Cảnh báo lừa đảo cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Tây Phi

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 19/07/2024 9 phút đọc

Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện thương mại hàng hóa tại Nigeria đang có rất nhiều bức xúc về các doanh nghiệp đối tác tại đây có hành vi lừa đảo. Theo đó, Thương vụ Việt Nam nhận được các đơn khiếu nại về việc các doanh nghiệp tại Nigeria, Cameroon và Togo có hành vi lừa đảo, trá hình khi giao dịch mua bán quốc tế.

Bài viết này Kiến thức xuất nhập khẩu muốn chia sẻ cho các những trường hợp đã và đang xảy ra và Cảnh báo lừa đảo cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Tây Phi.

Theo đó, doanh nghiệp nên cân nhắc đối với 4 trường hợp có thể xảy ra khi xuất nhập khẩu tại Tây Phi như sau:

1.Tình trạng lừa đảo trong đấu thầu:

Về tình trạng này, các đối tượng thực hiện việc lừa đảo sẻ sử dụng tên của một đơn vị tổ chức tại Châu Phi, từ đó, chúng tiến hành thành lập các website giả mạo, sau đó chúng mở ra một gói thầu có giá trỊ cao, và lấy danh nghĩa đó để có nhu cầu nhập khẩu các hàng hóa từ các doanh nghiệp Việt Nam. Nhân danh đó, chúng gửi các yêu cầu đến các doanh nghiệp Việt Nam để gửi yêu cầu tham gia dự thầu.

>>>>>>> Xem thêm: Những khó khăn thường gặp khi order hàng Mỹ

Đối với doanh nghiệp chúng đánh giá trúng thầu, doanh nghiệp sẽ nhận được yêu cầu trả phí đấu thầu lên tới 1.500-3.000 USD. Sau khi nhận được tiền, tổ chức lừa đảo đó sẽ thay tên đổi họ để tiếp tục thực hiện các phi vụ tiếp theo.

Cảnh báo lừa đảo cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Tây Phi

2. Tình trạng lừa đảo trong quá trình nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam

Đối tượng lừa đảo sẽ tung các gói mua hàng có trị giá cao lên tới 1-2 triệu USD, để thu hút doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang đó. Dấu hiệu nhận biết các đối tượng này, thường là khi có doanh nghiệp tại Việt Nam chấp nhận giao dịch, chúng sẽ nhanh chóng đồng ý giá hàng hóa mà không có bất cứ sự kỳ kèo nào. Tiếp đó, chúng sẽ căn cứ vào điều đó để đề nghị doanh nghiệp Việt Nam thanh toán các loại phí như mô giới, phí làm thủ tục, xin giấy phép, bên thứ ba khác,... có giá trị là 1 – 2%/trị giá lô hàng trở lên. khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn

3.Thực hiện nhiều hợp đồng, tạo sự uy tín ban đầu và tiến hành lừa đảo

Có một số trường hợp, các đối tượng sẽ tạo nhiều điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tin tưởng giai đoạn đầu, sau đó thực hiện các hành vi lừa đảo. Theo đó, đối tượng sẽ ký nhiều hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam. Trong một vài đơn hàng đầu, chúng sẽ giao hàng đúng hạn, chất lượng lô hàng tốt nhằm tạo sự uy tín. Thường là bắt đầu từ đợt giao hàng thứ ba, chúng sẽ áp dụng việc kêu doanh nghiệp các khoản phí trả trước như thanh toán tiền đặt cọc có giá cao tới 30-50% giá trị của hợp đồng, nhằm chiếm đoạt số tiền này mà không giao hàng. học kế toán thực tế tại hà nội

4.Tình trạng lừa đảo đối với xuất khẩu mặt hàng (gỗ, sắt phế liệu…)

Các đối tượng sẽ tận dụng tâm lý giá rẻ, lợi nhuận cao, của các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam, họ sẽ đẩy giá xuất khẩu hơn giá thị trường để thu hút doanh nghiệp Việt Nam. Sau đó, chúng yêu cầu sẽ thanh toán phí đặt trước hàng hóa khoảng 20-30% và không giao hàng.

Sau khi nhận được đơn, thương vụ Việt Nam lưu ý doanh nghiệp nên cân nhắc thật kỹ càng trước khi thanh toán bất cứ khoản phí nào.

Hiện nay, tình trạng lừa đảo xuyên biên giới đang diễn ra khá thường xuyên, do vậy, các nhà xuất nhập khẩu nên có những biện pháp phù hợp để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Nguồn bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về các thuật ngữ trong xuất nhập khẩu. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và cần tư vấn về khóa học xuất nhập khẩu thực tế hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây về địa chỉ học xuất nhập khẩu ở Hà Nội, TPHCM: Học xuất nhập khẩu ở hà nội và tphcm

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK dminkienthuc
Bài viết trước Những khó khăn thường gặp khi order hàng Mỹ

Những khó khăn thường gặp khi order hàng Mỹ

Bài viết tiếp theo

D/P (Documents Against Payment) Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết

D/P (Documents Against Payment) Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo