Một số trường hợp lừa đảo khi giao dịch với đối tác nước ngoài
Lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết của nhiều người, nhiều đối tượng giả mạo làm đối tác nước ngoài giao dịch với doanh nghiệp, cá nhân nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
>>>> Xem thêm: Danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn
Các hành vi lừa đảo không giới hạn về quy mô hoạt động hay đối tượng và bằng nhiều phương thức khác nhau, đánh vào tâm lý người dùng hoặc giả mạo các đối tác để thực hiện.
Một số trường hợp lừa đảo khi giao dịch với đối tác nước ngoài
Một số trường hợp thường xuyên xảy ra khi giao dịch với đối tác nước ngoài được tổng hợp dưới đây:
TH1: Trốn tránh trách nhiệm thanh toán của doanh nghiệp nhập khẩu nhựa
Đơn vị có hành vi lừa đảo: Công ty FISHERLAB SARL có đại điện là Giám đốc Mr Khalid.
Địa chỉ: 13 AHMED EL MAJJATI RES ALPES ETG01 N ° 08 MAARIF CASABLANCA 2010
Điện thoại: 00 212 (0) 6 22 10 93 52/00 21 26 01 76 76 27; Di động: 212 661 607818; Email: contact@fisherlab.ma/ fisherlabsarl@gmail.com. học về xuất nhập khẩu online
Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc,Công ty FISHERLAB SARL có biểu hiện không trung thực trong giao dịch nhập khẩu, đưa ra nhiều yêu sách đối với bên xuất khẩu và tìm mọi cách trốn tránh trách nhiệm thanh toán theo hợp đồng đã ký kết. Doanh nghiệp này cũng có biểu hiện cấu kết với ngân hàng chi nhánh để lảng tránh nghĩa vụ thanh toán. kỹ năng quản lý nhân sự
Hiện nay, đã có 1 công ty của Việt Nam gặp trục trặc do bán hàng nhựa nguyên liệu cho công ty này.
Thủ đoạn của công ty này là nhập 1-2 lần đầu số lượng ít, thanh toán đầy đủ để tạo niềm tin. Sau đó, doanh nghiệp đề nghị ký hợp đồng lớn và trở mặt với lý do chất lượng hàng không đảm bảo, đòi trả lại tiền, không hợp tác để xử lý lô hàng nhằm chờ thanh lý.
Các bạn lưu ý không giao dịch không đơn vị đối tác trên.
»»»» Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt?
TH2: Giao dịch với đối tác châu Phi không an toàn
Do năng lực tài chính có hạn nên nhà nhập khẩu châu Phi thường đề nghị mua hàng trả chậm, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở thư tín dụng L/C do chi phí cao. khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng
Trả chậm là phương thức thanh toán không an toàn gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, Thương vụ Việt Nam tại Algeria còn chỉ ra một số vấn đề khác trong khâu thanh toán.
Cụ thể là lừa đảo để lấy bộ chứng từ không qua ngân hàng: Đã xảy ra trường hợp khách hàng thông báo mở tài khoản tại một ngân hàng uy tín nhưng tài khoản không hoạt động (không có tiền), hoặc cho địa chỉ của người nhận bộ chứng từ không phải cán bộ/nhân viên ngân hàng của người mua.
Sau khi nhận được bộ chứng từ, khách làm thủ tục lấy hàng từ cảng mà không thanh toán qua ngân hàng. Trong trường hợp này, ngân hàng người mua không chịu trách nhiệm do thực tế không nhận được bộ chứng từ. học kế toán thực hành ở đâu
Ngoài ra, ngân hàng của khách hàng chậm thanh toán, đôi khi không trả lời: Có trường hợp, khách hàng gửi hóa đơn có dấu của ngân hàng người mua xác nhận khách đã thanh toán tiền hàng song ngân hàng người bán không nhận được tiền.
Mặc dù ngân hàng của người bán đã gửi điện nhiều lần đề nghị chuyển tiền song không nhận được trả lời từ phía ngân hàng của người mua. Khi Thương vụ liên hệ và mang chứng từ có xác nhận của ngân hàng do người mua cung cấp, ngân hàng người mua mới làm thủ tục chuyển tiền cho ngân hàng người bán.
Thậm chí, trên thực tế còn có sự tiếp tay của nhân viên ngân hàng với khách hàng để không thanh toán.
Thương vụ Việt Nam tại Algeria lưu các doanh nghiệp cần thận trọng khi tìm kiếm bạn hàng qua mạng internet hoặc giao dịch với đối tác chủ động tìm đến doanh nghiệp Việt Nam qua website.
Đề nghị đối tác cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thẻ xuất nhập khẩu, bản sao hộ chiếu, thẻ căn cước của người đại diện để các cơ quan chức năng như Thương vụ Việt Nam tại châu Phi… có thể hỗ trợ tư vấn, xác minh trước khi tiến hành giao dịch. lớp học xuất nhập khẩu tại hà nội
Đề nghị các ngân hàng thương mại Việt Nam tìm, tư vấn và giới thiệu những ngân hàng uy tín tại châu Phi để yêu cầu đối tác mở tài khoản ở đó.
Nếu nhập khẩu hàng từ châu Phi về Việt Nam, cần tiến hành kiểm định hàng hóa thông qua tổ chức giám định quốc tế có uy tín tại nước sở tại (như Bitec International SA, Văn phòng Veritas) trước khi đưa hàng lên tàu. Doanh nghiệp Việt Nam nên cố gắng đàm phán với nhà cung cấp để không phải đặt cọc tiền hoặc đặt cọc mức tối thiểu… incoterm 2010 pdf
TH3: Giả mạo người Việt Nam tại nước ngoài mua hàng online
»»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất
Theo cơ quan Công an, thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng lừa đảo đó là, các đối tượng đóng giả là người Việt Nam tại nước ngoài mua hàng online với số lượng lớn, giá trị cao từ những người kinh doanh trong nước. Đồng thời, gợi ý chuyển tiền trả trước cho người bán hàng online, thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union. bài tập nguyên lý kế toán có đáp án
Để tạo dựng niềm tin, các đối tượng giả lập một hóa đơn, chứng từ tiếp nhận tiền của dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union; chụp ảnh hóa đơn, chứng từ này rồi gửi tin nhắn hình ảnh cho bị hại, khiến bị hại tưởng rằng phía bên mua hàng đã thực hiện lệnh chuyển tiền.
Thông qua điện thoại di động hoặc các nền tảng mạng xã hội như (zalo, facebook), các đối tượng gửi một tin nhắn đường link giả mạo website của dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union. Sau đó, dẫn dắt các bị hại thực hiện các bước đăng nhập vào đường link này, nhằm rút tiền mà các bị hại tin rằng các đối tượng đã trả thanh toán mua hàng. diễn đàn kế toán doanh nghiệp
Khi bị hại nhấp vào đường link trong tin nhắn, sẽ được chuyển đến một trang web giả mạo có hiển thị giống như website chính thức của Western Union. Các bị hại khai báo các thông tin cá nhân, mã số thẻ ngân hàng... trên website giả mạo để làm thủ tục rút tiền.
Sau khi có được thông tin tài khoản, các đối tượng sẽ thực hiện giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của bị hại vào tài khoản của các đối tượng. Tuy nhiên, để hoàn tất việc rút tiền từ tài khoản của bị hại, các đối tượng sẽ phải có mã OTP để thực hiện hành vi đánh cắp tiền, do vậy chúng sẽ giả mạo tin nhắn của Western Union với nội dung: “Quý khách đang thực hiện giao dịch nạp tiền điện tử trên hệ thống Ibanking với số tiền nhận là xxx triệu đồng. Mã OTP sẽ được xác nhận để hoàn tất giao dịch”. maã hs là gì
Đồng thời, trên trang web giả mạo cũng hiện lên dòng chữ “Thủ tục nhận tiền: Quý khách vui lòng xác thực mã OTP cá nhân để nhận tiền”. Cùng lúc đó, do các đối tượng đang thực hiện thao tác rút tiền trong tài khoản của bị hại nên Ngân hàng trong nước sẽ gửi mã OTP vào điện thoại của bị hại. Khi bị hại điền mã OTP này để hoàn tất thủ tục nhận tiền trên website giả mạo, đồng nghĩa với việc, giao dịch chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản của các đối tượng phạm tội đã trót lọt.
Từ các vụ việc bị phát hiện, Bộ Công an cảnh báo, người bán hàng online, đặc biệt là các cá nhân kinh doanh chưa từng giao dịch qua hệ thống chuyển tiền quốc tế cần cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo này của các đối tượng. incoterm 2010 pdf
Bên cạnh đó, người dân cần thận trọng, xác minh kỹ thông tin khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Chỉ thực hiện giao dịch trên các website chính thức, công khai của các tổ chức tài chính, ngân hàng. Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác. Hạn chế việc công khai ngày sinh, số căn cước công dân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng trên không gian mạng. Đối với các tài khoản công khai, dùng để giao dịch online cần hạn chế số tiền dư quá lớn, tránh để các đối tượng lợi dụng chiếm đoạt tài sản.
>>>> Bài viết xem nhiều: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt
TH4: Giả danh nhân viên bưu điện, hải quan lừa đảo
Trường hợp xảy ra là một nhóm đối tượng sử dụng mạng xã hội giả danh nhân viên bưu điện, hải quan thông báo nhận quà sau đó yêu cầu nộp các loại tiền phí nhận quà. Vì nhẹ dạ cả tin nên nạn nhân là bà Dung đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt với tổng số tiền là 695 triệu đồng.
Theo đó, khoảng tháng 4-2019, Thái Ngọc Lựu quen biết với Enenwali Chijioke Collins, sinh năm 1986, quốc tịch Nigieria. Sau một thời gian quen biết, Lựu kết hôn với Collins. Sau đó Lựu bàn bạc với Collins và để Collins mua thẻ ATM, CMND và đưa cho Lựu sử dụng. Đồng thời Collins và mấy người bạn cùng quốc tịch Nigieria đang sinh sống tại Campuchia, Malaisia sử dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo thông qua thông báo nhận quà, yêu cầu chuyển các loại tiền phí nhận quà.
Với phương thức và thủ đoạn như trên, từ tháng 5-2019 đến nay, Lựu và các đồng phạm đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị hại trên phạm vi nhiều tỉnh, thành trong cả nước với tổng số tiền khoảng 30 tỷ đồng. mẫu giấy ủy quyền
Bằng cách lợi dụng mạng xã hội như facebook , các đối tượng người nước ngoài tìm cách quen biết với một số phụ nữ Việt Nam, rồi bằng nhiều cách thức khác nhau đánh vào lòng tin và lòng tham để lừa đảo, hứa hẹn cho những món quà có giá trị và một khoản tiền lớn, rồi chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.
Tinh vi hơn, các đối tượng người nước ngoài còn làm giả các giấy tờ hóa đơn chuyển hàng, mua hàng, chụp hình ảnh rồi gửi cho các bị hại xem để tạo lòng tin.
Cơ quan Hải quan cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền phí chuyển phát nhanh hàng từ nước ngoài về Việt Nam và đề nghị người dân cảnh giác khi nhận được cuộc gọi, tin nhắn lạ với thủ đoạn lừa đảo nêu trên.
Trên đây là một số trường hợp lừa đảo thường được các đối tượng thực hiện nhằm chiếm đoạt tài sản, và ngày càng có nhiều hành động tinh vi hơn. Bạn phải thật cẩn thận, kiểm tra và xác thực thông tin trước khi thực hiện bất cứ giao dịch mua bán hàng hóa hay giao dịch chuyển tiền cho đối tác nước ngoài.
Nguồn: Tổng hợp
Kiến thức xuất nhập khẩu hy vọng những thông tin về cảnh báo lừa đảo khi giao dịch với các đối tác nước ngoài trên đây sẽ hữu ích với bạn!
>>>>> Bài viết liên quan: Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tại các trung tâm xuất nhập khẩu
Chúc bạn thành công!