ETD Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu Logistics?

Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu Tác giả Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu 11/09/2024 13 phút đọc

Trong hoạt động xuất nhập khẩu và logistics chúng ta sẽ hay bắt gặp từ ETD, đây là một mốc thời gian quan trọng trong vận chuyển. Việc hiểu rõ về ETD là gì, vai trò và sự khác biệt của ETD trong lịch trình vận chuyển là điều vô cùng quan trọng. Kiến thức xuất nhập khẩu sẽ giải đáp chi tiết những thông tin về ETD qua bài viết dưới đây để bạn nắm rõ.

1. ETD là gì?

Trong xuất nhập khẩu và logistics ETD (Estimated Time of Departure) là thuật ngữ dùng để chỉ thời gian khởi hành dự kiến của tàu hoặc phương tiện vận tải sẽ rời cảng hoặc điểm xuất phát.

Đây là một thông tin quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa, giúp các bên liên quan, bao gồm người gửi hàng (shipper) và người nhận hàng (consignee), nắm được thời gian dự kiến tàu hoặc phương tiện sẽ khởi hành, từ đó có kế hoạch xử lý và điều chỉnh công việc.

ETD-la-gi
 

Ví dụ: Giả sử, một doanh nghiệp tại Việt Nam xuất khẩu 20 container hàng hóa đến cảng Los Angeles, Hoa Kỳ. Hãng tàu cung cấp thông tin về chuyến hàng với ETD là 15:00 ngày 10/09/2024 từ cảng Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh.

Trong trường hợp này:

ETD cho biết thời gian dự kiến tàu sẽ rời cảng Cát Lái là 15:00 vào ngày 10/09/2024.

Doanh nghiệp xuất khẩu dựa vào ETD để hoàn tất các thủ tục hải quan, chuẩn bị giao hàng đúng giờ và đảm bảo hàng hóa sẵn sàng cho tàu trước giờ khởi hành dự kiến.
Nếu có bất kỳ thay đổi nào về thời gian khởi hành (do thời tiết, kỹ thuật hay tắc nghẽn cảng), hãng tàu sẽ cập nhật ETD để doanh nghiệp có thể điều chỉnh kế hoạch kịp thời.

Các yếu tố ảnh hưởng tới ETD

Điều kiện thời tiết: Thời tiết xấu như bão, sóng lớn, sương mù hoặc mưa bão có thể khiến tàu biển hoặc máy bay không thể khởi hành đúng thời gian dự kiến. Đặc biệt trong vận tải biển, thời tiết xấu ở các vùng biển có thể làm trì hoãn lịch trình ETD của tàu không khởi hành đúng như dự kiến.

Khối lượng và kích thước hàng hóa: nếu hàng hóa có khối lượng lớn hoặc nhiều container, hàng hóa cồng kềnh có thể làm chậm quá trình xếp dỡ, khiến tàu hoặc máy bay khởi hành muộn hơn ETD dự kiến.

Thiếu hụt container hoặc phương tiện vận chuyển: Trong trường hợp các container không sẵn sàng hoặc các phương tiện vận chuyển hàng hóa đến cảng (như xe tải, tàu nhỏ) bị trì hoãn, tàu hoặc máy bay không thể khởi hành đúng giờ cũng ảnh hưởng đến ETD.

Quy trình hải quan: Việc kiểm tra và thông quan hàng hóa có thể kéo dài hơn dự kiến nếu hồ sơ chứng từ không đầy đủ, thủ tục chậm trễ hoặc các yêu cầu đặc biệt từ cơ quan hải quan. Điều này có thể làm chậm quá trình giao hàng lên tàu hoặc máy bay, dẫn đến thay đổi ETD.

2. Sự khác biệt của ETD và ETA

Trong lĩnh vực vận tải và logistics, hai thuật ngữ ETD, ETA thường xuyên được sử dụng để thông báo về thời gian khởi hành và thời gian đến đích của các phương tiện vận chuyển như tàu biển, máy bay, hoặc xe tải. Mặc dù cả hai đều liên quan đến lịch trình vận chuyển, nhưng chúng có ý nghĩa khác nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi lô hàng. Hiểu rõ sự khác biệt giữa ETD và ETA giúp các bên liên quan quản lý thời gian và quy trình vận tải hiệu quả hơn.

ETD (Estimated Time of Departure): Là thời gian dự kiến khởi hành của tàu hoặc máy bay từ cảng hoặc điểm xuất phát. Đây là thời gian ước tính mà phương tiện sẽ rời đi để bắt đầu hành trình.

ETA (Estimated Time of Arrival): Là thời gian dự kiến đến nơi của tàu hoặc máy bay tại cảng đích hoặc điểm đến. Đây là thời gian ước tính mà phương tiện sẽ cập bến hoặc hạ cánh.

>> Xem thêm: ETA là gì? Cách phân biệt ETD và ETA trong vận tải

Điểm giống nhau giữa ETD và ETA

- Đây đều là thời gian dự kiến, ước tính, không phải thời gian chính xác, và có thể thay đổi do nhiều yếu tố như thời tiết, tắc nghẽn, hoặc sự cố kỹ thuật.
- Liên quan đến hành trình vận tải: Cả ETD và ETA đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, giúp các bên liên quan theo dõi tiến trình của lô hàng.

- Thông tin cung cấp bởi hãng vận tải: đều do hãng vận tải cung cấp cho các bên liên quan (người gửi, người nhận, đại lý logistics) và được cập nhật thường xuyên, liên tục để các bên nắm rõ tình hình.

>> Xem thêm: Cif là gì? Hướng dẫn tính giá Cif

3. Vai trò, ý nghĩa của ETD trong xuất nhập khẩu logistics

vai-tro-cua-etd
 

ETD (Estimated Time of Departure) trong xuất nhập khẩu logistics rất quan trọng, giúp các bên liên quan quản lý quá trình vận chuyển một cách hiệu quả. Dưới đây là các vai trò và ý nghĩa chính:

Quản lý thời gian và kế hoạch vận chuyển: ETD cung cấp thông tin về thời gian dự kiến khởi hành đảm bảo hàng hóa được giao hàng đúng thời hạn, có kế hoạch chuẩn bị hàng hóa, chứng từ, và các thủ tục hải quan kịp thời. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể sắp xếp lịch trình xuất hoặc nhập hàng phù hợp, tránh sự chậm trễ không mong muốn.

Giảm thiểu rủi ro chậm trễ trong sản xuất: Đối với các nhà sản xuất, việc nắm rõ ETD giúp đảm bảo hàng hóa nguyên liệu đến đúng hạn, đảm bảo quá trình sản xuất liên tục. Giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tối ưu hóa quy trình, tránh thiệt hại do không đủ nguyên liệu hay sản phẩm kịp thời.

Hỗ trợ điều phối tại cảng: ETD đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối hoạt động tại cảng, giúp cảng vụ và đơn vị vận tải tổ chức lưu thông hàng hóa một cách hiệu quả. Các cảng có thể sử dụng thông tin ETD để bố trí nguồn lực như thiết bị xếp dỡ, không gian lưu trữ container, và phân bổ nhân sự hợp lý, tránh ùn tắc các phương tiện tại cảng.

Giảm chi phí lưu kho và tồn đọng: Việc biết chính xác ETD giúp người gửi và người nhận điều chỉnh thời gian xuất nhập kho hàng hóa, tránh tình trạng lưu kho quá lâu gây ra chi phí tồn đọng không cần thiết, giảm thiểu các chi phí phát sinh.

>> Bài viết tham khảo: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

Trong lĩnh vực vận tải hàng hóa quốc tế, khách hàng luôn kỳ vọng rằng hàng hóa của họ sẽ được giao đúng địa điểm, đúng thời gian và đến đúng tay người nhận mà không gặp phải bất kỳ sự cố nào. Do đó, việc hiểu rõ lịch trình vận chuyển, ETD, ETA là điều vô cùng quan trọng. Để nắm vững nhanh các kiến thức, thuật ngữ chuyên ngành, quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các Khóa học xuất nhập khẩu thực tế ngắn hạn để hiểu rõ kiến thức thực tế trong ngành.

>> Xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu và logistics thực tế

Hy vọng qua bài viết trên Kiến thức xuất nhập khẩu đã cung cấp thông tin chi tiết giúp bạn nắm bắt được ETD là gì, các mốc thời gian quan trọng trong vận chuyển để theo dõi và quản lý lô hàng của mình một cách hiệu quả.
 

Bài viết trước Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu: Cấu Trúc, Mẫu Và Quy Định Cần Biết

Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu: Cấu Trúc, Mẫu Và Quy Định Cần Biết

Bài viết tiếp theo

Volume Weight (VW) Là Gì? Cách Tính VW Trong Vận Chuyển

Volume Weight (VW) Là Gì? Cách Tính VW Trong Vận Chuyển
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo