Xin giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu Tác giả Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu 19/07/2024 13 phút đọc

Với mặt hàng nguy hiểm để được vận chuyển bắt buộc phải xin giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trước sau đó mới tiến hành việc vận chuyển. Do đặc thù của mặt hàng này nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, an ninh quốc gia. Vì vậy, việc vận chuyển cần tuyệt đối đảm bào an toàn, phương tiện vận chuyển cũng cần đáp ứng được yêu cầu về an toàn.

Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy trình và bộ hồ sơ xin giấy phép.

>>>>> Xem thêm: Phí Handling charge là gì?

Quy trình cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Bước 1: Chủ hàng nguy hiểm hoặc chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm lập 02 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT và gửi đến Tổng cục Môi trường để xem xét cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (GPVCHNH).

Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm thông báo qua điện thoại, email hoặc bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ nếu hồ sơ không hợp lệ theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT.

Bước 3: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp GPVCHNH cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT. nên học kế toán thực hành ở đâu

Bước 4: Nếu thông tin trong hồ sơ đăng ký có dấu hiệu khai báo sai hoặc hàng nguy hiểm vận chuyển với khối lượng lớn hoặc có tính nguy hại cao, Tổng cục Môi trường sẽ trực tiếp kiểm tra hoặc chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương kiểm tra điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Thông tư này trước khi cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm. Thời hạn kiểm tra, cấp Giấy phép là 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Bước 5: Tổng cục Môi trường có thể lấy ý kiến tham khảo của Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh về việc đồng thuận hoặc không đồng thuận đối với việc cấp GPVCHNH.

>>>>> Bài viết xem nhiều: Học khai báo hải quan điện tử ở đâu tốt

Xin giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm:

1.Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

2.Bảng kê danh mục, khối lượng và lịch trình vận chuyển hàng nguy hiểm, danh sách phương tiệnvận chuyển, người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm ;

3.Bản sao chứng thực Giấy phép điều khiển phương tiện còn hiệu lực của người điều khiển phương tiện vận chuyển,giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển, do cơ quan có thẩm quyền cấp;

4.Bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau: học kế toán thực hành ở hà nội

- Giấy chứng nhận được huấn luyện về vận chuyển hàng nguy hiểm do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định,

- Bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành hóa chất;

- Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm còn hiệu lực do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

- Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy còn hiệu lực do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tphcm

- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (VCHNH) và các hồ sơ khác (nếu có), thể hiện rõ việc tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh hoặc vận chuyển hàng hóa;

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép VCHNH. học kế toán thuế ở đâu tốt

- Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép VCHNH;

- Kết quả thử nghiệm bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép VCHNH (nếu có);

- Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép VCHNH;

- Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép VCHNH. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

Số lượng: 2 bộ đóng dấu giáp lai

Nơi nộp hồ sơ: Tổng cục Môi trường

Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc

Nguồn tham khảo bài viết: https://nghiepvuxuatnhapkhau.com/

Nhìn chung, việc xin giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm khá phức tạp, ngoài việc xin giấy phép vận chuyển, bạn cũng cần làm các thủ tục khác kèm theo. Bạn có thể nhờ tư vấn thêm từ các đơn vị chuyên vận chuyển hàng nguy hiểm như các doanh nghiệp logistics, forwarder.

Chúc bạn thành công!

»»»»» Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt

5.0
122 Đánh giá
Bài viết trước Thủ tục nhập khẩu máy in vào thị trường Việt Nam

Thủ tục nhập khẩu máy in vào thị trường Việt Nam

Bài viết tiếp theo

Giấy Chứng Nhận Bảo Hiểm (Insurance Certificate): Ví Dụ Thực Tế

Giấy Chứng Nhận Bảo Hiểm (Insurance Certificate): Ví Dụ Thực Tế
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo