Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Thiết Bị Điện
Cùng chuyển gia của Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu hàng thiết bị điện (dụng cụ điện đun nước nóng tức thời, thiết bị điện dùng để chăm sóc da hoặc tóc)
Thiết bị điện không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi người, mà còn góp phần vào sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp. Tuy nhiên, quá trình nhập khẩu thiết bị điện không đơn giản như mua bán hàng hóa thông thường. Nó đòi hỏi phải tuân thủ một loạt các thủ tục pháp lý và quy định nghiêm ngặt để đảm bảo rằng các sản phẩm nhập khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cần thiết. |
Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về quy trình và các bước cần thiết để thực hiện thủ tục nhập khẩu thiết bị điện từ việc tìm hiểu về các quy định, chuẩn bị hồ sơ, đến việc làm thế nào để xử lý các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình nhập khẩu.
1. Thủ tục nhập khẩu Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời (Bình đun nước nóng nhanh)
- Bình đun nước nóng là sản phẩm không thể thiếu vào mùa đông của mỗi gia đình. Đây là loại máy làm nóng nước nhanh chóng bằng điện. Các đơn vị nhập khẩu sản phẩm này cần thực hiện các thủ tục chuyên ngành theo đúng quy định của Nhà nước.
- Theo Quyết định 2711/QĐ-BKHCN Về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học công nghệ.
- Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN ngày 30/9/2009 ban hành QCVN 4:2009/BKHCN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thiết bị điện và điện tử và Thông tư 21/2016/TT-BKHCN ngày 15/12/2016 ban hành Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thiết bị điện và điện tử.
Thủ tục nhập khẩu hàng thiết bị điện
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng
Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp online tại Chi cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng (tùy Chi cục)
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Đơn đăng kí kiểm tra chất lượng
- Hợp đồng (Contract)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Danh mục hàng hóa (Packing list)
- Vận đơn (Bill of loading)
Bước 2: Làm thủ tục hải quan
Sau 1 - 2 ngày có đăng ký làm thủ tục hải quan thông quan hàng hóa. Chi tiết hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai phân luồng hải quan
- Bill of lading (vận đơn)
- Invoice & Packing list (hóa đơn thương mại và quy cách đóng gói)
- Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
- Giấy tiếp nhận đăng ký KTCL
Xem thêm:
- C/O là gì ? Thủ tục và bộ hồ sơ xin C/O
- Hướng dẫn kê khai trên C/O
HS code của bình đun nước nóng tức thời tham khảo:
- 85161019: – – Bình đun nước nóng nhanh (Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời) dùng trong gia dụng
- 85161019: – – Các thiết bị, dụng cụ đun nước nóng tức thời khác dùng trong gia dụng và các mục đích tương tự (như vòi có bộ phận đun nước nóng nhanh)
Biểu thuế tham khảo:
- Thuế nhập khẩu: 30%
- Thuế VAT: 10%
- Thuế C/O form E : 5%
- Thuế Form D: 0%
Xem thêm: Một số lưu ý về C/O form E
Bước 3: Làm chứng nhận hợp quy
Lấy mẫu thử nghiệm, làm chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn tương ứng
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ
Nộp lại giấy chứng nhận hoàn thiện hồ sơ tại Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng để hoàn thiện quy trình đăng ký Kiểm tra chất lượng
*Lưu ý: Nội dung trong bài viết mang tính tham khảo do một số quy định, chính sách nhập khẩu có thể thay đổi tại thời điểm nhập khẩu.
Tham khảo: Lộ trình học xuất nhập khẩu cho người chưa biết gì
2. Những LƯU Ý khi nhập khẩu hàng thiết bị điện
Để xử lý các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình nhập khẩu hàng thiết bị điện, việc chuẩn bị kỹ lưỡng và có sự hiểu biết sâu sắc về quy trình là hết sức quan trọng.
- Cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các quy định và tiêu chuẩn an toàn, chất lượng áp dụng cho thiết bị điện tại quốc gia nhập khẩu. Điều này giúp tránh được tình trạng hàng hóa bị từ chối hoặc phải sửa đổi, gây ra chi phí và thời gian không cần thiết.
- Hồ sơ nhập khẩu cần được chuẩn bị cẩn thận
- Lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp và lên kế hoạch chi tiết cho quá trình vận chuyển, bảo hiểm, cũng như thông quan hàng hóa. Hiểu biết về quy trình này giúp giảm thiểu rủi ro và tránh được các chi phí phát sinh không lường trước.
- Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc khiếu nại về chất lượng sản phẩm, cần có sự chuẩn bị về mặt pháp lý và quy trình giải quyết tranh chấp rõ ràng với nhà cung cấp. Điều này bao gồm việc thỏa thuận trước về cơ chế giải quyết trong hợp đồng và sẵn sàng sử dụng các biện pháp pháp lý khi cần thiết.
- Thị trường và quy định về nhập khẩu thiết bị điện có thể thay đổi nhanh chóng. Việc cập nhật thông tin và xu hướng giúp doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch nhập khẩu của mình một cách linh hoạt, từ đó giảm thiểu rủi ro và tận dụng cơ hội.
- Chọn lựa đối tác vận chuyển và thông quan có uy tín và kinh nghiệm, có thể hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Để biết chi tiết nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ!
Tham khảo thêm: