CTSH Là Gì? Phân Biệt Với CTH, RVC Trong Quy Tắc Xuất Xứ

Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu Tác giả Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu 19/05/2025 10 phút đọc

CTSH là gì? Đây là một trong những quy tắc quan trọng khi xác định xuất xứ hàng hóa C/O. Vậy CTSH là gì? Phân biệt với CTH, RVC trong quy tắc xuất xứ sẽ được phân tích chi tiết qua bài viết sau đây của Kiến thức xuất nhập khẩu .

1. CTSH là gì?

CTSH là viết tắt của Change in Tariff Sub-Heading – Chuyển đổi Phân nhóm HS 6 số là sự chuyển đổi bất kỳ từ 1 phân nhóm này đến 1 chương, 1 nhóm hay 1 phân nhóm khác của biểu thuế.

Hiểu đơn giản là theo quy tắc xuất xứ CTSH mã HS của thành phẩm PHẢI KHÁC 6 số so với mã HS của các nguyên liệu đầu vào.

CTSH áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ và chỉ áp dụng cho công đoạn sản xuất hàng hóa cuối cùng để hợp nhất các nguyên liệu không có xuất xứ.

CTSH-la-gi
 

Ví dụ 1: Quy tắc xuất xứ theo ATIGA: Hạt tiêu đen đã xay (HS code: 09.04.12.20) được cấu thành từ hạt tiêu đen chưa xay/ nghiền (HS code: 09.04.11.20)

CTSH
 

Ví dụ 2: Quy tắc xuất xứ theo RCEP:

Giày thể thao (HS code: 6404.11.00) được sản xuất từ vải sợi tổng hợp (HS code: 5407.61.00).
Trong trường hợp này, quy tắc xuất xứ yêu cầu vải sợi tổng hợp phải có xuất xứ từ các quốc gia thành viên của RCEP, và giày thể thao sau khi được sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu về chuyển đổi mã HS để đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ hiệp định.

Ví dụ 3: Nguyên liệu 39109099 thành phẩm xuất khẩu mã 39192099. Ở đây đã có sự thay đổi cấp độ phân nhóm từ 90 sang 20 → đạt tiêu chí CTSH.

>> Xem thêm: Một số lưu ý về C/O form E

2. Phân biệt CTSH với CTH và RVC trong quy tắc xuất xứ

Trong quy tắc xuất xứ, CTSH, CTH, và RVC là ba khái niệm quan trọng giúp xác định mức độ xuất xứ của hàng hóa và quyền lợi mà hàng hóa có thể được hưởng khi tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế.

- RVC (Regional Value Content) 

RVC - Hàm lượng giá trị khu vực: là một ngưỡng (tính theo tỷ lệ phần trăm) mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có xuất xứ. Ngưỡng này có thể khác nhau tùy vào từng FTA.

Ví dụ: Ngưỡng RVC trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) là 35%
Ngưỡng RVC trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN là 40%

- CC, CTH, CTSH là các tiêu chí nhỏ trong tiêu chí xuất xứ CTC

Phương pháp CTC được thực hiện dựa vào sự chuyển đổi mã số HS của nguyên liệu để cấu thành so với thành mã số HS của sản phẩm cần xác định xuất xứ. Mã HS của thành phẩm PHẢI KHÁC mã HS của các nguyên liệu đầu vào. Khác 2 số, 4 số hay 6 số tùy vào hiệp định (FTA) quy định cụ thể từng mặt hàng.

CC (Change in Chapter) – Chuyển đổi chương HS 2 số

CTH (Change in Tariff Heading) – Chuyển đổi nhóm HS 4 số

CTSH (Change in Tariff Sub-Heading) – Chuyển đổi phân nhóm HS 6 số

CTSH thay đổi mã HS ở cấp độ 6 số, còn CC thay đổi ở cấp độ 2 số, CTH thay đổi ở cấp độ 4 số.

Doanh nghiệp cần xác định xem sản phẩm nằm trong tiêu chí xuất xứ nào, hiệp định nào, thay đổi ở cấp độ bao nhiêu để lựa chọn đúng tiêu chí xuất xứ cho sản phẩm. 

>> Tham khảo: Khóa học chứng nhận xuất xứ C/O

3. Khi nào sử dụng tiêu chí xuất xứ CTSH trong C/O

Việc xác định CTSH là cần thiết để chứng minh rằng sản phẩm cuối cùng đã được chế biến hoặc sản xuất từ nguyên liệu hoặc hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia xuất khẩu, và đã thực hiện chuyển đổi mã HS khi sản xuất.

Khi nào sử dụng CTSH trong C/O?

- Khi sản phẩm có sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ: sản phẩm được chế tạo từ nguyên liệu có xuất xứ từ quốc gia khác, cần thực hiện chuyển đổi mã HS (CTSH) để chứng minh rằng quá trình chế biến hoặc sản xuất đã tạo ra một sản phẩm mới có xuất xứ từ quốc gia xuất khẩu.

- Khi có yêu cầu về ưu đãi thuế quan: Việc xác định đúng CTSH là cần thiết để đảm bảo rằng sản phẩm có đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại (FTA).

Để xác định quy tắc CTSH trong C/O, bạn cần thực hiện các bước sau:

+ Xác định mã HS của nguyên liệu và sản phẩm thành phẩm.

+ Kiểm tra quy tắc xuất xứ theo các hiệp định thương mại quốc tế hoặc thỏa thuận liên quan.

+ Đảm bảo chuyển đổi mã HS đúng để sản phẩm cuối cùng có xuất xứ hợp pháp: mã HS nguyên liệu đầu vào khác nhau ở cấp độ 6 số với mã HS ở thành phẩm đầu ra.

+ Cung cấp chứng từ đầy đủ như hóa đơn thương mại và hợp đồng mua bán để chứng minh quy trình sản xuất, bảng định mức nguyên vật liệu, quy trình sản xuất mô tả rõ công đoạn sản xuất dẫn tới thay đổi bản chất hàng hóa.

Xác định CTSH trong Chứng nhận xuất xứ (C/O) là một bước quan trọng trong việc đảm bảo hàng hóa đủ điều kiện xuất xứ và có thể hưởng các ưu đãi thuế quan. 

Việc hiểu rõ quy tắc CTSH, bao gồm xác định đúng mã HS và quy trình chuyển đổi mã HS, giúp doanh nghiệp tránh được các sai sót trong quá trình xuất nhập khẩu, từ đó giảm thiểu rủi ro và chi phí phát sinh. 

Hy vọng bài viết CTSH là gì của Kiến thức xuất nhập khẩu trên đây sẽ giúp bạn hiểu và áp dụng đúng CTSH hiệu quả vào công việc. Giúp doanh nghiệp có một chiến lược cạnh tranh hiệu quả về sản phẩm trên thị trường quốc tế.

 

0.0
0 Đánh giá
Bài viết trước Phương Thức Xây Dựng KPI Cho Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu

Phương Thức Xây Dựng KPI Cho Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu

Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo