Giải quyết tranh chấp trong nhập khẩu hàng hóa

Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu Tác giả Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu 19/07/2024 16 phút đọc

Thực hiện một hợp đồng mua bán quốc tế phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều so với một hợp đồng mua bán trong nước liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp. Vì vậy nó đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng. Thiện chí của cả hai phía và sự am hiểu nghiệp vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của một thương vụ mua bán.

>>>>> Xem thêm: C/O là gì? Thủ tục và bộ hồ sơ xin C/O

Tuy nhiên do yếu tố phức tạp của hoạt động xuất nhập khẩu, rất nhiều giao dịch có thể phát sinh những tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Những tranh chấp này có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân và có thể do các chủ thể khác nhau gây ra. Có thể là người xuất khẩu, người nhập khẩu, hoặc bên thứ ba ví dụ như người vận tải.

Giải quyết tranh chấp trong nhập khẩu hàng hóa

Khi có tranh chấp xảy ra, người nhập khẩu trước hết phải khiếu nại. Khi khiếu nại không thành công thì có thể kiện ra tòa án hoặc trọng tài, tùy hợp đồng quy định. Nếu hợp đồng không quy định, các bên tự thỏa thuận với nhau khi không giải quyết được bằng con đường khiếu nại. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp trong nhập khẩu hàng hóa khi xảy ra bất đồng, tổn thất, rủi ro cần được thực hiện một cách công bằng giữa hai bên và tất cả những vấn đề liên quan đến khiếu nại cần được thể hiện rõ trong hợp đồng.

(1) Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu người nhập khẩu phát hiện hàng nhập khẩu bị tổn thất (mất mát, thiếu hụt, đổ vỡ,…) hoặc người xuất khẩu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng (giao hàng chậm, chậm giao hàng,…) thì cần khiếu nại ngay để tránh lỡ mất thời gian khiếu nại.

Trước hết người nhập khẩu cần xác định người bị khiếu nại là ai?

- Người bị khiếu nại là người xuất khẩu nếu: hàng có chất lượng không đúng trong hợp đồng, giao hàng thiếu, bao bì không đúng quy định, giao hàng không đúng thời hạn,… học kế toán thực hành

- Người bị khiếu nại là người vận tải nếu hàng bị tổn thất trong quá trình chuyên chở hoặc tổn thất do lỗi của người vận tải

- Khiếu nại công ty bảo hiểm nếu hàng hóa bị tổn thất do những rủi ro nằm trong phạm vi được bảo hiểm

Nếu không xác định được người bị khiếu nại, người nhập khẩu có thể đi khiếu nại người có thời hạn khiếu nại ngắn nhất trước, sau đó đến người có thời hạn khiếu nại dài hơn để tận dụng khả năng được giải quyết khiếu nại.

Hồ sơ khiếu nại bao gồm:

+ Đơn khiếu nại địa chỉ học kế toán tổng hợp

+ Các chứng từ có liên quan (hàng hóa, vận tải, bảo hiểm,…)

+ Các loại biên bản (biên bản giám định, ROROC, COR,..)

+ Bản tính toán tổn thất

+ Biên lai bưu điện chứng nhận đã gửi bản sao hồ sơ khiếu nại cho những người có liên quan.

giải quyết tranh chấp trong nhập khẩu hàng hóa

Bên cạnh việc đi khiếu nại, người nhập khẩu còn có thể bị người xuất khẩu khiếu nại trong các trường hợp như thanh toán chậm, không thanh toán, hoặc thực hiện điều khoản phạt nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ nào đó quy định trong hợp đồng. học kế toán thực hành ở đâu

Trong trường hợp này, người nhập khẩu cần có sự nghiêm túc, thận trọng khi xem xét yêu cầu của đối tác và cần có thái độ hợp tác giải quyết khiếu nại một cách khẩn trương, có tình có lý bởi điều đó không chỉ giúp các bên kết thúc hợp đồng thành công mà còn là cơ sở để giữ gìn mối quan hệ làm ăn lâu dài, tạo uy tín cho doanh nghiệp. Đây là điều hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

(2) Kiện và bảo vệ quyền lợi

Nếu việc khiếu nại không thành công, người nhập khẩu có thể hiện ra trọng tài hoặc tòa án để bảo về quyền lợi của mình, tùy thuộc hợp đồng quy định tổ tụng theo con đường trọng tài hay tòa án. Hiện nay các doanh nghiệp trong hợp đồng thường lựa chọn xử lý tranh chấp bằng trọng tài vì khác với tòa án, trọng tài thường xét xử kín, điều này sẽ giúp doanh nghiệp giữ kín được các thông tin liên quan đến hoạt động của mình, tránh tiết lộ thông tin về các tranh chấp làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Tùy hợp đồng quy định, trọng tài xét xử có thể là trọng tài vụ việc hoặc trọng tài quy chế. học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm

Tuy nhiên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhược điểm so với tòa án đó là trọng tài không có cơ quan thi hành án. Vì vậy, theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam, sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh, nơi có trụ sở, nơi cư trú, hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.

Trình tự tố tụng bằng trọng tài như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ kiện, bao gồm:

- Đơn kiện

- Bản sao hồ sơ khiếu nại

- Các giấy tờ chứng minh vụ khiếu nại không thành công.

Bước 2: Lựa chọn trọng tài

Tùy thuộc hợp đồng quy định lựa chọn trọng tài vụ việc hay trọng tài quy chế. Nếu hợp đồng không quy định, hai bên thỏa thuận với nhau về tổ chức trọng tài (nếu là trọng tài quy chế) hoặc cách thức chọn trọng tài (nếu là trọng tài vụ việc) học xuất nhập khẩu ở đâu

Bước 3: Cung cấp tài liệu, chứng từ cho trọng tài

Trong quá trình xét xử, hai bên phải cung cấp các tài liệu, bằng chứng cho trọng tài để làm cơ sở chứng minh, bảo vệ quyền lợi của mình, cung cấp các chứng từ khác theo yêu cầu của trọng tài.

Bước 4: Tham gia tranh luận

Trong quá trình xét xử, các bên tham gia tranh luận để bảo vệ quyền lợi của mình

Bước 5: Thực hiện phán quyết

Khi trọng tài đã đưa ra phán quyết, bên phải thi hành án có nghĩa vụ phải thực hiện phán quyết của trọng tài. Nếu cố tình không thi hành phán quyết, theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh, nơi có trụ sở, nơi cư trú, hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.

Nguồn tổng hợp bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Trên đây là nội dung về giải quyết tranh chấp trong nhập khẩu hàng hóa, nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, cần tư vấn về các Khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn thực tế, hãy để lại bình luận bên dưới, Kiến thức xuất nhập khẩu rất sẵn sàng giải đáp.

Chúc bạn thành công!

Bài viết trước Điều khoản tên hàng và số lượng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Điều khoản tên hàng và số lượng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Bài viết tiếp theo

Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?

Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo