Cross docking là gì?

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 20/02/2020 12 phút đọc

Để giải bài toán chi phí cho hàng tồn kho và kho lưu trữ, hình thức Cross docking được thiết lập nhằm loại bỏ công việc lưu trữ và thu gom hàng trong quy trình vận chuyển. Khi sử dụng kỹ thuật này, hàng hóa sẽ được vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ mà không cần lưu trữ tại kho hàng.

>>>>> Xem thêm: Cách xác định vị trí của container trên tàu vận chuyển

1.Phân biệt Cross docking và kho hàng truyền thống

Hoạt động tại kho hàng có 4 chức năng chính gồm: Tiếp nhận, lưu trữ, thu gom đơn hàng, gửi hàng đi. Trong đó, hai khâu lưu trữ và thu gom đơn hàng mất nhiều chi phí nhất. Do vậy khi áp dụng hình thức Cross docking thì tiết kiệm được một khoản chi phí lớn từ việc lưu trữ và lô hàng chỉ mất một ngày hoặc ít hơn tại Cross dock trước khi chuyển đi cho khách hàng. hoc xuat nhap khau online

Cần cân nhắc là hình thức Cross docking sẽ không có sẵn hàng hóa trong kho lưu trữ, do vậy thay vì lấy hàng từ kho hàng ra giao bán, thì trong trường này phải vận chuyển hàng hóa từ nơi cung cấp đến kho hàng. Tuy nhiên, Cross docking chỉ dùng trong trường hợp có sự cam kết nghiêm ngặt về thời gian giao hàng nhằm bù đắp sự không chắc chắn nào liên quan đến việc kéo dài Lead time.

>>>>> Bài viết xem nhiều: Lộ Trình Học Khai Báo Hải Quan Cho Người Chưa Biết Gì

2.Các loại Cross docking

Tùy vào mục đích vận chuyển hàng hóa và kết quả mong muốn mà doanh nghiệp sẽ cân nhắc về việc triển khai loại hình Cross docking nào. Từng loại hình này sẽ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau trong từng trường hợp và phù hợp với thời hạn giải quyết đơn hàng từ khi đặt hàng đến điểm tiêu thụ.

Hiện nay, có 5 hình thức Cross docking bao gồm: học chứng chỉ kế toán trưởng

  • Cross Docking (CD) sản xuất:

Tiếp nhận hàng hóa đầu vào dùng cho sản xuất và chuyển đến nơi sản xuất tiếp theo.

  • CD phân phối

Tổng hợp nhiều mặt hàng khác nhau vào một lần chuyển hàng đến nơi tiêu thụ.

  • CD vận tải

Kết hợp nhiều thùng tải hàng nhỏ từ đầu vào thành một thùng hàng đầu ra duy nhất nhằm cái thiện hiệu quả kinh tế.

Phân loại và nhóm nhiều mặt hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau vào nhiều trailer đầu ra đi đến từng nơi tiêu thụ tương ứng.

  • CD thời cơ

Trong quy trình logistics, Hàng hóa được vận chuyển từ nơi sản xuất đến cơ sở điều phối, sau đó quá cảnh sang phương tiện vận tải khác để hoàn tất chuyến hàng, thường được dùng để giải quyết kịp thời những đơn đặt hàng của nơi tiêu thụ.

Cross docking là gì?

Xem thêm: Phương thức LC Letter of credit thanh toán theo thư tín dụng

3.Các sản phẩm phù hợp với Cross Docking

Các sản phẩm thường được áp dụng trong Cross Docking thường là:

  • Các mặt hàng dễ hư hỏng đòi hỏi việc vận chuyển ngay lập tức.
  • Mặt hàng chất lượng cao mà không cần phải kiểm tra chất lượng trong quá trình nhận hàng.
  • Sản phẩm đã được gắn thẻ (bar coded, RFID), dán nhãn và sẵn sàng để bán cho khách hàng.
  • Mặt hàng quảng cáo và các mặt hàng đang được tung ra thị trường.
  • Các loại sản phẩm bán lẻ chủ chủ lực với một nhu cầu ổn định và biến động thấp.
  • Các đơn đặt hàng của khách hàng được chọn và đóng gói trước từ một nhà máy sản xuất hoặc kho hàng.

4.Lợi ích của Cross docking

Hình thức này hường xét tới hai lợi ích chính như sau: báo cáo thuế là gì

  • Giảm thiểu chi phí liên quan đến hàng tồn kho:

Thông thường khi hàng hóa được gửi vào kho hàng, tồn kho lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, hoặc mất chi phí trong việc bảo quản lô hàng. Cross Docking giúp giảm thiểu mức chi phí này.

  • Giảm chi phí vận tải

Cross Docking là cách để gom các lô hàng này lại với nhau nhằm đạt một số lượng phương tiện nhất định nhằm làm giảm chi phí vận tải đầu vào và đơn giản hóa việc nhận hàng tại các cửa hàng bán lẻ.

Kiến thức xuất nhập khẩu hy vọng những thông tin về Cross docking sẽ hữu ích với bạn!

Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và muốn học và cần tư vấn về tìm địa chỉ học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Chúc bạn thành công!

Xem thêm các bài viết:

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK 2
Bài viết trước Hướng dẫn khai báo thông tin trên Manifest

Hướng dẫn khai báo thông tin trên Manifest

Bài viết tiếp theo

Ủy Thác Xuất Khẩu Là Gì? Quy Định Về Ủy Thác Xuất Khẩu

Ủy Thác Xuất Khẩu Là Gì? Quy Định Về Ủy Thác Xuất Khẩu
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo