là “Điều kiện chung cung cấp thiết bị”. Theo đó, giá di động được tính bằng công thức:

Điều khoản giá cả

Trong đó:

P1 là giá cuối cùng, dùng để thanh toán

P0 là giá cơ sở được quy định khi ký hợp đồng

A, B, C thể hiện cơ cấu giá cả bằng mức % của các yếu tố mà tổng số là 1.

A là tỷ trọng của chi phí cố định

B là tỷ trọng của các chi phí về nguyên vật liệu

C là tỷ trọng của các chi phí về nhân công

b1 là giá nguyên vật liệu ở thời điểm xác định giá cuối cùng

bo là giá nguyên vật liệu ở thời điểm ký kết hợp đồng

c1 là tiền lương hoặc chỉ số tiền lương ở thời điểm xác định giá cuối cùng

co là tiền lương hoặc chỉ số tiền lương ở thời điểm ký kết hợp đồng.

Để đảm bảo tính toán chính xác, khi ký hợp đồng, các bên phải làm rõ: giá hàng, các tỷ lệ cấu thành, thời gian tính lại giá, nguồn tài liệu để tham khảo. học kế toán thuế

3.Điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá cả hàng hóa.

Ví dụ: 300 USD/ MT theo điều kiện FOB Hải Phòng Incoterms 2010.

 

Điều khoản giá cả trong hợp đồng ngoại thương

4.Giảm giá

Trong thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay, để kích thích tiêu thụ, người ta sử dụng rất nhiều loại giảm giá khác nhau. Tính ra có đến gần 20 loại giảm giá.

Nếu xét về nguyên nhân giảm giá, chúng ta có thể kể đến các loại giảm giá như sau:

  • Giảm giá do trả tiền sớm
  • Giảm giá thời vụ
  • Giám giá do hoàn trả lại hàng mà trước đó đã mua
  • Giảm giá đối với những thiết bị đã dùng rồi
  • Giảm giá do mua với số lượng lớn

Nếu xét về cách tính các loại giảm giá, chúng ta thấy có các loại giảm giá:

- Giảm giá đơn, thường được biểu hiện bằng một mức % nhất định so với giá hàng

- Giảm giá kép (còn gọi là giảm giá liên hoàn), là một chuỗi liên hoàn các giảm giá đơn mà người mua được hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. học xuất nhập khẩu

- Giảm giá lũy tiền là loại giảm giá có mức tăng dần theo số lượng hàng được mưa bán trong một đượt giao dịch nhất định.

- Giảm giá tặng thưởng (bonus) là loại giảm giá mà người bán thưởng cho người mua thường xuyên, nếu trong một thời gian nhất định (như 6 tháng, một năm), tổng số tiền mua hàng đạt tới một mức nhất định.

Tuy nhiên, giảm giá chỉ là sự phân chia lợi nhuận giữa các bên.

Tóm lại một điều khoản giá trong hợp đồng có thể được ghi như sau:

Đơn giá: 300 USD/MT theo điều kiện FOB cảng Hải Phòng Incoterms 2010. Giá này bao gồm cả chi phí bao bì và chi phí bốc hàng lên tàu.

Tổng trị giá: 2.000.000.0 USD (Hai triệu đô la Mỹ chẵn)

Nguồn tổng hợp: https://nghiepvuxuatnhapkhau.com/

Trên đây là thông tin về điều khoản giá cả trong hợp đồng ngoại thương, nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, tìm hiểu về Lộ trình học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu hoặc cần tìm địa chỉ về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất hà nội tphcm, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.

Bài viết trước Điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương

Điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương

Bài viết tiếp theo

ETD Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu Logistics?

ETD Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu Logistics?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo