Chứng Nhận Kiểm Dịch Thực Vật (Phytosanitary Certificate) Là Gì? Khi Nào Cần?
Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) là một trong những chứng từ quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu các sản phẩm nông sản và thực vật. Vậy chứng nhận kiểm dịch thực vật là gì, khi nào cần có Phytosanitary Certificate, quy trình xin cấp chứng nhận ra sao? Hãy cùng Kiến thức xuất nhập khẩu tìm hiểu chi tiết để nắm rõ hơn về vai trò và yêu cầu của chứng nhận kiểm dịch thực vật quan trọng này.
1. Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) là gì?
Kiểm dịch thực vật hay Phytosanitary là công tác quản lý của Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. Đây cũng là bước thực hiện bởi Chi cục kiểm dịch thực vật vùng nhằm xác nhận lô hàng nhập khẩu/ xuất khẩu nông sản/ thực vật đủ điều kiện nhập khẩu/ xuất khẩu.
Chứng nhận nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) là loại chứng từ xuất nhập khẩu quan trọng cho các sản phẩm xuất khẩu, chứng minh rằng hàng hóa đủ điều kiện nhập khẩu vào thị trường của nước nhập hàng. Đây là loại giấy tờ để chứng minh rằng hàng hóa đã được kiểm tra, không mang theo các loài sinh vật gây hại, bảo vệ hệ sinh thái và an toàn nông nghiệp tại quốc gia nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch thực vật của quốc gia nhập khẩu, được cấp phép bởi cơ quan kiểm dịch.
Đối với một số nước nhập khẩu, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là chứng từ bắt buộc của hàng hóa cần thiết khi làm thủ tục thông quan hàng hóa, phải xuất trình đầy đủ với cơ quan hải quan. Nếu không có chứng từ này, hải quan có quyền tịch thu hàng hóa và tiêu hủy, phạt tiền hoặc trả lại hàng về nước xuất khẩu.
>> Xem thêm: Giấy Chứng Nhận Hun Trùng (Fumigation Certificate) Là Gì?
Ví dụ: Một trường hợp thường thấy hàng hóa cần phải xin cấp chứng nhận kiểm dịch thực vật là khi xuất khẩu trái cây như xoài, bười… từ Việt Nam sang các nước như Mỹ, Nhật Bản, hay Hàn Quốc. Công ty bên Việt Nam cần phải xin chứng nhận kiểm dịch thực vật để chứng minh rằng sản phẩm của mình không mang mầm bệnh, sâu hại hoặc các yếu tố gây nguy hiểm cho hệ sinh thái và nền nông nghiệp của nước nhập khẩu. Chứng nhận này sẽ do cơ quan kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, sau khi thực hiện các quy trình kiểm tra và kiểm dịch chặt chẽ.
Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
2. Các văn bản pháp luật quy định về Chứng nhận nhận kiểm dịch thực vật
Dưới đây là một số văn bản pháp luật quy định về Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) tại Việt Nam và quốc tế:
- Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13
Đây là luật cơ bản quy định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam, bao gồm các nguyên tắc, điều kiện, và trách nhiệm trong việc cấp chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và vận chuyển qua lãnh thổ Việt Nam.
- Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT (Ban hành ngày 30/10/2014)
Thông tư này quy định chi tiết về kiểm dịch thực vật và cấp chứng nhận kiểm dịch thực vật. Nó bao gồm các thủ tục, quy trình xin cấp chứng nhận kiểm dịch thực vật và trách nhiệm của các bên liên quan.
- Nghị định 116/2021/NĐ-CP: Nghị định này hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, bao gồm quy định về trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật và cấp chứng nhận kiểm dịch đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Thông tư 11/2021/TT – BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Thông tư 15/2021/TT – BNNPTNT: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT và Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT.
>>> Bài viết xem nhiều: khóa học báo cáo quyết toán hải quan
GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA - Certificate of Origin(C/O)
3. Các mặt hàng cần phải xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
Không phải tất cả hàng hóa có nguồn gốc thực vật đều cần phải thực hiện thủ tục kiểm dịch. Theo Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành, các vật thể nằm trong diện phải kiểm dịch thực vật bao gồm:
Các loại thực vật.
Sản phẩm có nguồn gốc từ cây trồng: hàng hóa có nguồn gốc liên quan đến thực vật như gỗ, nông sản chè, gạo, cà phê, tiêu,..
Hàng hóa có bao bì đóng gói từ gỗ hoặc pallet là gỗ.
Một số loại nấm (ngoại trừ nấm đã được chế biến như muối, đông lạnh, đóng hộp, hoặc nấm men).
Kén tằm, gốc rũ kén tằm, và cánh kiến.
Các loài côn trùng, nhện, vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm bệnh, tuyến trùng, cỏ dại, và các đối tượng sinh học khác sử dụng trong kiểm định, giảng dạy, nghiên cứu hoặc phòng trừ sinh học.
Các phương tiện vận chuyển và bảo quản liên quan đến vật thể cần kiểm dịch thực vật.
Những vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật, được xác định bởi Cục Bảo vệ Thực vật và báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn để quyết định.
Danh mục này nhằm đảm bảo an toàn sinh học và kiểm soát các mối đe dọa tiềm tàng đối với hệ sinh thái.
4. Quy trình xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
4.1 Kiểm dịch thực vật hàng xuất
Kiểm dịch thực vật hàng xuất làm theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, như vậy nhà nhập khẩu mới lấy được hàng.
+ Văn bản pháp luật
• Thông tư 33/2014/TT – BNNPTNT: Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu
• Thông tư 15/2021/TT – BNNPTNT: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT và Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT
+ Chứng từ, quy trình kiểm dịch thực vật hàng xuất khẩu
Bước 1: Chuẩn bị chứng từ
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu - theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này) ( Khoản 1, điều 9 Thông tư 33/2014/TT – BNNPTNT ) bao gồm:
1/Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này).
2/ Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu).
Bước 2: Đăng ký kiểm dịch
Nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch (Khoản 1 điều 10 Thông tư 33/2014/TT – BNNPTNT).
Bước 3: Tiếp nhận & kiểm dịch lô hàng
Cơ quan kiểm dịch kiểm tra hồ sơ kiểm dịch lô hàng tại địa điểm quy định theo 2 cách: sơ bộ hoặc chi tiết (Khoản 2,3 điều 10 Thông tư 33/2014/TT – BNNPTNT, Khoản 4, điều 2 Thông tư 15/2021/TT – BNNPTNT )
Bước 4: Cấp giấy Chứng nhận Kiểm dịch-Phyto
Trong vòng 24h kể từ khi kiểm dịch, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng thư (nếu đạt yêu cầu) (Khoản 4 điều 10 Thông tư 33/2014/TT – BNNPTNT)
Khi xuất khẩu sản phẩm doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định và yêu cầu kiểm dịch thực vật của quốc gia nhập khẩu để đảm bảo sản phẩm được kiểm tra và đáp ứng các yêu cầu về phytosanitary certificate.
>> Xem thêm: Khóa học khai báo hải quan
Tự Học Logistics: Liệu Có Hiệu Quả?
4.2 Kiểm dịch thực vật hàng nhập
Doanh nghiệp kiểm tra xem mặt hàng nhập về có trong danh mục phải kiểm dịch hay không (Điều 1, mục 9, Thông tư 11/2021/TT – BNNPTNT). Nếu hàng không nằm trong danh mục thì làm thủ tục nhập khẩu bình thường. Trường hợp hàng nằm trong danh mục thì chuẩn bị chứng từ, hàng hóa để kiểm dịch thực vật.
Bước 1: Chuẩn bị Chứng từ
(Khoản 1, điều 6 Thông tư 33/2014/TT – BNNPTNT và khoản 3 điều 2 Thông tư 15/2021/TT – BNNPTNT )
+ Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu (theo mẫu)
+ Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch Xuất khẩu
Bước 2: Đăng ký Kiểm dịch
Doanh nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch khu vực ( Khoản 1 điều 7 Thông tư 33/2014/TT – BNNPTNT)
Bước 3: Tiếp nhận & kiểm dịch lô hàng
Cơ quan kiểm dịch kiểm tra hồ sơ kiểm dịch lô hàng tại địa điểm quy định theo 2 cách: sơ bộ hoặc chi tiết (Khoản 2,3 điều 10 Thông tư 33/2014/TT – BNNPTNT, Khoản 4, điều 2 Thông tư 15/2021/TT – BNNPTNT)
Bước 4: Cấp giấy Chứng nhận kiểm dịch (Phyto)
Trong vòng 24h kể từ khi kiểm dịch, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng thư (nếu đạt yêu cầu) (Khoản 4 điều 10 Thông tư 33/2014/TT – BNNPTNT)
Lưu ý:
Đối với doanh nghiệp ở khu vực Kiểm dịch thực vật (KDTV) vùng II & vùng IV (cập nhật đến tháng 7/2024) khai báo trên phần mềm PQS, sau đó in đơn đăng ký và đi nộp trực tiếp tại chi cục kiểm dịch thực vật vùng.
Đối với doanh nghiệp ở khu vực Kiểm dịch thực vật các vùng khác, Nộp đơn đăng ký và bộ hồ sơ giấy cho cơ quan kiểm dịch (Khoản 1 điều 10 Thông tư 33/2014/TT – BNNPTNT)
PQS (Plant Quarantine Services) là phần mềm hỗ trợ khách hàng thực hiện khai báo từ xa các thủ tục Kiểm dịch thực vật xuất khẩu và nhập khẩu. Phần mềm này hiện đang kết nối giữa doanh nghiệp và Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II, vùng IV, chưa kết nối với các đơn vị khác.
Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) là một yêu cầu pháp lý, một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Việc hiểu rõ và tuân thủ quy trình xin cấp chứng nhận này không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng hàng hóa mà còn tăng cường uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Doanh nghiệp cần chủ động cập nhật thông tin, chuẩn bị hồ sơ đúng quy định và luôn tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật quốc tế.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các kiến thức về xuất nhập khẩu, quy trình thủ tục kiểm tra chuyên ngành khác, hãy tham gia các khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn để nắm bắt nhanh chóng các kiến thức về ngành.
Hy vọng kiến thức xuất nhập khẩu đã mang tới những thông tin hữu ích mang lại hiệu quả phục vụ cho công việc của bạn.