Sản Xuất Tinh Gọn (Lean Manufacturing) Là Gì? Ứng dụng của sản xuất tinh gọn trong thực tế

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 17/07/2024 19 phút đọc

Bạn đã nghe nhiều về cụm từ sản xuất tinh gọn nhưng chưa hiểu rõ về sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing là gì, và trên thực tế sản xuất tinh gọn đang được ứng dụng như thế nào? những ưu điểm, lợi ích nổi trội của sản xuất tinh gọn là gì? chắc chắn bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Việc ứng dụng sản xuất tinh gọn sẽ góp phần rất lớn thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất, đó là lý do vì sao bạn nên tìm hiểu kỹ về vấn đề này.

>>>>> Xem thêm: Gom Hàng Là Gì? Lợi Ích Và Quy Trình Gom Hàng Lẻ

1. Sản Xuất Tinh Gọn Là Gì?

Sản xuất tinh gọn trong tiếng Anh là Lean Manufacturing, đây là một mô hình, tổ hợp các phương pháp nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quá trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn đối thủ. Từ đó, tăng khả năng đáp ứng một cách linh hoạt những yêu cầu luôn biến động và ngày một khắt khe của khách hàng.

Lean giúp tăng khả năng sử dụng các nguồn lực, rút ngắn thời gian chu trình sản xuất và cung cấp dịch vụ nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng mà không có bất kỳ sự lãng phí nào thông qua cải tiến liên tục quá trình.

sản xuất tinh gọn là gì
Sản xuất tinh gọn là gì

Ví dụ về Lean Manufacturing

Lean là một phương pháp quản trị sản xuất bắt nguồn từ Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) và đã được dần triển khai xuyên suốt các hoạt động của Toyota từ những năm 1950. Từ trước những năm 1980, Toyota đã ngày càng được biết đến nhiều hơn về tính hiệu quả trong việc triển khai hệ thống sản xuất Just-In-Time (JIT).

Ngày nay, Toyota thường được xem là một trong những công ty sản xuất hiệu quả nhất trên thế giới và là công ty đã đưa ra chuẩn mực về điển hình áp dụng Lean Manufacturing.
Cốt lõi trong quản trị tinh trong dây chuyền sản xuất của Toyota là: giảm 50% sai sót và 20% thời gian sản xuất

Lịch sử phát triển của sản xuất tinh gọn

Để hiểu về sự hình thành, phát triển của sản xuất tinh gọn, chúng ta cần biết sản xuất tinh gọn được bắt nguồn từ đâu & cơ sở hình thành sản xuất tinh gọn như thế nào.

Sản xuất tinh gọn được bắt nguồn từ những năm 1950 bởi người sáng lập Toyota - Kiichiro Toyoda. Ông đã bắt đầu phát triển Hệ thống sản xuất của Toyota (Toyota Production System - TPS) với nhiều nguyên lý và phương pháp mà Lean Manufacturing kế thừa sau này. Cùng với Taiichi Ohno, TPS đã được triển khai rộng khắp trong toàn hệ thống của Toyota và mang lại những thành tích kỳ diều cho hãng xe này về năng suất và chất lượng.

Những hệ thống nguyên lý và phương pháp của TPS dần dần được thừa nhận một cách rộng rãi trên thế giới khi giáo sư James Womack viết và cho xuất bản cuốn sách "LEAN – The Machine That Changed The World" (tạm dịch là "LEAN – Cỗ máy thay đổi thế giới") vào năm 1990.

Từ đó đến nay, Lean Manufacturing đã được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới như là một chiến lược cơ bản giúp các doanh nghiệp cải thiện năng lực tác nghiệp để hướng đến mô hình hoàn hảo (Operational Excellence). Các điển hình về theo đuổi Lean Manufacturing với các thành công và bài học kinh nghiệm đã được ghi nhận có thể kể đến như: General Electric, Boeing, Lockheed Martin, Intel, Nike,…

2. Các Nguyên Tắc Cốt Lõi Của Sản Xuất Tinh Gọn

Cụ thể sản xuất tinh gọn được áp dụng theo các nguyên tắc sau:

1. Giá trị: Xác định giá trị từ quan điểm, nhu cầu của khách hàng cuối cùng để loại bỏ các hoạt động không mang lại giá trị cho khách hàng.

2. Luồng: Tạo ra luồng công việc liền mạch thông qua việc xác định các giai đoạn công việc rõ ràng và loại bỏ sự chờ đợi không cần thiết.

3. Sản xuất theo yêu cầu: Sản xuất hàng hóa chỉ khi có nhu cầu từ khách hàng, tránh việc sản xuất quá mức và tích tụ hàng tồn kho không cần thiết.

4. Tự động hóa: Sử dụng công nghệ và các quy trình tự động để tăng hiệu suất và giảm lãng phí trong quy trình sản xuất.

5. Chất lượng: Đảm bảo chất lượng cao thông qua việc kiểm soát chặt chẽ, phát hiện sớm và khắc phục nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề liên quan đến chất lượng.

6. Liên tục cải tiến: Khuyến khích mọi thành viên trong tổ chức tham gia vào việc tìm kiếm và triển khai các cải tiến liên tục để tối ưu hóa hiệu suất sản xuất.

Sản xuất tinh gọn đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp để giúp tăng cường sự linh hoạt, giảm chi phí và nâng cao hiệu suất toàn bộ quy trình sản xuất.

nguyên tắc sản xuất tinh gọn

3. Các Công Cụ Và Phương Pháp Trong Lean Manufacturing

Một số công cụ hỗ trợ thực hiện mô hình quản lý sản xuất tinh gọn, doanh nghiệp có thể tham khảo, áp dụng như sau:

- Phương pháp Kaizen 5S – 5 Nguyên tắc cơ bản;

- Phương thức quản lý Kanban;

- Sản xuất tinh giản qua Sơ đồ chuỗi giá trị – Value Stream Mapping (VSM);

- Phương pháp Tập trung quy trình PDCA – Focus PDCA;

- Mô hình sản xuất Cell;

- Phương pháp Six sigma;

- Duy trì năng suất tổng thể (Total Productive Maintenance – TPM)

- Công việc tiêu chuẩn (Standardized Work – SW)

- Phân tích lãng phí Muda;

Đây là những công cụ hoàn toàn có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, không nhất thiết là ngành sản xuất. Trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp logistics hoàn toàn có thể áp dụng được các công cụ này. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về các công cụ này, sử dụng công cụ nào phù hợp với doanh nghiệp, hoặc kết hợp các công cụ này như nào để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

4. Ưu điểm và hạn chế của sản xuất tinh gọn

4.1. Ưu điểm của sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing)

Thứ nhất, Tiết kiệm thời gian và tiền bạc

Tiết kiệm chi phí là lợi thế rõ ràng nhất của sản xuất tinh gọn. Quy trình làm việc hiệu quả hơn, phân bổ nguồn lực, sản xuất và lưu trữ có thể mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp bất kể quy mô hoặc sản lượng. Tiết kiệm thời gian cho phép giảm thời gian thực hiện và dịch vụ tốt hơn trong việc cung cấp sản phẩm nhanh chóng cho khách hàng, nhưng cũng có thể giúp tiết kiệm tiền thông qua việc cho phép lực lượng lao động được sắp xếp hợp lý hơn.

Thứ hai, Thân thiện với môi trường

Giảm lãng phí về thời gian, tài nguyên và loại bỏ các quy trình không cần thiết có thể tiết kiệm chi phí sử dụng năng lượng. Điều này có lợi ích môi trường rõ ràng, cũng như việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng hơn, cũng có thể tiết kiệm chi phí.

Thứ ba, Cải thiện sự hài lòng của khách hàng

Luôn không ngừng cải thiện việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, với chi phí phù hợp, cho khách hàng sẽ cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Điều này là cần thiết để thành công trong kinh doanh vì những khách hàng hài lòng có nhiều khả năng quay lại hoặc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho người khác.

4.2. Hạn chế của Sản Xuất Tinh Gọn (Lean Manufacturing

Mặc dù có nhiều lợi ích nổi trội, thiết thực, nhưng sản xuất tinh gọn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế như sau:

Thứ nhất, Ảnh hưởng an toàn và phúc lợi của nhân viên

Chính những nguyên tắc của sản xuất tinh gọn đã trực tiếp bỏ qua sự an toàn và phúc lợi của nhân viên. Việc loại bỏ lãng phí và hợp lý hóa các thủ tục một cách quá gắt gao có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân viên.

Thứ hai, Cản trở sự phát triển trong tương lai

Điều này nghe chừng rất mâu thuẫn với phương pháp sản xuất tinh gọn. Nhưng trên thực tế sản xuất tinh gọn tập trung vào việc cắt giảm chất thải có thể khiến ban lãnh đạo cắt giảm các lĩnh vực khác của công ty mà không được coi là cần thiết đối với chiến lược hiện tại. Tinh gọn có thể tạo ra sự tập trung quá mức vào hiện tại và coi thường tương lai.

Thứ ba, khó chuẩn hóa

Trên thực tế sản xuất tinh gọn rất khó có một kỹ thuật rõ ràng để áp dụng, rõ ràng tinh gọn là một văn hóa chứ không phải là một phương pháp thiết lập, có nghĩa là không thể tạo ra một mô hình sản xuất tinh gọn tiêu chuẩn áp dụng cho các doanh nghiệp. Như vậy sản xuất tinh gọn vẫn là gì đó còn rất lỏng lẻo và mơ hồ, khó chuẩn hóa, khó hiện thực hóa cho doanh nghiệp.

5. Thực tiễn áp dụng sản xuất tinh gọn tại Việt Nam

Giải pháp quản lý tinh gọn là hệ thống các công cụ và phương pháp được ứng dụng liên tục để cải tiến các quy trình, nhằm loại bỏ tất cả lãng phí và bất hợp lý trong quy trình sản xuất. Đặc biệt quan trọng, sản xuất tinh gọn sẽ giúp cho cán bộ nhân viên và cán bộ quản lý trong công ty hiểu rõ về các loại lãng phí và tìm mọi giải pháp để loại bỏ các loại lãng phí đó, dẫn tới hệ thống sản xuất tinh gọn hơn, hiệu quả hơn, năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn.

Là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của ngành dệt may Việt Nam, công ty cổ phần may Nam Hà đã áp dụng thành công nhiều mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, trong đó phải kể đến giải pháp quản lý tinh gọn LEAN.

Nhờ đầu tư phần mềm quản lý sản xuất, thay đổi trách nhiệm rải chuyền, sử dụng thiết kế để sắp xếp chuyền tối ưu,… thời gian chuyển đổi mã hàng đã giảm một nửa từ 8 giờ xuống chỉ còn 4 giờ. Tỷ lệ chuyền của hệ thống chuyền treo thông minh cũng được nâng từ 40% lên 80% sau khi thiết bị được bố trí lại theo dạng dòng chảy, công ty tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho người lao động.

Cùng với việc xây dựng quy trình cải tiến năng suất chuyền may, sản xuất thực tế của công ty cổ phần may Nam Hà đã tăng từ 70% lên 85% so với kế hoạch ban đầu, góp phần tăng năng suất lao động lên 30%. Đáng chú ý năm 2009, năng suất lao động bình quân đạt được chưa đầy 200 USD/người/tháng. Đến năm 2019, năng suất đã đạt được 666 USD/người/tháng, tăng gấp 3,5 lần.

Mong rằng chia sẻ cụ thể về Sản Xuất Tinh Gọn (Lean Manufacturing) Là Gì? Ứng dụng của sản xuất tinh gọn trong thực tế của kiến thức xuất nhập khẩu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuế trong xuất nhập khẩu.

>> Bài viết xem nhiều: Lộ trình học xuất nhập khẩu cho người chưa biết gì

>>> Nên đọc thêm: Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất Hà Nội Và TPHCM

Từ khóa liên quan: sản xuất tinh gọn, sản xuất tinh gọn là gì, mô hình sản xuất tinh gọn, hệ thống sản xuất tinh gọn, ứng dụng sản xuất tinh gọn, quy trình sản xuất tinh gọn, lean manufacturing, lean manufacturing là gì, các công ty áp dụng lean manufacturing, áp dụng lean manufacturing tại việt nam, mô hình lean manufacturing

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK dminkienthuc
Bài viết trước Forwarder Là Gì? Làm Những Gì? Tìm Hiểu Về Nghề Forwarder

Forwarder Là Gì? Làm Những Gì? Tìm Hiểu Về Nghề Forwarder

Bài viết tiếp theo

D/P (Documents Against Payment) Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết

D/P (Documents Against Payment) Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo