Phí CIC là gì? Khi nào bị tính phí CIC?

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 19/03/2024 11 phút đọc

Phí CIC là một trong những loại phí khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu cảm thấy khó hiểu nhất và cũng khó đoán nhất. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn phí CIC là gì , khi nào thì bị tính phí?

>>>>> Xem thêm: Kinh nghiệm nhập khẩu hàng trung quốc không qua trung gian     

1. Phí CIC là gì?

Phí CIC được viết tắt từ Container Imbalance Charge hay Equipment Surcharge. Nó là phí mất cân bằng container, đây là một loại phụ phí vận tải biển, do hãng tàu chợ thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng, từ nơi thừa container rỗng về nơi có nhu cầu conttainer rỗng đễ đóng hàng xuất. Việc mất cân bằng về số lượng container rỗng này phát sinh là do mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu của các quốc gia. Phí CIC được thu nhằm để bù đắp chi phí vận chuyển. 

Có nhiều quốc gia nhập siêu như Việt Nam, Mỹ, EU… sẽ có lượng container rỗng lớn sau khi nhập khẩu. Ngược lại, các quốc gia xuất siêu như Trung Quốc, Ấn Độ… lại cần nhiều container rỗng để đóng hàng xuất khẩu. 

Do đó, việc điều chuyển container rỗng từ nơi không có nhu cầu, tới nơi có nhu cầu sẽ phát sinh chi phí cho hãng tàu, nên hãng tàu mới thu thêm phí CIC để bù đắp lại và có thể được xem như một phần của phí container. Phí CIC sẽ phát sinh tùy theo thời điểm trong năm, thời điểm mất cân bằng nhiều thì hãng tàu thu còn cân bằng thì không thu. kế toán xây dựng cơ bản     

»»»»» Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất?

2. Khi nào mới phải thu phí CIC

Phụ phí CIC được thu theo một mức nhất định cho một container và có thể chỉ áp dụng vài, từng tuyến như các tuyến nhập hàng từ các nước Châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) là các quốc gia xuất siêu, nên thường thiếu hụt container để đóng hàng, từng thời kỳ như cuối năm là thời điểm các hoạt động mua bán diễn ra thường xuyên dẫn đi phát sinh nhiều chi phí này. nên học kế toán thực hành ở đâu  

phi-cic-la-gi-1

»»»»» Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt ?

3. Điều kiện phải cộng phí CIC

Phí này phải do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán. điều kiện học chứng chỉ kế toán trưởng     

Phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu.

Có số liệu khách quan, định lượng được và phù hợp với các chứng từ liên quan.

Do tính chất xuất hiện phí này trong ngành vận chuyển thật sự không rõ ràng nên hải quan khi kiểm tra sau thông quan thường yêu cầu doanh nghiệp cộng phí CIC này vào trị giá tính thuế. Vì vậy, trong hợp đồng vận tải hoặc các tài liệu liên quan đến vận tải hàng hóa ký kết với hãng tàu bạn cần làm rõ loại phí này.

Ai sẽ bị thu phí CIC: Shipper hay consignee? Phí này có thể được cộng vào cước vận tải thu shipper hoặc consignee tùy thuộc vào hợp đồng giữa 2 bên.

Xem thêm các bài viết:

Bài viết trên đã giới thiệu về: Khái niệm, mục đích, điều kiện của phí CIC như thế nào, giúp doanh nghiệp tìm hiểu rõ hơn về phí này và sẽ tránh mất thêm các khoảng phí ngoài mong muốn. 

Mong rằng nội dung bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phí CIC trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và cần tư vấn về địa Khóa học xuất nhập khẩu TPHCM và Hà Nội , hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Tham khảo thêm về địa chỉ học xuất nhập khẩu uy tín: Học xuất nhập khẩu ở đâu Hà Nội     

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK 5
Bài viết trước Tại sao phải consol hàng?

Tại sao phải consol hàng?

Bài viết tiếp theo

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng An Toàn

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng An Toàn
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo