Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng An Toàn

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 18/07/2024 14 phút đọc

Bài viết "Thủ tục nhập khẩu hàng an toàn" sẽ cung cấp chi tiết về quy trình và các bước cần thiết để nhập khẩu một loạt sản phẩm bảo hộ lao động vào thị trường, bao gồm mũ an toàn, phương tiện bảo vệ mắt và mặt, cũng như phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp cho người lao động. 

Bài viết này, Kiến Thức XNK đặc biệt tập trung vào việc giải thích các quy định pháp lý, tiêu chuẩn an toàn quốc tế, và thủ tục hải quan cần thiết để đảm bảo rằng các sản phẩm nhập khẩu không chỉ tuân thủ với các yêu cầu của nước nhập khẩu mà còn đảm bảo sự an toàn tối đa cho người lao động.

Thủ tục nhập khẩu hàng an toàn

Thủ tục nhập khẩu hàng an toàn

1. Thủ tục nhập khẩu Mũ an toàn 

- Mũ bảo hộ lao động là trang thiết bị an toàn được sử dụng cho người lao động làm việc tại những nơi có rủi ro tai nạn cao như công trường xây dựng, nhà xưởng, khu công nghiệp,… Các đơn vị nhập khẩu sản phẩm này cần thực hiện các thủ tục chuyên ngành theo đúng quy định của Nhà nước.

- Theo thông tư số Thông tư số 01/2021/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục An toàn lao động Hà Nội
  • Hồ sơ đăng ký gồm: Đơn đăng kí kiểm tra chất lượng, contract, invoice, packing list, bill of lading, catalogue

Bước 2: Làm thủ tục hải quan

  • Sau 1-2 ngày có đăng ký làm thủ tục thông quan hàng hóa
  • HS code của mũ bảo hộ tham khảo: 
    • 6506: Mũ và các vật đội đầu khác, đã hoặc chưa lót hoặc trang trí.
    • 65061020: – – Mũ bảo hộ công nghiệp và mũ bảo hiểm cho lính cứu hoả, trừ mũ bảo hộ bằng thép
    • 65061030: – – Mũ bảo hộ bằng thép
    • 65061090: – – Loại khác

Bước 3: Làm giấy chứng nhận hợp quy: Lấy mẫu thử nghiệm, làm chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn tương ứng

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ: Nộp lại giấy chứng nhận hoàn thiện hồ sơ tại Cục

2. Thủ tục nhập khẩu Phương tiện bảo vệ mắt, mặt cho người lao động

- Các phương tiện bảo vệ mắt, mặt cho người lao động:  Kính hàn, mặt nạ hàn, chống vật văng bắn, tia cực tím là những trang thiết bị an toàn được sử dụng cho người lao động khi làm việc, bảo vệ mắt và da khỏi hiện tượng hồ quang điện và những tia lửa điện phóng ra khi hàn. Các đơn vị nhập khẩu sản phẩm này cần thực hiện các thủ tục chuyên ngành theo đúng quy định của Nhà nước.

- Theo Thông tư số 01/2021/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động-  Thương binh và Xã hội.

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục An toàn lao động Hà Nội
  • Hồ sơ đăng ký gồm: Đơn đăng kí kiểm tra chất lượng, contract, invoice, packing list, bill of lading, catalogue

Bước 2: Làm thủ tục hải quan

  • Sau 1-2 ngày có đăng ký làm thủ tục thông quan hàng hóa
  • HS code của kính hàn và mặt nạ hàn tham khảo:
    • 39269042: – – Mặt nạ bảo hộ sử dụng khi hàn và trong các công việc tương tự
    • 90049050: – – Kính bảo hộ

Bước 3: Làm giấy chứng nhận hợp quy: Lấy mẫu thử nghiệm, làm chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn tương ứng

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ: Nộp lại giấy chứng nhận hoàn thiện hồ sơ tại Cục

3. Thủ tục nhập khẩu Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp cho người lao động

-  Các phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp cho người lao động: Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc bụi; Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc hơi khí độc (trừ khẩu trang y tế) là những trang thiết bị an toàn được sử dụng cho người lao động khi làm việc. Mục đích của các phương tiện này là để hạn chế việc người dùng hít phải các khí bụi, chất độc hại, ô nhiễm. Các đơn vị nhập khẩu sản phẩm này cần thực hiện các thủ tục chuyên ngành theo đúng quy định của Nhà nước.

- Theo thông tư số Thông tư số 01/2021/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục An toàn lao động Hà Nội
  • Hồ sơ đăng ký gồm: Đơn đăng kí kiểm tra chất lượng, contract, invoice, packing list, bill of lading, catalogue

Bước 2: Làm thủ tục hải quan

  • Sau 1-2 ngày có đăng ký làm thủ tục thông quan hàng hóa
  • HS code tham khảo:
    • 90200000: – – Thiết bị thở và mặt nạ phòng khí khác, trừ các mặt nạ bảo hộ mà không có bộ phận cơ khí hoặc không có phin lọc có thể thay thế được.
    • 84213990: – – Loại khác
    • 63079090: – – Loại khác

Bước 3: Làm giấy chứng nhận hợp quy: Lấy mẫu thử nghiệm, làm chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn tương ứng

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ: Nộp lại giấy chứng nhận hoàn thiện hồ sơ tại Cục

4. Thủ tục nhập khẩu Thang máy và các bộ phận an toàn thang máy; Thang cuốn và băng tải chở người; các bộ phận an toàn của thang cuốn

-  Thang máy là một thiết bị vận tải chạy theo chiều đứng để vận chuyển người, hàng hoá giữa các tầng của một con tàu, công trình xây dựng hoặc cấu trúc khác. Thang cuốn, trong một số trường hợp cũng được gọi là thang máy hay cầu thang máy, là một thiết bị vận chuyển người, dạng băng tải. 

Hiện nay thang máy và thang cuốn đang được sử dụng rất phổ biến. Các đơn vị nhập khẩu sản phẩm này cần thực hiện các thủ tục chuyên ngành theo đúng quy định của Nhà nước.

- Theo Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục An toàn lao động Hà Nội
  • Hồ sơ đăng ký gồm: Đơn đăng kí kiểm tra chất lượng, contract, invoice, packing list, bill of lading, catalogue

Bước 2: Làm thủ tục hải quan

  • Sau 1-2 ngày có đăng ký làm thủ tục thông quan hàng hóa
  • HS code của Thang máy và các bộ phận an toàn thang máy tham khảo:
    • 842810: Thang máy và tời nâng kiểu gầu nâng.
    • 84281031: – – Thang máy để chở người
    • 84281039: – – Loại khác
    • 84313110: – – Bộ phận của hàng hóa thuộc phân nhóm 84281039 hoặc 84281040
    • 84313120: – – Bộ phận của hàng hóa thuộc phân nhóm 8428.10.31 hoặc 8428.40.00
    • 84284000: – – Thang cuốn và băng tải tự động dùng cho người đi bộ

Bước 3: Làm giấy chứng nhận hợp quy

  • Báo đơn vị chứng nhận đến kho đánh giá, làm chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn tương ứng
  • Ngoài ra khi đưa vào sử dụng thang máy có làm thêm kiểm định an toàn 

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ: Nộp lại giấy chứng nhận hoàn thiện hồ sơ tại Cục

Lưu ý: Nội dung trong bài viết mang tính tham khảo do một số quy định, chính sách nhập khẩu có thể thay đổi tại thời điểm nhập khẩu. Để biết chi tiết nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Tham khảo thêm:

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Vật Liệu Xây Dựng

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Vật Liệu Xây Dựng

Bài viết tiếp theo

Flat Rack (FR) Là Gì? Container Cho Hàng Siêu Trường Siêu Trọng

Flat Rack (FR) Là Gì? Container Cho Hàng Siêu Trường Siêu Trọng
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo