Khi Nào Doanh Nghiệp Nên Chọn CTSH Để Xin C/O?
Khi nào doanh nghiệp nên chọn CTSH để xin C/O? Việc lựa chọn đúng tiêu chí xuất xứ đóng vai trò then chốt giúp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế quan. Mỗi tiêu chí đều có điều kiện áp dụng khác nhau, tùy thuộc vào bản chất sản phẩm và quy định của từng hiệp định. Bài viết dưới đây Kiến thức xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn hiểu rõ khi nào nên chọn CTSH để xin C/O?
1. CTSH là gì?
CTSH là viết tắt của Change in Tariff Subheading, đây là tiêu chí chuyển đổi mã HS cấp 6 số, chuyển đổi phân nhóm. Yêu cầu mã HS của sản phẩm sau khi hoàn thiện phải khác với mã HS của nguyên liệu đầu vào ở cấp độ 6 số.
Nói cách khác, sản phẩm muốn đạt tiêu chí CTSH thì trong quá trình sản xuất, phải có sự chuyển đổi bản chất đủ lớn để dẫn đến thay đổi nhóm phân loại hàng hóa (subheading) trong biểu thuế.
2. Phân biệt CTSH với CC và CTH
CTSH, CC, CTH đều dựa trên nguyên tắc xuất xứ CTC - phương pháp chuyển đổi mã số HS của hàng hóa, nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết yêu cầu. Phân biệt 3 cấp độ chuyển đổi mã số HS dễ hiểu nhất qua bảng sau:
CC đòi hỏi thay đổi cả chương HS – tức là hàng hóa phải chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn khác (ví dụ: từ nhựa sang điện tử).
CTH chỉ cần thay đổi nhóm (4 số), phù hợp với sản phẩm có chuyển đổi công đoạn trung bình.
CTSH yêu cầu chuyển đổi sâu hơn CTH (đến cấp 6 số), nên thường dùng cho các ngành dễ gian lận xuất xứ hoặc yêu cầu kỹ thuật cao (như điện tử, cơ khí chính xác…).
>> Xem thêm: CTH Là Gì? Tiêu Chí Chuyển Đổi Mã Số Hàng Hóa Chi Tiết
GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA - Certificate of Origin(C/O)
3. Khi nào nên chọn CTSH để xin C/O?
CTSH (Chuyển đổi mã HS cấp độ 6 số) là tiêu chí xuất xứ có độ khắt khe cao hơn so với CTH, vì yêu cầu thành phẩm sau gia công phải có mã HS khác hoàn toàn với nguyên liệu đầu vào ở cấp độ 6 số. Điều này giúp cơ quan cấp C/O kiểm soát chặt hơn đối với các mặt hàng có rủi ro gian lận xuất xứ cao hoặc quy trình sản xuất phức tạp.
Doanh nghiệp nên cân nhắc chọn CTSH trong các trường hợp sau:
2.1 Khi sản phẩm có quy trình gia công tinh vi hoặc có tính lắp ráp kỹ thuật cao
– CTSH thường được áp dụng với các ngành hàng công nghệ, điện tử, linh kiện cơ khí… nơi mà quy trình sản xuất phải đủ sâu để tạo ra sản phẩm có bản chất khác biệt hoàn toàn với nguyên vật liệu đầu vào.
Ví dụ: Lắp ráp điện thoại di động (HS 8517.12) từ các linh kiện như camera (HS 8525.80), pin, vỏ nhựa, bo mạch...
– Trong trường hợp này, chỉ khi thành phẩm có mã HS hoàn toàn khác với mã của các linh kiện chính ở cấp độ 6 số, sản phẩm mới đủ điều kiện xuất xứ theo CTSH.
2.2 Khi mặt hàng thuộc danh mục có nguy cơ gian lận xuất xứ cao
Với một số ngành dễ bị gian lận thương mại (như dệt may, thiết bị điện tử, sản phẩm nông sản chế biến...), cần chứng minh bản chất khác biệt rõ rệt của sản phẩm, cơ quan cấp C/O hoặc quy định trong FTA sẽ yêu cầu áp dụng CTSH thay vì CTH để kiểm soát chặt hơn tính chính danh của xuất xứ.
2.3 Khi không thể đạt tiêu chí CC hoặc CTH
– Trong nhiều trường hợp, sản phẩm đầu ra không chuyển đổi hoàn toàn sang lĩnh vực khác, không đủ tiêu chí xuất xứ CC (chuyển đổi chương) - chuyển đổi mã HS cấp độ 2 số.
– Đồng thời, quy trình gia công cũng không đủ để chuyển đổi mã HS cấp 4 số (CTH).
>> Khi đó, nếu có thể chứng minh được sự chuyển đổi HS cấp 6 số, thì CTSH là lựa chọn phù hợp nhất để xin C/O.
2.4 Khi PSR (Product Specific Rules) trong FTA quy định rõ là CTSH
Mỗi FTA đều có quy tắc xuất xứ theo từng mặt hàng cụ thể, gọi là PSR. Nếu PSR ghi rõ tiêu chí áp dụng là CTSH, thì doanh nghiệp bắt buộc phải chọn theo đó.
>> Tham khảo: Khóa học chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
4. Lưu ý khi chọn CTSH để xin C/O
+ Phân loại chính xác mã HS trước và sau khi gia công;
+ Cần chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ kỹ thuật, quy trình sản xuất rõ ràng để chứng minh sự thay đổi bản chất của sản phẩm.
+ Chuẩn bị kỹ các tài liệu đầu vào và đầu ra để giải trình nếu cơ quan cấp C/O yêu cầu kiểm tra.
Doanh nghiệp lưu ý kỹ những điều trên để không bị bác bỏ C/O, ảnh hưởng đến thuế quan, mức độ cạnh tranh, hiệu quả của doanh nghiệp.
CTSH là một tiêu chí xuất xứ khá phổ biến để xin cấp C/O cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần hiểu đúng bản chất và tra cứu kỹ quy định trong từng FTA để chọn tiêu chí phù hợp nhất khi xin C/O. Hy vọng bài viết trên đây của Kiến thức Xuất nhập khẩu đã giúp bạn nắm được khi nào doanh nghiệp nên chọn CTSH để xin C/O, giúp doanh nghiệp bạn có lựa chọn chuẩn xác nhất.