Ủy Thác Xuất Khẩu Là Gì? Quy Định Về Ủy Thác Xuất Khẩu
Trong những năm gần đây ủy thác xuất khẩu ngày càng được các doanh nghiệp lựa chọn vì những lợi ích của nó mang lại. Tại sao hình thức này lại được sử dụng phổ biến như vậy?
1. Ủy thác xuất khẩu là gì?
Ủy thác xuất khẩu là việc doanh nghiệp, tổ chức thuê một đơn vị khác (có thể là forwarder hoặc công ty chuyên dịch vụ ủy thác) để thay doanh nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang cho người mua bên thị trường nước ngoài.
Ủy thác xuất nhập khẩu
Hoạt động ủy thác xuất khẩu này sẽ được thực hiện dựa trên hợp đồng đã ký kết giữa các doanh nghiệp. Đảm bảo tuân thủ theo các điều lệ hợp đồng kinh tế mà pháp luật Việt Nam quy định.
Hãy cùng Kiến thức xuất nhập khẩu tìm hiểu kỹ hơn về hình thức này.
Các đối tượng nào lựa chọn hình thức ủy thác xuất khẩu?
- Các doanh nghiệp mới thành lập: chưa có nhiều kinh nghiệm về xuất khẩu, còn ít kinh nghiệm về cách đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài. Với các lô hàng xuất khẩu đầu tiên nên thuê công ty cung cấp dịch vụ ủy thác xuất khẩu để hàng hóa được xuất khẩu nhanh chóng, tránh những rủi ro, sai sót.
- Các doanh nghiệp chưa có tư cách pháp nhân, chưa thể tự mình thực hiện ký kết hợp đồng, thực hiện xuất khẩu hàng hóa sang nước khác.
- Doanh nghiệp không có giấy phép đăng ký kinh doanh về ngành nghề xuất khẩu.
Để thực hiện việc xuất khẩu một cách nhanh chóng, an toàn và chính xác các doanh nghiệp trên sẽ lựa chọn các công ty chuyên ủy thác xuất khẩu. Tuy nhiên trước khi chọn lựa, nên tìm hiểu kỹ về năng lực, uy tín, kinh nghiệm của các công ty nhận ủy thác chọn ra công ty phù hợp nhất.
2. Bộ chứng từ xuất khẩu ủy thác
- Bên ủy thác phải cung cấp thông tin, chứng từ hàng hóa đầy đủ cho bên nhận ủy thác.
Hợp đồng ủy thác xuất khẩu giữa các bên. - Thỏa thuận lựa chọn đối tác vận chuyển (thường do bên nhận ủy thác quyết định)
Bên nhận ủy thác có nghĩa vụ chuẩn bị các chứng từ (PO, Invoice, Packing list, C/O, v.v.) để thực hiện các thủ tục hải quan, chứng từ và giao hàng cho đối tác nước ngoài (công ty nhập khẩu). - Bên nhận ủy thác cũng có nghĩa vụ nộp thuế thay cho bên ủy thác như đã thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng giữa các bên. Trong trường hợp hợp đồng ủy thác không có nội dung quy định bên nhận ủy thác phải thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT thay cho bên ủy thác thì bên nhận ủy thác không phải không phải khai thuế GTGT đối với hàng hóa nhận xuất khẩu ủy thác.
Quy trình thực hiện ủy thác xuất khẩu
3. Quy trình thực hiện ủy thác xuất khẩu.
Các yếu tố cần lưu ý khi thực hiện ủy thác xuất khẩu
- Kiểm tra và xác định kỹ lưỡng xem hàng hóa có thuộc danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu không. Doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề này trước khi ủy thác xuất khẩu.
- Chuẩn bị các giấy tờ, chứng từ cần thiết cho lô hàng đảm bảo cho quá trình xuất khẩu diễn ra nhanh chóng, không bị thiếu sót, vướng mắc trong quá trình thông quan hàng hóa.
- Tìm hiểu, lựa chọn đánh giá các đơn vị cung cấp dịch vụ ủy thác xuất khẩu uy tín. Tìm hiểu xem đơn vị nào có thế mạnh, có nhiều kinh nghiệm về xuất nhập khẩu mặt hàng của mình, có đủ uy tín để lựa chọn.
Quy trình thực hiện ủy thác xuất khẩu.
Bước 1: Xác định hàng hóa cần xuất khẩu có thuộc danh mục hàng hóa bị cấm, tạm ngưng xuất khẩu không. Nếu không, doanh nghiệp ủy quyền cần xin giấy tờ xuất khẩu cho lô hàng.
Bước 2: Đánh giá, lựa chọn đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác uy tín. Trao đổi, ký kết hợp đồng ủy thác xuất khẩu, đồng thời doanh nghiệp ủy thác sẽ cung cấp toàn bộ chứng từ, tài liệu của hàng hóa cho công ty nhận ủy thác. Cần lưu ý kỹ về các điều khoản trách nhiệm của mỗi bên để tránh những tranh chấp khi xảy ra rủi ro trong quá trình xuất khẩu.
>>> Xem thêm về hợp đồng ủy thác nhập khẩu tại đây:
https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/hop-dong-uy-thac-xuat-nhap-khau.html
Bước 3: Công ty nhận ủy thác xuất khẩu cung cấp đầy đủ thông tin về lô hàng hóa, thông tin người mua, địa chỉ giao hàng, điều kiện giao hàng để bên nhận ủy thác tiến hành xây dựng hồ sơ (PO, Invoice, Packing list,... )
Bước 4: Công ty nhận ủy thác kiểm tra hàng hóa, book tàu, làm thủ tục thông quan hàng hóa cần thiết để xuất khẩu hàng hóa sang đối tác nước ngoài một cách thuận lợi nhất. Phát hành Debit Note, hoá đơn GTGT thu tiền phí dịch vụ & các khoản thuế (nếu có). Hoàn trả tiền thu hộ cho bên uỷ thác (nếu có).
Bước 5: Sau khi hàng hóa được xuất khẩu, doanh nghiệp ủy thác thanh toán chi phí theo thỏa thuận trên hợp đồng cho công ty nhận xuất khẩu ủy thác.
4. Quy định về ủy thác xuất khẩu
Hoạt động ủy thác xuất khẩu được pháp luật Việt Nam quy định, hướng dẫn cụ thể qua các văn bản pháp luật sau:
- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018
- Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021
- Công văn 3690/TCHQ-TXNK ngày 22/07/2021
Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 có quy định như sau:
* Điều 16: Thương nhân được ủy thác cho thương nhân khác thực hiện xuất khẩu các loại hàng hóa trừ trường hợp hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngưng xuất khẩu.
* Điều 17: Đối với hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép xuất khẩu.
* Điều 18: Các tổ chức, cá nhân Việt Nam không phải thương nhân, được phép ký kết hợp đồng ủy thác xuất khẩu hàng hóa phục vụ nhu cầu của tổ chức, cá nhân đó, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu.
* Điều 19: Hai bên ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu tự thỏa thuận quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy thác.
5. Lợi ích và thách thức của ủy thác xuất khẩu
Những lợi ích của ủy thác xuất khẩu mang lại:
- Tiết kiệm thời gian: Công ty dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu với kinh nghiệm dày dặn về giúp bạn làm thủ tục hải quan, thuế, giải quyết vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng.
- Tiết kiệm chi phí: Với các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể thì lựa chọn dịch vụ xuất khẩu ủy thác sẽ chỉ cần trả chi phí cho mỗi lần xuất khẩu, tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với thành lập một phòng xuất nhập khẩu.
- Giảm rủi ro: Khi bạn ủy thác cho đại lý, môi giới có kinh nghiệm, họ sẽ xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh không mong muốn. Đồng thời giảm thiểu rủi ro, sai sót, vi phạm trong quá trình xuất khẩu.
- Nâng cao hiệu suất: Các đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu sẽ tìm cách để hàng hóa của bạn tới tay đối tác nước ngoài một cách nhanh nhất, giảm thiểu nguy cơ nhất. Giúp doanh nghiệp bạn tập trung vào chuyên môn.
Lợi ích của ủy thác xuất khẩu
Bên cạnh những mặt tích cực thì ủy thác xuất khẩu cũng tiềm ẩn những rủi ro
- Thiếu quyền chủ động, mất quyền kiểm soát trực tiếp về quy trình và thời gian thực hiện xuất khẩu do phải làm việc qua bên trung gian
- Gặp rủi ro nhất định về lộ thông tin nhà cung cấp nước ngoài và sản phẩm xuất khẩu. Có nhiều trường hợp công ty ủy thác bị công ty dịch vụ cướp đối tác, khách hàng, cạnh tranh trực tiếp.
- Phải trả phí dịch vụ ủy thác xuất khẩu. Đôi khi do không nắm rõ quy trình và các quy định về phí và thủ tục dẫn đến bị doanh nghiệp nhận ủy thác yêu cầu những chi phí phát sinh không cần thiết.
>>> Review Khóa học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt
6. Có nên sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu và hướng dẫn lựa chọn đối tác
Hiện nay xuất nhập khẩu đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, rất nhiều doanh nghiệp, hộ cá thể, cá nhân tham gia vào ngành.
Với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới, các hộ cá thể nhỏ, nên sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu để tiết kiệm thời gian, chi phí và xuất khẩu hàng hóa được nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, để tìm được các công ty đối tác ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu uy tín, cung cấp thông tin một cách minh bạch, nhanh chóng, và kịp thời, với mức chi phí hợp lý bạn cần xem xét đến những yếu tố sau:
- Thông tin pháp lý: Cần lựa chọn các đối tác có thông tin pháp lý rõ ràng, được công khai minh bạch. Xem xét kỹ lưỡng hồ sơ năng lực, các giấy phép hoạt động của công ty bạn đang lựa chọn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, cần thiết đầu tiên để lựa chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ ủy thác xuất khẩu.
- Chất lượng dịch vụ: tìm hiểu về kinh nghiệm các lô hàng xuất, hàng nhập mà công ty dịch vụ đã thực hiện, thế mạnh về mặt hàng xuất khẩu mà công ty đó đã làm, tính chuyên nghiệp, tận tâm mang lại chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Chọn ra đơn vị có thế mạnh về ngành hàng của bạn, có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm giám sát và xử lý suôn sẻ mọi vấn đề phát sinh để hàng hóa của bạn được thông quan, xuất khẩu sớm nhất tới đối tác.
- Hỗ trợ khách hàng: sự quan tâm, luôn sẵn lòng phục vụ, tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng. Điều này rất quan trọng, nhất là đối với những công ty mới thành lập, những hộ cá thể mới lần đầu thực hiện xuất khẩu còn nhiều quy trình, thủ tục chưa nắm chắc.
- Giá thành dịch vụ: Lựa chọn đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ ủy thác xuất khẩu với giá thành phù hợp với nhu cầu. Giá thành luôn đi đôi với chất lượng và sự uy tín. Bạn cũng không nên chọn các đơn vị có mức giá quá thấp so với mặt bằng chung hiện tại.
Ủy thác xuất khẩu đang là sự lựa chọn khá phổ biến của nhiều doanh nghiệp, thương nhân. Ngoài những lợi ích của nó mang lại, bạn cũng nên lưu ý tới các rủi ro và lựa chọn để tìm được đối tác cung cấp dịch vụ xuất khẩu ủy thác phù hợp nhất theo những tiêu chí mà chúng tôi phân tích ở trên.
Trên đây là những thông tin cần thiết trước khi thực hiện Ủy thác xuất khẩu. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho việc học tập và làm việc của bạn.
Tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan về ngành xuất nhập khẩu & logistics, về khóa học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất Hà nội, tphcm…. bạn hãy để lại câu hỏi, bình luận bên dưới để cùng chúng tôi giải đáp, chia sẻ.