Cách khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch

Kiến Thức XNK Tác giả Kiến Thức XNK 19/07/2024 9 phút đọc

Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay thường khai hải quan với loại hình thuộc diện kinh doanh? Vậy nếu rơi vào trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch thì khai hải quan như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này.

>>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh vào Việt Nam

Cách khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch

1.Người khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch khai và nộp hồ sơ hải quan. Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra chi tiết hồ sơ.

2.Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra quy định tại Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP, do Lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định. Riêng hàng hóa hưởng theo chế độ ưu đãi miễn trừ (hàng ngoại giao/đại sứ quán) thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định 154/2005/NĐ-CP. khóa học nghiệp vụ logistics

3.Thuế, lệ phí và các khoản phải nộp khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

4.Thông quan hàng hóa phi mậu dịch hch toán chi phí vận chuyển

a)Việc ký, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan do công chức hải quan tại khâu cuối cùng thực hiện.

b) Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện thì việc ký, đóng dấu xác nhận “đã làm thủ tục hải quan” do Lãnh đạo Chi cục thực hiện.

Thủ tục hải quan được hoàn thành, hàng hóa được thông quan sau khi các công việc trên được thực hiện.

cách khai hải quan hàng phi mậu dịch

Những điều cần biết về hàng hóa phi mậu dịch

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (hàng phi mậu dịch) gồm:

  1. Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
  2. Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này. khóa học xuất nhập khẩu hà nội
  3. Hàng hóa viện trợ nhân đạo.
  4. Hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế.
  5. Hàng mẫu không thanh toán.
  6. Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh có thời hạn.
  7. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân.
  8. Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế.

Người khai hải quan là một trong các đối tượng:

  1. Chủ hàng.
  2. Người được chủ hàng uỷ quyền bằng văn bản.

Địa điểm làm thủ tục đối với hàng hóa phi mậu dịch: Các chi cục hải quan cửa khẩu.

Trên đây là chia sẻ về cách khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch. Mong rằng bài viết này của Kiến thức xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn hiểu hơn về các nghiệp vụ hải quan trong xuất nhập khẩu. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và cần tư vấn về tìm địa chỉ học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Kiến Thức XNK
Tác giả Kiến Thức XNK dminkienthuc
Bài viết trước Thủ tục nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh vào Việt Nam

Thủ tục nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh vào Việt Nam

Bài viết tiếp theo

Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?

Nhân Viên Mua Hàng Làm Gì? Cần Biết Gì? Kỹ Năng Cần Thiết?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo