Điều khoản miễn trách trong hợp đồng ngoại thương
Trong thương mại quốc tế một trong hai bên có thể gặp phải các sự cố vượt ra ngoài khả năng khắc phục của họ, cần phải miễn trách nhiệm cho bên gặp phải. Ví dụ bên bán hàng nhận được lệnh cấm xuất khẩu của Chính Phủ vì một lí do nào đó (Chính phủ Việt Nam vào cuối năm 2008 cấm xuất khẩu gạo vì an ninh lương thực quốc gia)
Bất khả kháng (force majeuce) hay trường hợp miễn trách (Exemption) là các trường hợp xảy ra sau khi ký hợp đồng không lường trước được, không khắc phục được. Vì vậy khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương, bạn nên xem xét thật kĩ về điều khoản miễn trách trong hợp đồng ngoại thương.
>>>>>> Xem thêm: Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương trong xuất nhập khẩu
Điều khoản miễn trách trong hợp đồng ngoại thương
Một số lưu ý về điều khoản miễn trách, chúng tôi sẽ hướng dẫn ngay dưới đây.
1.Cách quy định một tường hợp được xem là bất khả kháng
Các bên liệt kê các sự kiện được coi là các trường hợp miễn trách trong hợp đồng mua bán ngoại thương: bão, động đất, cháy, nổ, đình công, bạo loạn,…
Tuy nhiên cách này cũng không thể quy định hết các sự kiện bất ngờ có thể xảy ra sau khi ký hợp đồng (ví dụ chiến tranh xảy ra người bán không thể giao được hàng vì cảng biển bị đánh phá hay phong tỏa bằng thủy lôi,…), nếu không miễn trách cho bên bán thì hợp đồng cũng không thể có cách nào thực hiện được. Hoặc các sự kiện được liệt kê trong hợp đồng nhưng lại chưa đến mức được miễn trách, ví dụ như bão cấp 4. Với cơn bão như thế này sẽ không ảnh hưởng gì đến mùa màng, không ảnh hưởng gì đến phương tiện vận tải,…nếu miễn trách cho người bán hay người mua thì đều là vô lý.
Một cách khác để quy định về các trường hợp miễn trách là các bên xác định các điều kiện để xem xét một trường hợp có phải là bất khả kháng hay không.
- Phải là trường hợp xảy ra sau khi ký hợp đồng học kế toán ở đâu tốt tại hà nội
- Không lường trước được
- Bất ngờ
- Không khắc phục được
Với cách quy định như thế này thì khối lượng các sự kiện để xem xét có thể rất lớn
Cách thứ ba là kết hợp cả 2 cách trên. Cách này hay được các bên áp dụng trong mua bán quốc tế. Trong ấn phẩm số 421 của Phòng Thương mại Quốc tế có đề cập đến các quy định trên và cũng hay được các bên dẫn chiếu trong hợp đồng.
»»»»» Review Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt
2.Trách nhiệm của các bên khi gặp phải các trường hợp miễn trách
Bên gặp phải sẽ báo tin cho phía đối tác biết bằng một phương tiện nhanh nhất, trong một thời gian ngắn nhất có thể được. Mặt khác, bên gặp phải cần xin giấy xác nhận của một cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan này thường là Phòng Thương mại và Công nghiệp ở nơi xảy ra sự kiện.
Cách giải quyết khi gặp trường hợp miễn trách học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu
Khi xảy ra các trường hợp miễn trách các bên có thể lựa chọn một trong các cách sau đây để giải quyết:
- Kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng một khoảng thời gian tương ứng với thời gian cần thiết để khắc phục trường hợp bất khả kháng. Thời hạn này dài ngắn bao nhiêu là tùy thuộc vào tính chất hàng hóa, tập quán mua bán;
- Miễn giảm một phần trách nhiệm thực hiện hợp đồng
- Hủy hợp đồng: Cách này chỉ áp dụng khi sự cố xảy ra có hậu quả rất nặng nề, không có khả năng khắc phục hoặc bất khả kháng xảy ra cần thời gian dài mới khắc phục được hoặc các hợp đồng có mục đích mang tính thời vụ.
Trên đây là các thông tin liên quan đến điều khoản miễn trách, hy vọng bài viết này của Kiến thức xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn!
Nguồn tham khảo bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Nếu bạn cần tư vấn những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ logistics xuất nhập khẩu, việc học xuất nhập khẩu ở đâu tốt,…Bạn có thể để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.